1. Nội dung câu hỏi
Sưu tầm thông tin và viết báo cáo ngắn về tài nguyên rừng lá kim của Liên Bang Nga.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức tìm hiểu sách, báo, internet.
3. Lời giải chi tiết
Rừng lá kim hay còn gọi là rừng Taiga được biết đến là một trong những loại hình đặc trưng của nước Nga. Nơi đây không chỉ có núi non hiểm trở, mà còn ẩn chứa vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú.
Phổ biến tại khu vực rừng Taiga ở phía Bắc nước Nga là rừng kín, với nhiều loại cây gỗ mọc chen chúc, rêu che phủ và rừng địa y, gồm các cây gỗ mọc thưa hơn, địa y che phủ mặt đất.
Vào mùa đông ở Nga, do khí hậu lạnh, lá rụng và rêu tồn tại trên mặt đất trong thời gian dài, cản trở sự hình thành, phát triển cũng như hạn chế chất hữu cơ cho đất, vì vậy, các loại đất trong khu vực Taiga chủ yếu là đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, không có phẫu diện giàu hữu cơ và dày như các rừng sớm rụng ôn đới.
Các cánh rừng lá kim phần lớn là thông rụng lá, vân sam, linh sam, có khả năng tự thích ứng để tồn tại trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt. Rễ của các loài cây gỗ ăn nông do lớp đất mỏng, đặc biệt, nhiều loài có thể tự biến đổi hóa - sinh học theo mùa để thích nghi với thời tiết giá rét. Do mặt trời chỉ nhô lên khá thấp ở đường chân trời nên các loài thực vật gặp khó khăn trong việc sản sinh năng lượng từ quang hợp. Thông, vân sam là những loài không mất lá theo mùa, có khả năng quang hợp bằng các lá già vào cuối mùa đông và mùa xuân. Việc thích nghi của các loài lá kim thường xanh đã hạn chế sự mất nước do quá trình thoát hơi nước của cây và màu lục sẫm của lá, giúp gia tăng khả năng hấp thụ ánh nắng mặt trời.
Rừng lá kim là nơi sinh sống của nhiều loài động vật ăn cỏ lớn và các loài gặm nhấm nhỏ. Các loài động vật ăn thịt lớn như gấu thường kiếm ăn vào mùa hè để tích lũy năng lượng và sau đó ngủ đông. Các động vật khác lại tạo ra lớp lông đủ dày khi mùa đông đến để tránh rét, đặc biệt, khu rừng có rất nhiều loài hoang dã quý, hiếm như tuần lộc, gấu nâu Bắc Mỹ, chồn Gulô, hổ Siberia… Bên cạnh đó, có nhiều loài chim như: hoét Siberi, sẻ họng trắng, chích xanh họng đen, đại bàng vàng, ó buteo chân thô, quạ và một số loài chim ăn hạt như gà gô, mỏ chéo.
Unit 3: Cities
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 11 - Tập 1
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo tập 2
Unit 6: Transitions
CHƯƠNG 1. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
SGK Địa lí Lớp 11
SGK Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Địa lí 11
SGK Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 11
SBT Địa lí Lớp 11
Tập bản đồ Địa lí Lớp 11