Đề bài
Câu 1. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản sau Chiến tranht thế giới thứ hai tập trung vào nghiên cứu lĩnh vực
A. Công nghiệp năng lượng
B. Công nghiệp dân dụng
C. Công nghiệp quốc phòng
D. Công nghiệp vũ trụ.
Câu 2. Giai đoạn được xem là phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản là
A. Từ năm 1960 đến năm 1969
B. Từ năm 1960 đến năm 1973
C. Từ năm 1969 đến năm 1973
D. Từ năm 1952 đến năm 1969.
Câu 3. Học thuyết nào áp dụng từ năm 1991 đánh dấu Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu?
A. 1978, hiệp ước hòa bình và hữu nghị Trung - Nhật.
B. 1991, học thuyết Kai - phu.
C. Học thuyết Hasimoto (1/1997)
D. 4/1996, hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật kéo dài vĩnh viễn.
Câu 4. Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực ra sao để tương ứng với vị trí siêu cường kinh tế?
A. Nỗ lực trở thành một cường quốc chính trị
B. Vươn lên trở thành một cường quốc quân sự
C. Vận động trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc
D. Đẩy mạnh chính sách ngoại giao và viện trợ cho các nước
Câu 5. Từ những năm 70 của thế kỉ XX nền kinh tế Nhật Bản giữ vị trí
A. Trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới
B. Là trung tâm hợp tác kinh tế, tài chính của thế giới
C. Một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới
D. Đứng thứ 2 thế giới.
Câu 6. Nhật Bản đã tận dụng những yếu tố bên ngoài nào để phát triển kinh tế sau chiến tranh?
A. Chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
B. Thị trường nguyên liệu, nhân công lao động rẻ ở khu vực Đông Nam Á.
C. Nguồn viện trợ quỹ ODA.
D. Chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.
Câu 7. Một trong những dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản là siêu cường tài chính số 1 thế giới trong nửa sau những năm 80 của thế kỉ
A. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2 lần Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, là chù nợ của thế giới.
B. Là chủ nợ của thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2,5 lần CHLB Đức, gấp 3 lần của Mĩ.
C. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, là chủ nợ lớn nhất thế giới.
D. Là chủ nợ lớn nhất thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 1,5 lần CHDC Đức, gấp 3 lần của Mĩ.
Câu 8. Định hướng phát triển của khoa học - kỹ thuật Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II là
A. Tập trung vào lĩnh vực sản xuất, ứng dụng dân dụng.
B. Tập trung vào phát triển công nghiệp quân sự.
C. Tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chinh phục vũ trụ.
D. Tập trung vào nghiên cứu khắc phục tình trạng khan hiếm tài nguyên.
Câu 9. Trong những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Nhật Bản phát triển “thần kì”, yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân nội tại?
A. Biết lợi dụng vốn của nước ngoài để đầu tư vào những ngành công nghiệp then chốt.
B. Chi phí quốc phòng không vượt quá 5% GDP.
C. Biết lợi dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật để tăng năng suất.
D. Lợi dụng chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam để buôn bán vũ khí.
Câu 10. Trong những năm 1973 – 1991, sự phát triển kinh tế Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn, chủ yếu là do
A. thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp đáng kể.
B. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.
C. sự cạnh tranh của Mĩ và các nước Tây Âu.
D. sự cạnh tranh của Trung Quốc và Ấn Độ.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | B | C | A | C | D | C | A | C | B |
Câu 1.
Phương pháp: Sgk trang 54.
Cách giải:
Khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Chọn đáp án: B
Câu 2.
Phương pháp: Sgk trang 54.
Cách giải:
Từ năm 1952 – 1960 kinh tế Nhật Bản có bước phát triển phát triển nhanh.
Từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.
Chọn đáp án: B
Câu 3.
Phương pháp: Sgk trang 57.
Cách giải:
Với học thuyết Miyadaoa (1-1993) và Học thuyết Hasimôtô (1-1997), Nhật Bản vẫn coi trọng mối quan hệ với các nước Tây Âu, mở rộng quan hệ với các đối tác khác trên phạm vi toàn cầu và chú trọng phát triển mối quan hệ với các nước Đông Nam Á.
Chọn đáp án: C
Câu 4.
Phương pháp: Sgk trang 57.
Cách giải:
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế,
Chọn đáp án: A
Câu 5.
Phương pháp: Sgk trang 54.
Cách giải:
Từ những năm 70 của thế kỉ XX trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).
Chọn đáp án: C
Câu 6.
Phương pháp: Sgk trang 55, suy luận.
Cách giải:
Một trong những nguyên nhân đưa đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản là: tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài đề phát triển như: nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 – 1975) để bán vũ khí và làm giàu.
Chọn đáp án: D
Câu 7.
Phương pháp: Sgk trang 56, suy luận.
Cách giải:
Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới với lượng dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức. Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất thế giới.
Chọn đáp án: C
Câu 8.
Phương pháp: Sgk trang 54, suy luận.
Cách giải:
Khoa học – kĩ thuật Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ủng dụng dân dụng và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đó cũng là định hướng phát triển của khoa học – kỹ thuật Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn đáp án: A.
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 55, suy luận.
Cách giải:
Các đáp án: A, D là nguyên nhân khách quan.
Đáp án B thông tin chưa chính xác: Chi phí quốc phòng của Nhật Bản không vượt quá 1% GDP.
Chọn đáp án: C
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 56, suy luận.
Cách giải:
Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, từ năm 1973 trở đi, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn.
Chọn đáp án: B
CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
Chương 5. Sóng ánh sáng
CHƯƠNG VIII. TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ
Tải 15 đề kiểm tra 15 phút - Chương 7 – Hóa học 12
Bài 12. Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)