Đề bài
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Cho các câu sau:
1) Quá trình cho vôi sống (CaO) vào nước là sự chuyển đổi vật lí.
2) Khi đốt nến (parafin) nóng chảy thành parafin lỏng, rồi chuyên thành hơi. Hơi parafin cháy thành khí cacbonic và hơi nước. Các quá trình trên đều có sự chuyển đổi hoá học.
3) Giũa sắt được mạt sắt, có sự chuyển đổi vật lí.
4) Rượu để uống được nấu từ gạo, ngô, sắn là sự chuyển đổi hoá học.
5) Quá trình chuyển hoá lipit (chất béo) trong cơ thể người thành glixerol và axit béo là sự chuyển đổi vật lí.
6) Đường kính làm từ mía là sự chuyển đổi vật lí.
Các câu đúng là
A. 3, 4, 6.
B. 1, 2, 3.
C. 2, 4, 6.
D. 4, 5, 6.
Câu 2. Khi nung hợp chất Y thu được NH3, CO2, H2O. Y gồm các nguyên tố nào cho dưới đây?
A. C, H, O.
B. C, O
C. C, H, N có thể có O.
D. N, H.
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp C và S cần dùng hết 9,6 gam khí O2. Khối lượng CO2 và SO2 sinh ra là
A. 10,8gam.
B. 15,2gam.
C.15gam.
D. 1,52gam.
Câu 4. Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl) sinh ra 25,4 gam muối sắt(II) clorua và 0,4 gam khí hiđro. Khối lượng axit đã phản ứng là
A. 146 gam.
B. 14,6 gam.
C. 29,2 gam.
D. 23 gam.
Câu 5. Khi đốt nóng 1 gam đổng kết hợp với 1,109 gam clo tạo ra muối đồng(II) clorua, chỉ chứa 1 nguyên tử đồng. Công thức hoá học của muối đồng nói trên là
A. CuCl
B. CuCl3
C. CuCl2
D. không tính được.
Câu 6. Hai nguyên tử A kết hợp với 3 nguyên tử oxi tạo phân tử oxit. Trong phân tử, oxi chiếm 47,05% về khối lượng. A là
A. Fe = 56
B. Al = 27
C. P = 31.
D. N = 14.
Phần tự luận (7 điểm)
Khi phân hủy thuốc tím KMnO4 (chất rắn, màu tím đậm) ở nhiệt độ cao, thuốc tím phân hủy thành kali mangannat K2MnO4 (rắn), mangan đioxit MnO2 (rắn) và khí oxi.
- Viết phương trình hoá học của phản ứng trên.
- So sánh khối lượng của chất rắn thu được sau phản ứng với khối lượng của chất rắn ban đầu. Giải thích.
Lời giải chi tiết
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Câu 1. A
Câu 2. C
Phương trình dạng tổng quát:
Y + O2 \(\to\) CO2 + H2O + NH3
Trong Y có C, H, N và có thê có O.
Câu 3. B
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có được:
Tổng khối lượng chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng sản phẩm
=> Khối lượng C, S + Khối lượng Oxi = Khối lượng CO2, SO2
=> 5,6 + 9,6 = Khối lượng CO2, SO2
=> Khối lượng của hỗn hợp khí CO2, SO2 là: 5,6 + 9,6 = 15,2 gam
Câu 4. B
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có có được:
Tổng khối lượng chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của sản phẩm
=> Khối lượng sắt + khối lượng dung dịch HCl = Khối lượng muối sắt (II) clorua + khối lượng khí H2
=> 11,2 + khối lượng dung dịch HCl = 25,4 + 0,4
=> Khối lượng dung dịch HCl = 25,4 + 0,4 - 11,2 = 14,6 gam
Câu 5. C
Gọi công thức hóa học phải tìm là: CuClx. Từ công thức có tỉ lệ:
\(\dfrac{{64}}{{35,5x}} = \dfrac{1}{{1,09}} \Rightarrow x = \dfrac{{1,09.64}}{{35,5}} = 2\)
Công thức hoá học là CuCl2.
Câu 6. B
3 nguyên tử oxi ứng với 48 đvC chiếm 47,05%
2 nguyên tử A ứng với x đvC chiếm 100 - 47,05% = 52,95%.
\(x = \dfrac{{52,95.48}}{{47,05}} = 54\)
Nguyên tử khối của A = 27. Nguyên tố nhôm Al.
Phần tự luận (7 điểm)
Phương trình hoá học:
\(2KMn{O_4}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow {K_2}Mn{O_4} + Mn{O_2} + {O_2}\)
Khối lượng của chất rắn sau khi phản ứng nhỏ hơn khối lượng của chất rắn ban đầu vì mất đi một lượng khí oxi hay ta có phương trình về khối lượng của các chất phản ứng và sản phẩm phản ứng như sau:
mchất phản ứng = mchất rắn sau phản ứng + mchất khí
mchất rắn sau phản ứng = mchất phản ứng - mchất khí
Tải 30 đề ôn tập học kì 2 Toán 8
Bài 9
CHƯƠNG 2. VẬN ĐỘNG
PHẦN MỘT. VẼ KỸ THUẬT
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 1