Tìm câu trả lời đúng trong các đáp án đã cho
Câu 1
1. Tập hợp các chữ cái trong cụm từ LÀO CAI là:
(A) {LÀO; CAI};
(B) {L; À; O; C; A; I}
(C) {L; A; O; C; A; I}
(D) {L; A; O; C; I}
Phương pháp giải:
+Liệt kê các chữ cái có trong từ
+Mỗi chữ cái chỉ được liệt kê 1 lần
+Đặt các phần tử trong dấu{}, các phần tử ngăn cách nhau bởi dấu ;
Lời giải chi tiết:
Các chữ cái trong từ “LÀO CAI” gồm L, A, O, C, A, I.
Trong các chữ cái trên, chữ A được xuất hiện 2 lần nhưng ta chỉ viết mỗi chữ một lần, ta có tập hợp các chữ cái {L; A; O; C; I}
Đáp án: D
Câu 2
Trong các chữ số của số 19 254;
(A) Giá trị của chữ số 2 bằng nửa giá trị của chữ số 4;
(B) Giá trị của chữ số 2 bằng 5 lần giá trị của chữ số 4;
(C) Giá trị của chữ số 2 bằng 50 lần giá trị của chữ số 4;
(D) Giá trị của chữ số 2 bằng 500 lần giá trị của chữ số 4;
Phương pháp giải:
Số có dạng \(\overline {abcde} (a \ne 0,a,b,c,d,e \in N)\)\((0 \le a,b,c,d,e \le 9)\)thì :
+Giá trị của chữ số a là a.10 000
+Giá trị của chữ số b là b.1 000
+Giá trị của chữ số c là c.100
+Giá trị của chữ số a là d.10
+Giá trị của chữ số a là a.1
Lời giải chi tiết:
Xét số 19 254 có:
+Chữ số 2 đứng ở hàng trăm nên có giá trị là 2. 100 = 200
+Chữ số 4 đứng ở hàng đơn vị nên có giá trị là 4. 1 = 4
Ta có: 200: 4 = 50
Do đó giá trị của chữ số 2 bằng 50 lần giá trị của chữ số 4
Đáp án: C
Câu 3
Viết số a = 24 053 thành tổng giá trị các chữ số của nó. Kết quả là:
(A) a = 24 000 + 50 + 3;
(B) a = 20 000 + 4 000 + 53
(C) a = 20 000 + 4 000 + 50 + 3
(D) a = 20 000 + 4 050 + 3
Phương pháp giải:
Số có dạng \(\overline {abcde} (a \ne 0,a,b,c,d,e \in N)\)\((0 \le a,b,c,d,e \le 9)\) thì có giá trị là a. 10 000 + b. 1 000 + c.100 +d.10 +e.1
Lời giải chi tiết:
Xét số a = 24 053 có:
+) Chữ số 2 nằm ở hàng chục nghìn và có giá trị bằng 2. 10 000 = 20 000
+) Chữ số 4 nằm ở hàng nghìn và có giá trị bằng 4. 1 000 = 4 000
+) Chữ số 0 nằm ở hàng trăm và có giá trị bằng 0. 100 = 0
+) Chữ số 5 nằm ở hàng chục và có giá trị bằng 5. 10 = 50
+) Chữ số 3 nằm ở hàng đơn vị và có giá trị bằng 3. 1 = 3
Vậy a = 20 000 + 4 000 + 50 + 3
Đáp án: C
Câu 4
Cho m ∈ N*. Ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần là:
(A) m - 2, m – 1, m; (B) m - 1, m, m + 1;
(C) m + 1, m, m -1; (D) m, m – 1, m - 2
Phương pháp giải:
Số liền sau hơn số đứng trước nó 1 đơn vị
Lời giải chi tiết:
+) Ta thấy m + 1 > m nên (C) sai vì sắp xếp theo theo thứ tự tăng dần
+) Ta cũng có m > m – 1 nên (D) sai vì sắp xếp theo theo thứ tự tăng dần
+) Vì m ∈ N* nên m nhỏ nhất là 1, do đó m – 2 có thể không thực hiện được nên (A) sai
+) Ta có m -1 < m < m + 1 và m hơn m- 1 là 1 đơn vị; m+1 hơn m là 1 đơn vị
Vậy B đúng
Đáp án: B
Câu 5
Cho tập hợp P (H.1.5). Trong các câu sau đây, câu nào sai?
(A) P = {0; 1; 2; 3; 4; 5}
(B) P = { x ∈ N | x ≤ 5}
(C) P = { x ∈ N | x < 6}
(D) P = { x ∈ N | x < 5}
Phương pháp giải:
Mô tả tập hợp theo 2 cách: liệt kê; nêu dấu hiệu đặc trưng
Lời giải chi tiết:
Các phần tử thuộc tập hợp P là: 0; 1; 2; 3; 4; 5
+Ta viết tập hợp P bằng cách liệt kê các phần tử là: P = {0; 1; 2; 3; 4; 5} nên đáp án A đúng.
+Vì các số 0; 1; 2; 3; 4; 5 là các số tự nhiên nhỏ hơn 6 (hoặc nhỏ hơn hoặc bằng 5)
Do đó bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng ta viết P = { x ∈ N | x < 6} hoặc P = {x ∈ N | x ≤ 5} nên đáp án B và C đúng.
+ Nếu viết P = { x ∈ N | x < 5} có nghĩa tập hợp P chứa các phần tử nhỏ hơn 5 nên không chứa phần tử 5. Do đó D sai.
Đáp án: D
Câu 6
Xét tập hợp A = { x ∈ N | x ≤ 7}. Trong các số sau đây, số nào không thuộc tập A?
(A) 0; (B) 5;
(C) 7 (D) 11.
Phương pháp giải:
Mô tả lại tập hợp bằng cách liệt kê. Quan sát đáp án nào không nằm trong tập hợp A
Lời giải chi tiết:
A = { x ∈ N | x ≤ 7}. Tập hợp A bao gồm các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 7 là: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7.
Do vây 11 ∉ A .
Câu 7
Câu nào trong các câu sau đây là câu đúng?
(A) Phép chia 687 cho 18 có số dư là 3;
(B) Phép chia 2 048 cho 128 có thương là 0;
(C) 9 845 cho 125 có số dư là 130;
(D) Phép chia 295 cho 5 có thương là 300
Phương pháp giải:
Đặt tính rồi tính
Lời giải chi tiết:
Vậy 687: 18 có số dư là 3 nên đáp án A đúng.
Tính được (B), (C), (D) đều sai.
Đáp án: A
Câu 8
Lũy thừa với số mũ tự nhiên có tính chất nào sau đây?
(A) am.an = amn (B) am : an = am.n
(C) am.an = am+n (D) am.an = am-n
Phương pháp giải:
Lũy thừa với số mũ tự nhiên có tính chất am.an = am+n và am : an = am-n
Lời giải chi tiết:
Lũy thừa với số mũ tự nhiên có tính chất am.an = am+n và am : an = am-n. Vậy đáp án C đúng.
Đáp án: C
Câu 9
Lũy thừa 109 nhận giá trị nào sau đây?
(A) 100 000; (B) 1 000 000 000
(C) 1 000 000; (D) 10 000 000 000
Phương pháp giải:
\(10^n=10….0\) ( n chữ số 0)
Lời giải chi tiết:
Ta có: 109 = 1 000 000 000
Đáp án: B
Unit 2: School
Chủ đề 8. KHÁM PHÁ THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
CHƯƠNG 4 - ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
Bài 5: Những nẻo đường xứ sở
BÀI 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM
Ôn tập hè Toán Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 6
SBT Toán - Cánh diều Lớp 6
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 6
SGK Toán - Cánh diều Lớp 6
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Vở thực hành Toán Lớp 6