Đề bài
Câu 1. Cấu hình electron của ion \(F{e^{2 + }}\) là \(\left[ {Ar} \right]3{d^6}.\) Trong bảng tuần hoàn Fe nằm ở
A. ô số 24
B. chu kỳ 3.
C. nhóm VIII B.
D. chu kỳ 4, nhóm VI B.
Câu 2. Tính chất vật lý đặc trưng của sắt so với các kim loại khác là
A. tính dẻo cao.
B. màu trắng xám.
C. dẫn điện, dẫn nhiệt tố
D. nhiễm từ.
Câu 3. Các chất nào sau đây oxi hóa Fe thành \(F{e^{3 + }}\) ?
A. \(S,C{l_2}\)
B. \(AgN{O_3},CuS{O_4}.\)
C. \({H_2}S{O_4}\) đặc nóng, \(HN{O_3}\) loãng.
D. \({H_2}O( > 570^\circ C),\,KMn{O_4}.\)
Câu 4. Trong số các loại quặng sắt: Chất chứa hàm lượng phần trăm Fe nhỏ nhất là
\(\begin{array}{l}A.\,FeC{O_3}.\\C.\,F{e_3}{O_4}.\end{array}\) \(\begin{array}{l}B.\,F{e_2}{O_3}.\\D.\,Fe{S_2}.\end{array}\)
Câu 5. Cho một lượng sắt tan trong \(HN{O_3}\) loãng, ban đầu màu vàng nâu của dung dịch đậm dần sau đó bị nhạt bớt. Chất tan trong dung dịch sau phản ứng gồm
\(\begin{array}{l}A.\,Fe{(N{O_3})_3} + HN{O_3} + {H_2}O.\\B.\,Fe{(N{O_3})_2} + HN{O_3} + {H_2}O.\\C.\,Fe{(N{O_3})_3} + Fe{(N{O_3})_2} + {H_2}O.\\D.\,Fe{(N{O_3})_2} + {H_2}O.\end{array}\)
Câu 6. Để loại bỏ tạp chất là Cu, Zn trong Fe (ở dạng hợp kim) có thể dùng cách nào sau đây?
A. Dùng nam châm hút sắt.
B. Dùng dung dịch \(HN{O_3}\) đặc.
C. Dùng \({H_2}S{O_4}\) đặc.
D. Dùng dung dịch \(N{H_3}.\)
Câu 7. Trường hợp nào sau đây thu được kim loại Fe không bị lẫn chât rắn khác? Giả sử các phản ứng đạt hiệu suất 100%.
A. Điện phân dung dịch chứa \(FeC{l_3}\) đến khi \(F{e^{3 + }}\) vừa bị khử hết.
B. Cho hỗn hợp FeO và \(F{e_2}{O_3}\) tác dụng với CO dư.
C. Đun nóng để làm thăng hoa \({I_2}\) lẫn trong bột Fe.
D. Đun nóng hỗn hợp dạng bột vừa đủ \(F{e_2}{O_3}\) và Al (không có không khí).
Câu 8. Đun nóng hỗn hợp Fe và S (không có không khí), cho các chất sau phản ứng vào dung dịch HCl đặc, dư thu được một hỗn hợp khí và còn lại một chất rắn X. Chất rắn X là
A. Fe dư.
B. FeS.
C. S.
D. FeS và có thể có Fe dư.
Câu 9. Một lượng sắt phản ứng hoàn toàn với \({H_2}O\) ở \(600^\circ C\) thu được 2.25 lít \({H_2}\). Cùng khối lượng sắt như trên phản ứng hoàn toàn với \({H_2}O\) ở \(550^\circ C\) thu được số lít khí \({H_2}\) là
(các thể tích khí đo ở cùng điều kiện)
A. 2,987 lít.
B. 1,68 lít.
C. 3,36 lít.
D. 2,24 lít.
Câu 10. Cho 5,6 gam bột sắt tan hoàn toàn trong dung dịch \(AgN{O_3}\) dư. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là
A. 2,16 gam.
B. 3,24 gam.
C. 1,08 gam.
D. 32,40 gam.
Lời giải chi tiết
Câu 1. Chọn C.
Cấu hình e đầy đủ của Fe: \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^2}\)
\( \to \) Ô số 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB.
Câu 2. Chọn D.
Câu 3. Chọn C.
H2SO4 đặc nóng, HNO3 loãng oxh Fe lên Fe3+
Câu 4. Chọn D.
So sánh: phân tử nào ít Fe, nhiều nguyên tố khác sẽ có hàm lượng sắt nhỏ hơn.
Câu 5. Chọn C.
\(Fe + 4HN{O_3} \to Fe{(N{O_3})_3} + NO + 2{H_2}O\)
(nâu vàng)
\(Fe + 2Fe{(N{O_3})_3} \to 3Fe{(N{O_3})_2}\)
Màu vàng nâu chỉ nhạt bớt khi \(F{e^{3 + }}\) còn dư.
Câu 6. Chọn B.
Fe, Cu không tan trong \({H_2}S{O_4}\) đặc nguội.
Zn và Cu tan được trong \(HN{O_3}\) đặc nguội.
Câu 7. Chọn B.
\(F{e_x}{O_y} + yCO \to xFe + yC{O_2}\)
A sai: \(F{e^{3 + }}\) bị khử hết chỉ thu được \(F{e^{2 + }}\)
C sai: \(Fe + {I_2} \to Fe{I_2}\)
D sai: \(2Al + F{e_2}{O_3} \to 2Fe + A{l_2}{O_3}\).
Câu 8. Chọn C.
Chất không tan chỉ có thể là lưu huỳnh dư. Phản ứng (1) không hoàn toàn.
Câu 9. Chọn A.
Câu 10. Chọn D.
\(\begin{array}{l}Fe + 2AgN{O_3} \to Fe{(N{O_3})_2} + 2Ag\\Fe{(N{O_3})_2} + AgN{O_3} \to Fe{(N{O_3})_3} + Ag\\ \to {n_{Ag}} = 3{n_{Fe}} = 0,3mol\\ \to {m_{Ag}} = 32,4gam.\end{array}\)
CHƯƠNG 7. CROM-SẮT-ĐỒNG
Bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
Bài 20. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đề kiểm tra giữa học kì 2
CHƯƠNG V. SÓNG ÁNH SÁNG