Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi G, K lần lượt là trọng tâm của các tam giác SAD, SCD.
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Chứng minh rằng GK // (ABCD).
2. Phương pháp giải
Sử dụng định lí Thales.
3. Lời giải chi tiết
Gọi $\mathrm{H}$, I lần lượt là trung điểm của $A D$ và $C D$.
Vi $\mathrm{G}, \mathrm{K}$ lần lượt là trọng tâm của các tam giác $\mathrm{SAD}, \mathrm{SCD}$ nên theo tính chất trọng tâm trong tam giác ta có $\mathrm{S}, \mathrm{G}, \mathrm{H}$ thẳng hàng, $\mathrm{S}, \mathrm{K}, \mathrm{I}$ thẳng hàng và $\frac{S G}{S H}=\frac{1}{3} ; \frac{S K}{S I}=\frac{1}{3}$.
Xét tam giác SHI có $\frac{S G}{S H}=\frac{S K}{S I}\left(=\frac{1}{3}\right)$, suy ra GK // HI (định lí Thalés).
Vi $\mathrm{H}$ thuộc $\mathrm{AD}$ nên $\mathrm{H}$ thuộc mặt phẳng $(\mathrm{ABCD})$, vì I thuộc $\mathrm{CD}$ nên I thuộc mặt phẳng $(\mathrm{ABCD})$. Do đó, mặt phẳng $(\mathrm{ABCD})$ chứa đường thẳng $\mathrm{HI}$.
Đường thẳng $\mathrm{GK}$ song song với đường thẳng $\mathrm{HI}$ và đường thẳng $\mathrm{HI}$ nằm trong mặt phẳng $(\mathrm{ABCD})$ nên $\mathrm{GK} / /(\mathrm{ABCD})$.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Mặt phẳng chứa đường thẳng GK và song song với mặt phẳng (ABCD) cắt các cạnh SA, SB, SC, SD lần lượt tại M, N, E, F. Chứng minh rằng tứ giác MNEF là hình bình hành.
2. Phương pháp giải
Chứng minh tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
3. Lời giải chi tiết
Trong mặt phẳng (SAD), từ G kẻ đường thẳng song song với AD, cắt SA, SD lần lượt tại M và F, suy ra MF // AD nên MF // (ABCD).
Trong mặt phẳng (SCD), nối F với K, đường thẳng FK cắt SC tại E.
Trong mặt phẳng (SBC), từ E kẻ đường thẳng song song với BC, cắt SB tại N.
Xét tam giác SHD có GF // HD (do MF // AD), theo định lí Thalés suy ra $\frac{S F}{S D}=\frac{S G}{S H}=\frac{1}{3}$.
Xét tam giác SDI có $\frac{S F}{S D}=\frac{S K}{S I}\left(=\frac{1}{3}\right)$, do đó FK // DI hay EF // DC, suy ra EF // (ABCD).
Vi $\mathrm{MF} / / \mathrm{CD}, \mathrm{NE} / / \mathrm{BC}, \mathrm{AD} / / \mathrm{BC}$ nên $\mathrm{MF} / / \mathrm{NE}$, suy ra bốn điểm $\mathrm{M}, \mathrm{N}, \mathrm{E}, \mathrm{F}$ đồng phẳng.
Mặt phẳng (MNEF) chứa hai đường thẳng cắt nhau $\mathrm{MF}$ và $\mathrm{EF}$ cùng song song với mặt phẳng $(\mathrm{ABCD})$. Do đó, hai mặt phẳng ( $\mathrm{MNEF}$ ) và $(A B C D)$ song song với nhau.
Vi G thuộc MF nên G thuộc mặt phẳng (MNEF), vì K thuộc $E F$ nên $K$ thuộc mặt phẳng (MNEF).
Vậy mặt phẳng chứa đường thẳng $\mathrm{GK}$ và song song với mặt phẳng $(\mathrm{ABCD})$ cắt các cạnh $\mathrm{SA}, \mathrm{SB}, \mathrm{SC}$, $\mathrm{SD}$ lần lượt tại $\mathrm{M}, \mathrm{N}, \mathrm{E}, \mathrm{F}$ là mặt phẳng (MNEF).
Xét tam giác $S A D$ có $M F / / A D$ nên $\frac{M F}{A D}=\frac{S F}{S D}=\frac{1}{3}$.
Xét tam giác $\mathrm{SCD}$ có $\mathrm{EF} / / \mathrm{CD}$ nên $\frac{S E}{S C}=\frac{S F}{S D}=\frac{1}{3}$.
Xét tam giác SBC có $\mathrm{NE} / / \mathrm{BC}$ nên $\frac{N E}{B C}=\frac{S E}{S C}=\frac{1}{3}$.
Do đó, $\frac{M F}{A D}=\frac{N E}{B C}\left(=\frac{1}{3}\right)$, mà $\mathrm{AD}=\mathrm{BC}$ (do $\mathrm{ABCD}$ là hình bình hành) nên $\mathrm{MF}=\mathrm{NE}$.
Xét tứ giác MNEF có MF = NE và MF // NE nên tứ giác MNEF là hình bình hành.
Chuyên đề 3. Một số yếu tố kĩ thuật
Chương 2: Nitrogen và sulfur
CLIL
Unit 3: Social issues
Unit 1: Food for Life
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11