Có thể chọn nhiều đáp án
Câu 1
Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu, ta cộng tử với tử và giữ nguyên mẫu
B. Muốn cộng hai phân số, ta cộng tử với tử và mẫu với mẫu
C. Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau
D. Muốn chia một phân số cho một phân số khác 0, ta nhân số bị chia với phân số nghịch đảo của số chia
Phương pháp giải:
Quy tắc cộng, nhân, chia phân số
Lời giải chi tiết:
Phát biểu A,C,D đúng
Phát biểu B sai vì muốn cộng hai phân số, ta đưa chúng về dạng 2 phân số có cùng mẫu số rồi cộng tử với tử và giữ nguyên mẫu
Chọn B
Câu 2
Khẳng định nào sau đây là sai?
A. \(3\frac{6}{5}\) là một hỗn số dương
B. \(6\frac{4}{5} = \frac{{34}}{5}\)
C. Phân số \(\frac{5}{7}\) bằng phân số \(\frac{{ - 5}}{{ - 7}}\)
D. Phân số \(\frac{{10}}{4}\) biểu thị thương của phép chia 10 cho 4
Phương pháp giải:
Cấu tạo của hỗn số, cách đổi hỗn số sang phân số
Lời giải chi tiết:
Phát biểu A sai vì phần phân số là \(\frac{6}{5} > 1\)
Các phát biểu B,C,D đúng
Chọn A
Câu 3
Khẳng định nào sau đây là sai?
A. \(\frac{{2,5}}{3}\) là một phân số
B. Mọi số nguyên đều viết được dưới dạng phân số
C. Mỗi phân số khác 0 luôn có phân số nghịch đảo
D. Phân số \(\frac{a}{b}\) bằng phân số \(\frac{c}{d}\) nếu a.d = b.c
Phương pháp giải:
Phân số có dạng \(\frac{a}{b}\)(a, b là các số nguyên, b khác 0)
Tính chất của phân số
Lời giải chi tiết:
Phát biểu A sai vì 2,5 không là số nguyên
Các phát biểu B,C,D đúng
Chú ý: Mọi số nguyên đều viết được dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
Chọn A
Câu 4
Các khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Phân số tối giản là phân số mà tử số và mẫu số chỉ có ước chung là 1 và -1
B. Phân số tối giản là phân số mà tử số và mẫu số chỉ có ước chung là 1
C. Phân số tối giản là phân số mà tử số và mẫu số chỉ có ước chung là -1
D. Mọi phân số đều rút gọn được về phân số tối giản
Phương pháp giải:
Định nghĩa, tính chất về phân số tối giản
Lời giải chi tiết:
Phát biểu A, D đúng
Chọn A,D
Câu 5
Các khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Phân số \(\frac{a}{b}\) bằng phân số \(\frac{{a.m}}{{b.m}}\) với m là số nguyên khác 0
B. Phân số \(\frac{a}{b}\) bằng phân số \(\frac{{a:m}}{{b:m}}\) với m là một ước chung của a, b
C. Phân số \(\frac{5}{7}\) bằng phân số \(\frac{{ - 25}}{{ - 34}}\)
D. Mọi phân số có mẫu âm đều viết được dưới dạng phân số bằng nó có mẫu dương
Phương pháp giải:
Tính chất cơ bản của 2 phân số bằng nhau
Lời giải chi tiết:
Các khẳng định A,B,D là đúng
Khẳng định C sai vì phân số \(\frac{5}{7}\) bằng phân số \(\frac{{ - 25}}{{ - 35}}\)
Chọn A,B,D
GIẢI TOÁN 6 SỐ VÀ ĐẠI SỐ TẬP 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
BÀI 2
Chủ đề 7. Số thập phân
Đề thi giữa kì 2
Bài 2: Miền cổ tích
Ôn tập hè Toán Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 6
SBT Toán - Cánh diều Lớp 6
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 6
SGK Toán - Cánh diều Lớp 6
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Vở thực hành Toán Lớp 6