Đề bài
Câu 1. Chiến tranh lạnh diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. 1947 - 1973. B. 1945 - 1991.
C. 1947 - 1989. D. 1945 - 1989.
Câu 2. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương do bao nhiêu quốc gia cùng nhau sáng lập?
A. 10. B. 11.
C. 12. D. 13
Câu 3. Sự kiện 11 - 9 - 2001, đã đặt nước Mĩ trong tình trạng phải đối đầu với nguy cơ gì?
A. Chủ nghĩa khủng bố.
B. Sự suy giảm về kinh tế.
C. Sự bất cập trong hoạt động quốc phòng và anh ninh.
D. Sự khủng hoảng nội các.
Câu 4. Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là
A. Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển
B. Hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế
C. Cùng tồn tại trong hoà bình, các bên cùng có lợi
D. Hoà nhập nhưng không hoà tan.
Câu 5. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết tại đâu?
A. Béclin B. Bon
C. Niuooc D. Oasinhton
Câu 6. Chiến tranh lạnh KHÔNG tạo ra:
A. Những xung đột quyết liệt trên lĩnh vực chính trị giữa Liên Xô và Tây Âu.
B. Những đối lập, mâu thuẫn giữa các nước thuộc phe XHCN và TBCN trên lĩnh vực văn hóa.
C. Những cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mỹ.
D. Những mâu thuẫn sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế giữa Liên Xô và Tây Âu
Câu 7. Thách thức lớn nhất đối với thế giới hiện nay là
A. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng đe dọa cuộc sống loài người.
B. Chủ nghĩa khủng bố hoành hành, đe dọa an ninh các nước.
C. Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Chiến tranh xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.
Câu 8. Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
A. Trật tự thế giới mới được hình thành theo xu hướng “đa cực”.
B. Trật tự “hai cực Ianta” tiếp tục được duy trì.
C. Thế giới phát triển theo xu thế một cực và nhiều trung tâm.
D. Mĩ vươn lên trở thành “một cực” duy nhất.
Câu 9. Mục đích bao quát nhất của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là
A. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Thực hiện “chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới của Mĩ.
C. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.
D. Đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 10. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước nào ở Châu Âu được xem là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ?
A. Pháp. B. Đức.
C. Anh. D. Liên Xô.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | C | A | A | B | C | B | A | B | B |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 58.
Cách giải:
Chiến tranh lanh bắt đầu từ năm 1947 gắn với sự kiện: thông điệp của tổng thống Truman đưa ra tại Quốc hội Mĩ và kết thúc vào tháng 12/1989, cuộc gặp gỡ không chính thức của hai nhà lãnh đạo Goócbachốp và Busơ (cha) chính thức cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
Chọn đáp án: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 59.
Cách giải:
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương do 12 quốc gia cùng nhau sáng lập, bao gồm: Anh, Bỉ, Bồ Đào Nha, Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Mỹ, Iceland, Luxembourg, Na Uy, Pháp, Ý.
Chọn đáp án: C
Câu 3.
Phương pháp: Sgk trang 65.
Cách giải:
Sự kiện ngày 11-9 đã đặt các quốc gia – dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.
Chọn đáp án: A
Câu 4.
Phương pháp: Sgk trang 64.
Cách giải:
Sự tan rã của các trật tự hai cực và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
- Từ sau “Chiến tranh lạnh và dưới tác động to lớn của cách mạng khoa học kỹ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh, chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Các nước đều đẩy mạnh sản xuất và tích cực tham gia vào liên minh khu vực cùng nhau hợp tác phát triển.
Tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX ở nhiều khu vực lại xảy ra những cuộc xung đột quân sự hoặc nội chiến giữ các phe phái.
Nguyên nhân là do những mâu thuẫn về tôn giáo tranh chấp biên giới, lãnh thổ, gây nhiều đau khổ cho người dân.
Xu thế chung của thế giới ngày nay là: Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỷ XXI.
Chọn đáp án: A
Câu 5.
Phương pháp: Sgk trang 62
Cách giải:
Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện với những cuộc thương lượng Xô – Mỹ. Ngày 9/11/1972, hai nước Đông và Tây Đức ký kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.
Chọn đáp án: B
Câu 6.
Phương pháp: Sgk trang 60, suy luận.
Cách giải:
Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe – phe TBCN và XHCN dp Mĩ và Liên Xô làm trụ cột. Chiến tranh lạnh đã diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực: từ chính trị, quân sự, kinh tế đến văn hóa, tư tưởng, ngoại trừ sự xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường.
Chọn đáp án: C
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 65, suy luận.
Cách giải:
Bước sang thế kỉ XXI, tuy xu thế chung của thế giới là hòa bình, hợp tác và phát triển nhưng với sự kiện ngày 11-9, đã đặt các quốc gia – dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường. Nó đã gây ra những tác động lớn, phức tạp đối với tình hình chính trị thế giới và trong cả quan hệ quốc tế. Ngày nay, các quốc gia – dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, vừa có những thách thức vô cùng gay gắt phải đối mặt.
Chọn đáp án: B
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 64, suy luận.
Cách giải:
Sau năm 1991, tình hình thế giới có những thay đổi nhất định, trong đó: trật tự “hai cực” đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.
Chọn đáp án: A
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 44, suy luận.
Cách giải:
Về chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu âm mưu làm bá chủ thế giới.
Chọn đáp án: B
Câu 10.
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Về nước Đức:
- Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9-1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.
- Tháng 10-1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.
Nước Đức đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu giữa hai cực Xô-Mĩ và hai khối Đông-Tây ở châu Âu.
Chọn đáp án: B
CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
Unit 10. Lifelong Learning
GIẢI TÍCH - TOÁN 12 NÂNG CAO
Chương 4. Ứng dụng di truyền học