PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Đề cương bài tập học kì 1 Lịch sử 11- Có đáp án và lời giải chi tiết

 

Đề bài

ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 11

Câu 1. Nhân tố nào được xem là “chìa khóa vàng” của cuộc Duy tân ở Nhật Bản năm 1868?

A. Giáo dục.

B. Quân sự.

C. Kinh tế.

D. Chính trị.

Câu 2. Các công ti độc quyền đầu tiên ở Nhật ra đời trong các ngành kinh tế nào?

A. Công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.

B. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải

C. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương.

D. Nông nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.

Câu 3. Tính chất của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì?

A. Cách mạng vô sản.                                     B. Cách mạng tư sản triệt để.

C. Chiến tranh đế quốc.                                  D. Cách mạng tư sản không triệt để.

Câu 4. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?

A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.                                                                                                       

D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 5. Tính chất của cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)?

A. Chiến tranh giải phóng dân tộc.                 B. Chiến tranh phong kiến.

C. Chiến tranh đế quốc.                                  D. Chiến tranh chính nghĩa.

Câu 6. Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?

A. Để duy trì chế độ phong kiến.

B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu.

C. Để tiêu diệt Tướng quân.

D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.

Câu 7. Hình thức cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là

A. gián tiếp.

B. trực tiếp.

C. giao toàn quyền cho người Ấn Độ.

D. kết hợp giữa nắm quyền cai trị và thông qua người Ấn Độ.

Câu 8. Đời sống của nhân dân Ấn Độ dưới chính sách thống trị của thực dân Anh là

A. một bộ phận nhỏ bị bần cùng và phá sản.

B. bị bần cùng, nghèo đói, mất ruộng đất.

C. bị ba tầng áp bức của đế quốc, tư sản và phong kiến.

D. đời sống ổn định, phát triển.

Câu 9. Chủ trương, biện pháp của Đảng Quốc đại trong 20 năm đầu (1885 – 1905)?

A. Ôn hòa.

B. Cải cách.

C. Cực đoan.

D. Bạo lực.

Câu 10. Trước đòi hỏi của tư sản Ấn Độ, thái độ của thực dân Anh như thế nào?

A. Đồng ý những đòi hỏi.

B. Đồng ý nhưng có điều kiện.

C. Kìm hãm bằng mọi cách.

D. Thẳng tay đàn áp.

Câu 11.Thực dân Anh thực hiện đạo luật Ben gan nhằm mục đích gì?

A. Phát triển kinh tế.

B. Ổn định xã hội.

C. Khai thác tài nguyên.

D. Chia rẽ đoàn kết dân tộc.

Câu 12. Những mâu thuẫn nào tồn tại trong lòng xã hội Trung Quốc khi bị các nước đế quốc xâm lược?

A. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Nông dân >< đế quốc, nhân dân TQ >< phong kiến.

B. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Nhân dân TQ >< phong kiến, nông dân >< đế quốc.

C. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Nông dân >< phong kiến, nhân dân TQ >< đế quốc.

D. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Đế quốc>< phong kiến, địa chủ >< nông dân.

Câu 13. Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc đến châu Á như thế nào?

A. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

B. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản.

C. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh vì mục tiêu kinh tế.

D. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

Câu 14. Hạn chế của học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là

A. không chú trọng mục tiêu chống phong kiến.

B. không chú trọng mục tiêu chống đế quốc.

C. không chú trọng mục tiêu dân chủ dân sinh.

D. không chú trọng mục tiêu vì sự tiến bộ của đất nước.

Câu 15. Vì sao phong trào Duy tân ở Trung Quốc thất bại?

A. Do các nước đế quốc liên minh đàn áp mạnh mẽ.            

B. Vấp phải sự chống đối của phái thủ cựu ở triều đình.

C. Do trang bị vũ khí thô sơ, lạc hậu.

D. Do giai cấp vô sản chưa đủ lớn mạnh.

Câu 16. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược

A. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu

B. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi

C. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào

D. Kinh tế của các nước Đông Nam á đang phát triển

Câu 17. Nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:

A.Diễn ra tự phát, thiếu đường lối, thiếu tổ chức

B.Sự chênh lệch về lực lượng

C.Các phong trào nổ ra tự phát, thiếu sự đoàn kết

D.Giai cấp phong kiến nhu nhược, không đoàn kết được nhân dân chống xâm lược

Câu 18. Vì sao trong điều kiện các nước Châu Á đều bị xâm lược, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc?

 A.Vua Rama IV, V tiến hành những cải cách tiến bộ, ngoại giao khôn khéo

B.Chính sách ngoại giao mềm dẻo của chính quyền

C. Lợi dụng vị trí nước « đệm »

D. Cắt một số vùng đất phụ thuộc cho Anh, Pháp để giữ vững độc lập

Câu 19. Trong quá trình chiến tranh thế giới thứ nhất, thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô Viết đánh dấu

A. bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

B. thắng lợi toàn diện của CNXH.

C. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

D. thất bại hoàn toàn của phe Liên minh.

Câu 20. Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918 ), mang tính chất

A. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh.

B. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.

C. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa   

D. chính nghĩa về các nước thuộc địa.

Câu 21. Ngày 11/11/1918, diễn ra sự kiện nào sau đây

A. cách mạng Đức bùng nổ.

B. Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh.                                               

C. Áo-Hung đầu hàng.

D. Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện.             

Câu 22. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến dịch Véc-đoong năm 1916 diễn ra ở nước nào?         

A. Anh.

B. Đức

C. Pháp.

D. Nga.

Câu 23. Sự kiện ngày 03/03/1918 đánh dấu nước nào rút khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất

A. Đức.

B. Anh.

C. Nga.

D. Liên Xô.

Câu 24. Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau là

A. Hiệp ước và Đồng minh.

B. Hiệp ước và Phát xít.

C. Phát xít và Liên minh.

D. Liên minh và Hiệp ước.

Câu 25. Thời Cận đại, ở phương Đông , quốc gia nào đã xuất hiện nhiều nhà văn hóa lớn ?

A. Ấn Độ.

B. Nhật Bản.

C. Trung Quốc.

D. Hàn Quốc.

Câu 26. Ai là đại biểu xuất sắc cho nền hài kịch cổ điển Pháp?

A. Cooc-nây.                                                B. La-phông-ten.

C. Vích-to Huy-gô.                           D. Mô-li-e.

Câu 27. Câu truyện ngụ ngôn “ Con cáo và chùm nho” là sáng tác của ai ?

A. La- phong-ten.

B. Ru- xô.

C. Von- te.

D. Mông-tex-ki-ơ.

Câu 28. An- đéc-xen là nhà văn nổi tiếng của quốc gia nào ?

A. Nước Anh.

B. Nước Pháp.

C. Nước Nga.

D. Đan Mạch.

Câu 29. Nhà thơ tình nổi tiếng của nước Nga buổi đầu thời cận đại là ai ?

A. Pu- skin.

B. Vích-to Huy-gô.

C. Ra-bin-đra-nát Ta-go.

D. Hô-xê Ri-dan.

Câu 30. Lô- mô- nô- xốp là nhà bác học nổi tiếng của nước nào ?

A. Anh.

B. Nga.

C. Pháp.

D. Đức.

Câu 31. Vở balê “ Hồ thiên nga” là sáng tác của ai ?

A. Mô- da.

B. Bét- tô-ven.

C. Trai- cốp- xki.

D. Sô- panh.

Câu 32. Lê- nin đã đánh giá các tác phẩm của ai như “ tấm gương phản chiếu cách mạng Nga” ?

A. Lép-tôn-xtôi.

B.Vích-to Huy-gô.

C. Lỗ Tấn.

D. Mác Tuên.

Câu 33. Tư tưởng “ Triết học Ánh sáng” thế kỉ XVII- XVIII có tác dụng gì ?

A. Dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi.

B. Kìm hãm Cách mạng Pháp phát triển.

C. Kêu gọi mọi người đấu tranh bằng vũ lực.

D. Hạn chế ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.

Câu 34. Trào lưu “ Triết học Ánh sáng” thế kỉ XVII- XVIII đã sản sinh ra những nhà tư tưởng

A. Xanh- xi-mông, Rút –xô, Vôn- te.

B. Phu- ri- ê, Vôn- te, Ô- oen.

C. Mông- te- xki-ơ, Rút-xô, Vôn- te.

D. Vôn- te, Mông- te-xki-ơ, Ô- oen.

Câu 35. Cách mạng tháng Hai 1917 đã thực hiện được những nhiệm vụ gì ?

A. Đánh đổ chế độ Nga hoàng, thành lập chính quyền mới

B. Đánh đổ chế độ Nga hoàng, tiếp tục tham gia chiến tranh

C. Cách mạng giành thắng lợi, Nga rút khỏi chiến tranh

D. Giành lại ưu thế trong chiến tranh thế giới

Câu 36. Nguyên nhân xuất hiện cục diện 2 chính quyền song song cùng tồn tại ở Nga sau cách mạng tháng Hai là:

A. Sự đối lập về quyền lợi giữa tư sản và vô sản

B. Giai cấp tư sản và vô sản chưa đủ mạnh để có thể một mình nắm chính quyền nên mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của nhau

C. Do tư sản và vô sản cùng tham gia cách mạng

D. Do đảng Bonsevich lãnh đạo cách mạng

Câu 37. Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là:

A. Cách mạng vô sản

B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa

C. Cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để

D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Câu 38. Trong Luận cương tháng Tư, Lê-nin đã lựa chon phương pháp đấu tranh nào để chuyển chính quyền từ tay của giai cấp tư sản sang giai cấp vô sản :

A. Đấu tranh vũ trang

B. Biện pháp hòa bình

C. Từ đấu tranh hòa bình chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

D. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang

Câu 39. Trong Đại hội Xô Viết toàn Nga lần II tại điện Xmô-nưi, không quyết định nội dung nào sau đây :

A. Tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết do Lê-nin đứng đầu

B. Tuyên bố nước Nga Xô Viết chuyển sang thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội

C. Thông qua sắc lệnh Hòa bình và sắc lệnh Ruộng đất

C.  Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền Xô Viết

Câu 40. Ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là 

A. Đập tan ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến

B. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng của chủ nghĩa xã  hội và chủ nghĩa tư bản

C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học quí báo cho phong trào cách mạng thế giới

D. Tạo tiền đề để Lê-nin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp vô sản

Câu 41. Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga 1917 là gì?

A. Khởi nghĩa từng phần.

B. Biểu tình thị uy.

C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.

D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 42. Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai là?

A. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

B. Quân đội cũ nổi dậy chống phá.

C. Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.

D. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.

Câu 43. Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai 1917 là?

A. Thể chế quân chủ chuyên chế.                               B. Thể chế Cộng hòa.

C. Thể chế quân chủ lập hiến.                                     D. Thể chế Xã hội chủ nghĩa.

Câu 44. Đâu là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết sau cách mạng?

A. Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ.

B. Đàm phán để xây dựng bộ máy chính quyền cũ.

C. Duy trì bộ máy chính quyền cũ.

D. Phát triển chủ nghĩa xã hội.

Câu 45. Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các các nước trận, đã thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên gọi là

A. Tổ chức liên hợp quốc.

B. Hội quốc Liên.

C. Hội liên hiệp quốc tế mới.

D. Hội Tư bản.

Câu 46. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) diễn ra đầu tiên ở 

A. Anh.

B. Mĩ.

C. Pháp.

D. Đức.

 Câu 47. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là do 

A. các nước Tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất.

B. sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận trong những năm1924-1929 dẫn đến cung vượt qua cầu.

C. người dân không đủ tiền mua hàng hoá.

D. tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923.

Câu 48. Hậu nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là 

A. Hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.

B. Nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa.

C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới 2.

D. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được.

Câu 49. Trước nguy cơ xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít, và chiến tranh thế giới mới, quốc tế cộng sản đã 

A. Chủ trương trương thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít.

B. Giúp đỡ nước Pháp chống chủ nghĩa phát xít.

C. Kêu gọi nhân dân thế giới nhanh chóng thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.

D. Tìm cách hạn chế quyền lực của Hít le.

Câu 50. Thắng lợi của mặt trận nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đế quốc là đã

A. Lật đổ được chế độ phát xít tồn tại lâu đời ở Pháp.

B. Thành lập đảng cộng sản Pháp.

C. Thành lập hội liên hiệp chống chủ nghã phát xít ở Pháp.

D. Giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tháng 6/1936 và thành lập một chính phủ mới.

Lời giải chi tiết

 

ĐÁP ÁN

1A2A3D4D5C6B7B8B9A10C
11D12C13A14B15B16D17A18A19A20C
21D22C23C24D25A26D27A28D29A30B
31C32A33A34C35A36A37C38C39B40C
41C42A43B44A45B46B47B48C49A50D

 

 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved