Đề bài
Câu 1. Cấu hình electron của ion đồng trong hợp chất màu đỏ gạch \(C{u_2}O\) là
\(\begin{array}{l}A.\,\left[ {Ar} \right]3{d^{10}}4{s^1}.\\B.\,\left[ {Ar} \right]3{d^9}4{s^1}.\,\\C.\,\left[ {Ar} \right]3{d^9}.\\D.\,\left[ {Ar} \right]3{d^{10}}.\,\,\end{array}\)
Câu 2. Trường hợp nào sau đây không thu được oxit của đồng?
A. Đun nóng \(Cu{(OH)_2}\) với dung dịch chứa HCHO và NaOH.
B. Nung nóng \(Cu{(N{O_3})_2}\) trong không khí.
C. Nung \(Cu{(OH)_2}\)trong khí quyển \({H_2}.\)
D. Đốt quặng \(C{u_2}S\) trong không khí.
Câu 3. Một hợp kim của đồng khi cho vào dung dịch \(HN{O_3}\) loãng thấy kim loại đồng bị hòa tan trước. Hớp kim đó là
A. đồng thau (Cu – Zn).
B. đồng bạch (Cu – Ni).
C. đồng thanh (Cu – Sn).
D. vàng tây (Cu – Au).
Câu 4. Phản ứng nào sau đây không đúng?
Câu 5. Trong sơ đồ sau: (mỗi mũi tên 1 phản ứng).
Chất X là
\(\begin{array}{l}A.\,CuC{l_2}.\\C.\,Cu{(N{O_3})_2}.\end{array}\)
\(\begin{array}{l}B.\,CuS.\\D.\,C{u_2}O.\end{array}\)
Câu 6. Hóa chất dùng để phân biệt nước lẫn trong các hợp chất hữu cơ là
A. \(CuS{O_4}\) khan.
B. \(Cu{(OH)_2}/NaOH\) rắn.
C. CuO khan.
D. Cu.
Câu 7. Dung dịch nào dưới đây không hòa tan được kim loại Cu?
A. dung dịch \(N{H_3}\) đặc.
B. dung dịch \(FeC{l_3}\)
C. dung dịch hỗn hợp \(Cu{(N{O_3})_2}\) và HCl
D. dung dịch axit \(HN{O_3}\) loãng.
Câu 8. Khi cho từ từ dung dịch \(N{H_3}\) vào dung dịch chứa \(CuS{O_4}\) cho đế dư thì hiện tượng nào sau đây xảy ra?
A. Không thấy kết tủa xuất hiện.
B. Một thời gian mới xuất hiện kết tủa.
C. Có kết tủa keo xanh và không đổi.
D. Có kết tủa keo xanh sau tan dần.
Câu 9. Cho 19,2 gam Cu tác dụng hết với dung dịch \(HN{O_3}\), khí NO thu được đem hấp thụ vào nước cùng với dòng oxi để chuyển hết thành \(HN{O_3}\). Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia quá trình trên là
A. 2,24 lít.
B. 3,36 lít.
C. 4,48 lít
D. 6,72 lít.
Câu 10. Một vật bằng đồng có khối lượng 8,48 gam được ngâm trong dung dịch \(AgN{O_3}.\) Sau 1 thời gian lấy vật ra rửa sạch, làm khô cân nặng 10 gam. Khối lượng bạc phủ trên bề mặt của vật là
A. 1,52 gam.
B. 2,16 gam.
C. 1,08 gam.
D. 3,24 gam.
Lời giải chi tiết
Câu 1. Chọn D.
Đồng có cấu hình electron là: \(\left[ {Ar} \right]3{d^{10}}4{s^1} \to C{u^ + }\) tạo ra từ Cu mất electron lớp ngoài cùng.
Câu 2. Chọn C.
Câu 3. Chọn D.
Au yếu hơn Cu nên chỉ có Cu tan.
Câu 4. Chọn C.
\(Cu{(OH)_2} + 2HN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + {H_2}O\)
Câu 5. Chọn C.
\(\begin{array}{l}CuO + 2HN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + {H_2}O\\2Cu(N{O_3}) \to 2CuO + 4N{O_2} + {O_2}\\Cu{(N{O_3})_2} + 2NaOH \to Cu{(OH)_2} + 2NaN{O_3}\\Cu{(N{O_3})_2} + Fe \to Cu + Fe{(N{O_3})_2}.\end{array}\)
Câu 6. Chọn A.
\(CuS{O_4} + 5{H_2}O \to CuS{O_4}.5{H_2}O\)
Trắng xanh
Câu 7. Chọn A.
Dung dịch \(N{H_3}\) chỉ hòa tan \(Cu{(OH)_2}\), không hòa tan Cu.
\(3FeC{l_3} + Cu \to 2FeC{l_2} + CuC{l_2}\)
\(8HCl + 3Cu + Cu{(N{O_3})_2} \to \)\(\,4CuC{l_2} + 2NO + 4{H_2}O\)
Câu 8. Chọn D.
\(C{u^{2 + }} \to Cu{(OH)_2} \to Cu(N{H_3})_4^{2 + }\)
Xanh tan.
Câu 9. Chọn B.
\(\begin{array}{l}3Cu + 8HN{O_3} \to 3Cu{(N{O_3})_2} + 2NO + 4{H_2}O\\2NO + {O_2} \to 2N{O_2}\\4N{O_2} + {O_2} + 2{H_2}O \to 4HN{O_3}\end{array}\)
\( \to \) Theo ĐLBT electron: \(2{n_{{O_2}}} = {n_{Cu}} \to {n_{{O_2}}} = 0,15mol\) (3,36 lít).
Câu 10. Chọn B.
\(Cu + 2AgN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + 2Ag.\)
64 gam 2.108 = 216 gam
Khối lượng vật tăng (216 – 64) gam \( \to \) có 216 gam Ag sinh ra.
\( \to \) Khối lượng tăng (10 – 8,48) gam \( \to \) có 2,16 gam Ag sinh ra.
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Hoá học 12
Bài 43. Các vùng kinh tế trọng điểm
Unit 2. Urbanisation
Chương 6. Lượng tử ánh sáng
Đề thi học kì 2