Đề bài
Câu 1. Hoạt động nào sau đây ít sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch hoặc năng lượng điện nhất?
A. Sản xuất công nghiệp.
B. Giao thông vận tải.
C. Sản xuất hóa chất.
D. Khai thác khoáng sản.
Câu 2. Dạng năng lượng nào sau đây không sinh ra do phản ứng hóa học?
A. Dòng điện từ pin, acquy.
B. Sức công phá của thuốc nổ.
C. Hoạt động của tàu ngầm.
D. Nhiệt năng của bếp gas.
Câu 3. Dạng năng lượng điện nào ở nước ta đã được khai thác từ lâu và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và phát triển?
A. Thủy điện.
B. Nhiệt điện.
C. Quang điện.
D. Hạt nhân.
Câu 4. Vật liệu nào sau đây là sản phẩm của công nghệ hóa học?
A. Vôi xây dựng.
B. Gỗ.
C. Chất bán dẫn.
D. Nước cất y tế.
Câu 5. Yêu cầu của con người đối vật liệu là phải đảm bảo những yêu cầu nào dưới đây?
1. không độc hại.
2. Không bị phân hủy
3. ít tiêu tốn năng lượng.
4. dễ tái chế.
A. 3, 4.
B. 1, 2, 3.
C. 1, 3, 4.
D. 1, 2.
Câu 6. Vật liệu nào sau đây là sản phẩm của công nghệ hóa học hiện đại?
A. Vật liệu nano.
B. Thủy tinh plexiglat.
C. Thuốc súng không khói.
D. Nước nặng \(({D_2}O)\)
Câu 7. Trong vỏ Trái đất có nhiều nhôm hơn sắt, nhưng giá mỗi tấn nhôm cao hơn nhiều so với giá mỗi tấn sắt. Lí do quan trọng là
A. vận chuyển quặng nhôm đến nhà máy xử lí tốn kém hơn vận chuyển quặng sắt.
B. nhôm hoạt động mạnh hơn sắt nên để thu hồi nhôm từ quặng sẽ tốn kém hơn.
C. nhôm khó nóng chảy nên sản xuất khó hơn sắt.
D. quặng nhôm ở sâu trong lòng đất khai thác tốn kém, trong khi quặng sắt tìm thấy ngay trên mặt đất.
Câu 8. Dầu mỏ là một hỗn hợp nhiều hiđrocacbon. Để có các sản phẩm như xăng, dầu hỏa, mazut... trong nhà máy lọc dầu đã sử dụng phương pháp
A. chưng cất phân đoạn.
B. chưng cất lôi cuốn hơi nước.
C. chưng cất thường.
D. chưng cất ở áp suất thấp.
Câu 9. Theo tính toán, năm 2000 cả nước ta tiêu thụ lượng nhiên liệu tương đương 1,5 triệu tấn dầu và thải vào môi trường khoảng 113 700 tấn khí \(C{O_2}.\) Trong 1 ngày lượng nhiên liệu tiêu thụ tương đương với khối lượng dầu vầ lượng khí \(C{O_2}\) thải vào môi trường là
A. 0,004 triệu tấn dầu, 532 tấn \(C{O_2}.\)
B. 0,003 triệu tấn dầu, 311 tấn \(C{O_2}.\)
C. 0,003 triệu tấn dầu, 532 tấn \(C{O_2}.\)
D. 0,004 triệu tấn dầu, 311 tấn \(C{O_2}.\)
Câu 10. Hàm lượng lưu huỳnh cho phép trong xăng là dưới 0,3%. Đốt cháy hoàn toàn 10 gam xăng, sản phẩm cháy (coi như chỉ có \(C{O_2},S{O_2},{H_2}O\)) làm mất màu vừa đủ dung dịch có hòa tan \(3,{5.10^{ - 4}}\,mol\,KMn{O_4}.\) Loại xăng này chứa hàm lượng lưu huỳnh cho phép hay không?
A. Không, vì vượt quá 0,3%.
B. Có, vì hàm lượng S bằng 0,25%.
C. Có, vì hàm lượng 0,28%.
D. Có vì hàm lượng S nhỏ hơn 0,3%.
Lời giải chi tiết
Câu 1. Chọn A.
Câu 2. Chọn C.
Tàu ngầm dung năng lượng phản ứng hạt nhân.
Câu 3. Chọn A.
Quang điện và hạt nhân mới được nghiên cứu và ứng dụng.
Nhiệt điện đang được thay thế dần.
Câu 4. Chọn C.
Câu 5. Chọn C.
Câu 6. Chọn A.
Các sản phẩm khác đã được điều chế từ những thập kỷ trước, thế kỷ trước.
Câu 7. Chọn B.
Al phải điều chế bằng phương pháp điện phân nên chi phí sản xuất cao.
Câu 8. Chọn A.
Khi chưng cất phân đoạn, mỗi phân đoạn có một khoảng nhiệt độ sối nhất định. Các phân đoạn khác nhau ở số nguyên tử \(C \to \) sẽ có các ứng dụng khác nhau.
Câu 9. Chọn D.
Khối lượng dầu:
\(\dfrac{{1,5}}{{365}} = 4,{1.10^{ - 3}}\) (triệu tấn); \({m_{C{O_2}}} = \dfrac{{113700}}{{365}} = 311\) tấn
Câu 10. Chọn C.
SOẠN VĂN 12 TẬP 1
Unit 1. Home Life
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
Chương 5: Đại cương về kim loại
Địa lí địa phương