Đề bài
Câu 1. Ngựa kéo xe chuyển động đều. Lực ngựa kéo xe là 600N. Trong 5 phút xe đã nhận được một công do ngựa sinh ra là 360kJ.
a) Quãng đường xe đi được là bao nhiêu?
b) Tính vận tốc chuyển động của xe.
Câu 2. Một khối nước đá hình lập phương cạnh 3cm, khối lượng riêng bằng 0,9 lần khối lượng riêng của nước. Viên đá nổi trên mặt nước. Tính tỉ số giữa thể tích phần nổi và phần chìm của viên đá từ đó suy ra chiều cao của phần nổi.
Lời giải chi tiết
Câu 1.
a/ Quãng đường xe đi đươc là:
\(s =\dfrac{A}{ F} = \dfrac{360000}{600} = 600\, m\)
b/ Vận tốc chuyển động của xe:
\(V = \dfrac{s }{ t} = 2\,m/s\).
Câu 2. Gọi d\(_1\) và d\(_2\) là trọng lượng riêng của nước và nước đá, V\(_1\) và V\(_2\) là thể tích phần nước đá bị chìm và nổi. Gọi h\(_1\) và h\(_2\) là chiều cao nước đá bị và nổi. Khi viên đá nổi thì lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của vật.
V, h lần lượt là thể tích, chiều cao của khối nước đá
\(d_1 V_1 = d_2(V_1 +V_2 ) \Rightarrow \dfrac{{{V_1}}}{ {{V_2}}} = \dfrac{{{d_1}} }{ {{d_2}}} \)
\(\Rightarrow \dfrac{{{V_1}} }{ {{V_2}}} =\dfrac{1 }{ 9}\)
\(d_1 .h_1 = d_2 . h \rightarrow h_1 = \dfrac{{{d_2}h} }{{{d_1}}} = 2,7\,cm\) và độ cao phần nổi là:
\(h_2 = h - h_1 = 3 - 2,7 = 0,3\,cm = 3\)\(\,\,mm.\)
Bài 25. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam
THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo)
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2
Bài 12