Đề bài
Câu 1. Dùng tay ấn một lực 40N vào chiếc đinh. Diện tích của mũ đinh là 0,5cm\(^2\), của đầu đinh là 0,1 mm\(^2\). Hãy tính áp suất tác dụng lên mũ đinh và của đầu đinh tác dụng lên tường.
Câu 2. Một bình có diện tích đáy 20cm\(^2\) . Lúc đầu, đổ 0,5\(\ell \) nước vào bình, sau đó đổ 0,5\(\ell \) dầu có khối lượng riêng 850 kg/m\(^3\). Tính áp suất của khối chất lỏng tác dụng lên
a) Điểm ở thành bình, nằm trên đường thẳng nối mặt phân cách của hai môi trường.
b) Đáy bình.
Lời giải chi tiết
Câu 1.
Áp suất của tay tác dụng lên mũ đinh: \(P = 40 : 0,00005 = 800000 (N/m^2\) )
Áp suất của mũi đinh tác dụng lên gỗ :
\(P = 40 : 0,0000001\)\(\; = 400000000 (N/m^2\))
Câu 2.
a) Dầu và nước đều có thể tích như nhau, do đó khi đổ vào bình, chất lỏng có độ cao 25cm.
Tại điểm trên thành bình nằm ở mặt phân cách của hai môi trường, chi lớp dầu bên trên gây ra áp suất tại đây: \(p_d = 8500. 0,25 = 2125\; (N/m^2\) )
b) Áp suất do nước là \(p_n = 10000.0,25 = 2500\;(N/m^2\))
Áp suất của khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình do áp suất của lớp dầu và lớp nước:
\(p = p_d + p_n = 2125 + 2500 = 4625 \) \((N/m^2\)).
Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam
Unit 11: Science and technology
Chương II. Một số hợp chất thông dụng
Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Unit 8: Have You Ever Been to a Festival?