PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 - Đề số 7

Đề bài

Câu 1. Năm 1948, 16 nước Tây Âu đã nhận được viện trợ của Mĩ theo kế hoạch nào?

A. Kế hoạch phục hưng châu Âu.

B. Kế hoạch liên minh tiến bộ.

C. Kế hoạch hòa bình tích cực.

D. Kế hoạch Postdam.

Câu 2. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của nhiều nước Tây Âu là đều tìm cách

A. Tham gia tổ chức NATO.

B. Tham gia liên kết quốc tế

C. Trở thành trung tâm kinh tế - tài chính.

D. Trở lại xâm lược các thuộc địa cũ.

Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự nào do Mĩ cầm đầu nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu?

A. Vacsava.                    B. NATO.

C. APEC                        D. AU.

Câu 4. Nhà nước nào được thành lập ở Đức dựa trên cơ sở hợp nhất các khu vực chiếm đóng của Mĩ, Anh, Pháp?

A. Cộng hòa Dân chủ Đức.

B. Cộng hòa Liên bang Đức.

C. Cộng hòa Nhân dân Đức.

D. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Đức.  

Câu 5. Việc nhận viện trợ của Mĩ theo “kế hoạch Macsan” đã đưa đến mặt trái nào cho nền kinh tế các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

B. Mĩ không viện trợ theo đúng kế hoạch.

C. Hoàn thành “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ.

D. Chưa có sự chuyển biến tích cực.

Câu 6. Nguyên nhân khách quan nào đưa đến sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

B. Sự điều tiết có hiệu quả của nhà nước.

C. Sự hợp tác có hiệu quả giữa các quốc gia trong khu vực.

D. Giá nguyên liệu rẻ và nguồn viện trợ của Mĩ.

Câu 7. Đâu không phải nguyên nhân khiến yêu cầu liên kết khu vực ở các nước Tây Âu diễn ra mạnh mẽ từ những năm 50 của thế kỉ XX?

A. Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ

B. Hình thành chính sách thống nhất trong nhiều lĩnh vực.

C. Dần xóa bỏ hàng rào thuế quan.

D. Tạo sức mạnh áp chế với các nước thuộc địa.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách đối nội của các nước Tâu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Xỏa bỏ các quyền tự do, dân chủ.

B. Xóa bỏ các cải cách tiến bộ.

C. Tham gia NATO.

D. Ngăn cản phon trào công nhân. 

Câu 9. “Kế hoạch Macsan” là biện pháp gắn với mục tiêu nào trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ?

A. Đán áp phong trào dân chủ, tiến bộ trên thế giới.

B. Lôi kéo các nước đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

C. Xóa bỏ hệ thống Tư bản chủ nghĩa trên thế giới.

D. Tiếp tục chiến lược “Cam kết và mở rộng”.

Câu 10. Tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu là

A. khối quân sự NATO.

B. kế hoạch Mácsan.

C. sự tồn tại hai nhà nước trên lãnh thổ Đức.

D. tổ chức Hiệp ước Vácsava.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

B

B

A

D

D

C

B

C

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 41.

Cách giải:

Để khôi phục nền kinh tế đất nước, năm 1948, 16 nước Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Đức, Italia… đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “kế hoạch Phục hưng châu Âu” (còn gọi là kết hoạch Macsan) do Mĩ vạch ra.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 41.

Cách giải:

Về đối ngoại, các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước Tây Âu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây.

Cụ thể:

- Anh quay trở lại xâm lược Mã Lai.

- Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương.

- Hà Lan quay trở lại xâm lược Hà Lan.

Chọn: D

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 41.

Cách giải:

Trong bối cảnh chiến tranh lạnh diễn ra gay gắt giữa hai phe, các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (gọi tắt theo tiếng Anh là NATO) do Mĩ lập ra (4-1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 41.

Cách giải:

Sau khi phát xít Đức đầu hàng, bốn cường quốc Đồng minh là Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã phân chia lãnh thổ Đức thành bốn khu vực chiếm đóng và kiểm soát. Trong sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ, các khu vực chiếm đóng của Mĩ, Anh, Pháp đã hợp nhất lại và thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (9-1949).

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 41, suy luận.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ nhận được viện trợ của Mĩ, nền kinh tế Tây Âu đã có sự phục hồi và phát triển nhất định. Tuy nhiên, các nước Tây Âu lại phải tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra như:

- Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp.

- Hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ nhập vào.

- Phải gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.

=> Như vậy, tuy kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi những ngày càng phụ thuộc vào Mĩ. Chính vì thế, từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX các nước Tây Âu đã thực hiện liên kết khu vực nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của Mĩ đối với các nước này.

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 41, suy luận.

Cách giải:

Những nguyên nhân đưa đến sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Sự điều tiết có hiệu quả của nhà nước.

+ Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

+ Sự hợp tác có hiêu quả của các quốc gia trong khu vực.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Tận dụng nguồn viện trợ của Mĩ thông qua “kế hoạch Macsan”.

+ Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thể giới thứ ba.  

Chọn: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 42, suy luận.

Cách giải:

Nguyên nhân đưa đến yêu cầu liên kết khu vực ở các nước Tây Âu diễn ra mạnh mẽ từ những năm 50 của thế kỉ XX là do những nguyên nhân sau:

- Nhằm hình thành một thị trường chung Châu Âu, dần xoá bỏ hàng rào thuế quan.

- Có chính sách thống nhất trong nhiều lĩnh vực, mở rộng thị trường.

- Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.

=> Loại trừ đáp án: D

Chọn: D

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 41, loại trừ.

Cách giải:

Chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau năm 1945 là: Giai cấp tư sản cầm quyền luôn tìm cách thu hẹp các quyền tự do, dân chủ, xoá bỏ các cải cách tiến bộ, ngăn cản phong trào công nhân và phong trào dân chủ.

=> Đáp án C: thuộc chính sách đối ngoại.

Chọn: C

Câu 9.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu với ba mục tiêu chủ yếu:

- Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.

- Đàn áp phong trào GPDT, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.

- Lôi kéo các nước tư bản Đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

“Kế hoạch Macsan” Mĩ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu thứ ba, thông qua viện trợ cho các nước Tây Âu để lôi kéo các nước này trở thành Đồng minh của Mĩ, cùng chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. Và xét trên thực tế, mục tiêu này của Mĩ đã thành công.

Chọn: B

Câu 10.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Năm 1949, trên lãnh thổ nước Đức đã hình thành hai nhà nước đi theo 2 con đường đối lập nhau, có sự chi phối của Mĩ và Liên Xô. Sự tồn tại hai nhà nước Đức và sự phân đôi Béclin làm cho nước Đức trở thành một tâm điểm đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Xô - Mĩ.

Chọn: C

 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved