Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Định ước Henxinki, được kí kết giữa 33 nước châu Âu với Mĩ và Canađa đã tạo ra một cơ chế giải quyết những vấn đề gì?
A. Vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.
B. Vấn đề chống khủng bố ở châu Âu.
C. Vấn đề liên quan kinh tế, tài chính.
D. Vấn đề văn hóa.
Câu 2. Tổ chức SEV được thành lập năm 1949 nhằm
A. Hợp tác về khoa học - kĩ thuật giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Hợp tác kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Hợp tác kinh tế, khoa học - kĩ thuật giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Hợp tác chính trị, quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 3. Tháng 12-1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức của hai nhà lãnh đạo M.Gioocbachop và G. Buso (cha) đã chính thức tuyên bố
A. chấm dứt chiến tranh lạnh.
C. giữ gìn hoà bình, an ninh cho nhân loại.
B. hạn chế vũ khí hạt nhân huỷ diệt.
D. chấm dứt chạy đua vũ trang.
Câu 4. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới do
A. Mĩ nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.
B. Mĩ là nước quyết định góp vào thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Mĩ là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
D. Mĩ trở thành nước giàu, manh nhất thế giới, vượt xa Liên Xô và các nước khác.
Câu 5. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của xu hướng hòa hoãn Đông – Tây?
A. Hai miền nước Đức kí Hiệp đinh về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
B. Hiệp định đình chiến giữa hai miền Triều Tiên được kí kết.
C. 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí kết Định ước Henxinki.
D. Liên Xô và Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược.
Câu 6. Việc thực hiện kế hoạch Mácsan đã tác động như thế nào tới cục diện các nước Đông Âu và Tây Âu?
A. Mở màn cho cục diện Chiến tranh lanh những năm sau chiến tranh.
B. Mở màn cho quá trình hợp tác, đối thoại về kinh tế.
C. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị.
D. Tạo nên cục diện đối lập về chính trị.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
A | C | A | D | B | C |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 62.
Cách giải:
Đầu tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canađa kí kết định ước Henxinki. Định ước tuyên bố: khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia như: bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của đường biên giới, giải quyết bằng biện pháp hòa bình các cuộc tranh chấp,...nhằm đảm bảo an ninh châu Âu và sự hợp tác giữa các nước...Định ước này đã tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.
Chọn đáp án: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 59.
Cách giải:
Trước những hành động của Mĩ, tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã họi chủ nghĩa.
Chọn đáp án: C
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 63.
Cách giải:
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tháng 12-1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M.Goócbachốp và G. Busơ (cha) đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Chọn đáp án: A
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 58, suy luận.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới.
Chọn đáp án: D
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 62, 63, suy luận.
Cách giải:
Những biểu hiện của xu hướng hòa hoãn Đông – Tây bao gồm:
- Hai miền nước Đức kí Hiệp đinh về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
- 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí kết Định ước Henxinki.
- Liên Xô và Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược
Hiệp định đình chiến giữa hai miền Triêu Tiên được kí kết là một sự kiên quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lâp dân tộc ở Triều Tiên. Không liên qua đến xu hướng hòa hoãn Đông – Tây.
Chọn đáp án: B
Câu 6.
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Sự phân chia, đối lập về kinh tế và chính trị của Đông Âu và Tây Âu do kế hoạch Mác san được thể hiện như sau:
- Sự đối lập về kinh tế: Tây Âu là kinh tế TBCN, Đông Âu là kinh tế XHCN.
- Sự đối lập về chính trị:
+ Tây Âu thuộc hệ thống TBCN, sau chiến tranh thế giới thứ hai thực hiện chính sách quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ của mình.
+ Đông Âu thuộc hệ thống XHCN, ủng hộ hòa bình thế giới.
Chọn đáp án: C
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk Lịch sử 12 trang 64.
Cách giải:
- Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”.
- Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.
- Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực” làm bá chủ thế giới. Nhưng trong bối cảnh lúc đó, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.
- Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diễn ra các cuộc nội chiến, xung đột. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.
Bài 26. Cơ cấu ngành công nghiệp
CHƯƠNG 3. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Bài 5. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo)
Nghị luận văn học lớp 12
SBT tiếng Anh 12 mới tập 1