Đề bài
Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Thể tích không khí (oxi chiếm khoảng 20%) cần và thể tích CO2 sinh ra khi đốt cháy 10 lít khí CH4 là
A. 10 lít không khí và 10 lít CO2.
B. 100 lít không khí và 10 lít CO2
C. 20 lít không khí và 20 lít CO2.
D. 30 lít không khí và 30 lít CO2.
Câu 2. Bốn bình khí có thể tích bằng nhau, mỗi bình đựng một trong những khí sau: hiđro, nitơ, oxi, cacbonic (các khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Trong các nhận xét sau, nhận xét nào đúng?
A. Số phân tử của mỗi khí trong các bình bằng nhau.
B. Khối lượng các khí có trong các bình bằng nhau.
C. Khí hiđro nặng nhất.
D. Khí nitơ nặng nhất.
Câu 3. Dãy chất nào sau đây dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm?
A. H2O, KMnO4, CaCO3
B. Không khí, nước, KClO3.
C. KMnO4, KClO3.
D. CuO, KClO3, KNO3.
Câu 4. Đốt cháy sắt trong oxi. Số gam Fe, O2 cần dùng để điều chế 4,64 gam Fe3O4 lần lượt là
A. 2,52 gam và 0,96 gam.
B. 3,36 gam và 1,28 gam.
C. 1,68 gam và 0,64 gam.
D. 0,84 gam và 0,32 gam.
Câu 5. Trong các chất sau: CaO, Mn2O7, P2O5, N2O5, FeO, SiO2, CuO, H2S, NH3
Dãy chất gồm các oxit axit là
A. Mn2O7, P2O5, N2O5, SiO2.
B. CaO, Mn2O7, P2O5.
C. CuO, H2S, NH3.
D. FeO, SiO2, CuO, H2S
Câu 6. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hoá - khử?
A. CaCO3 \(\to\) CaO + CO2
B. CO + O2 \(\to\) CO2
C. N2O + SO2 \(\to\) H2SO3
D. NaCl + AgNO3 \(\to\) AgCl + NaN03
Phần tự luận (4 điểm)
Điền công thức hoá học đúng và hệ số thích hợp vào các sơ đồ phản ứng sau:
1. Al + O2 \(\to\) .......................
2. P + O2 \(\to\) ......................
3. ZnS + O2 \(\to\) ..............+.............
4. CxHy + O2 \(\to\) ....CO2 +.... H2O.
5. Zn + HCl \(\to\) ZnCl2+ .......
6. 2Fe(OH)3 \(\to\) Fe2O3 + ........
Lời giải chi tiết
Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Trả lời đúng mỗi câu được 1 điểm
Câu 1. B
\(C{H_4} + 2{O_2} \to C{O_2} + 2{H_2}O\)
10→ 20 10
Theo phương trình 10 lít CH4 cần 20 lít O2 và tạo ra 10 lít CO2
Vậy thể tích không khí cần dung là : 100 lít
Câu 2. A
Giả sử các bình đều ở điều kiện tiêu chuẩn
Vì thể tích bằng nhau nên số mol n = V/22,4 đều bằng nhau
=> Số phân tử của mỗi khí trong bình như nhau.
Câu 3. C
- Nguyên tắc: Sử dụng chất giàu oxi \(KMn{O_4},{\text{ KCl}}{{\text{O}}_3}\)
Câu 4. B
\({n_{F{e_3}{O_4}}} = \frac{{4,64}}{{232}} = 0,02(mol)\)
\(3Fe + 2{O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}F{e_3}{O_4}\)
0,06 0,04 ← 0,02
mFe = 0,06.56 = 3,36 gam
moxi = 0,04.32 = 1,28 gam
Câu 5. A
Câu 6. B
Vì chỉ có phương trình hóa học B có sự thay đổi số oxi hóa
Phần tự luận (4 điểm)
Các PTHH:
\(\eqalign{
& 1.4Al + 3{O_2}\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow 2A{l_2}{O_3} \cr
& 2.4P + 5{O_2}\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow 2{P_2}{O_5} \cr
& 3.2ZnS + 3{O_2}\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow 2ZnO + 2S{O_2} \cr
& 4.2{C_x}{H_y} + \left( {4x + y} \right){O_2}\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow 2xC{O_2} + y{H_2}O \cr
& 5.Zn + 2HCl \to ZnC{l_2} + {H_2} \cr
& 6.2Fe{(OH)_3}\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow F{e_2}{O_3} + 3{H_2}O \cr} \)
Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Unit 11: Science and technology
Bài 24
Bài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
PHẦN 2. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)