Đề bài
Câu 1: (1 điểm) Trong các oxit sau oxit nào là oxit bazo?
A.SO2 B. CuO
C. Al2O3 D. CO
Câu 2: (1 điểm) Để phân biết các oxit: Na2O, P2O3, CaO người ta có thể dùng :
A.nước và quỳ tím.
B. dung dịch HCl
C. nước
D. quỳ tím khô.
Câu 3: ( 1 điểm) Để thu khí O2 từ hỗn hợp gồm: O2, CO2, SO2 người ta cho hỗn hợp khí đi qua:
A.dung dịch NaOH lấy dư.
B. nước.
C. CaO (rắn).
D. dung dịch axit sunfuric.
Câu 4: (1 điểm) Oxit canxi tác dụng được với: nước (1), dung dịch axit HCl (2), khí CO2 (3), khí CO (4). Các tính chất đúng là:
A.(1), (4). B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3).
Câu 5: (1 điểm) Cho Mg, các dung dịch: H2SO4, HCl, NaOH. Số sản phẩm tạo ra (không kể H2O) khi cho các chất đó tác dụng với nhau từng đôi một là:
A.3 B.4
C.5 D.6.
Câu 6 (2 điểm): Cho sơ đồ sau: cacbon -> X1 -> X2 -> X3 -> Ca(OH)2.
Trong đó: X1, X2, X3 lần lượt là:
A.CO2, CaCO3, CaO.
B. CO, CO2, CaCl2.
C. CO2, Ca(HCO3)2, CaO.
D. CO, CaO, CaCl2.
Câu 7 (1 điểm): Để phân biệt oxit canxi và oxit natri có thể dùng:
A.nước.
B. dung dịch axit clohidric.
C. khí cacbon dioxit.
D. phản ứng phân hủy.
Câu 8 (2 điểm): Nung 120 gam một loại đá vôi (trong đó CaCO3 chiếm 80% khối lượng) với hiệu suất 90%, khối lượng CaO thu được là:
(Ca = 40, C = 12, O = 16).
A.96 gam B. 48,38 gam.
C. 86,4 gam D. 67,2 gam.
Lời giải chi tiết
1.Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | A | A | D | C | A | A | B |
2.Lời giải:
Câu 1: (B) Oxit của kim loại là oxit bazo, Al2O3 là oxit lưỡng tính.
Câu 2: (A) Hòa tan vào nước Na2O tạo ra dung dịch kiềm; P2O5 tạo ra dung dịch axit; CaO tạo ra bazo ít tan; dung dịch không tan trong suốt như dung dịch NaOH.
Câu 3: (A) CO2 và SO2 là 2 oxit axit nên bị dung dịch NaOH tác dụng tạo muối tan trong nước, O2 không tác dụng dung dịch NaOH và không tan trong nước.
Câu 4: (D)
CaO + H2O \(\to\) Ca(OH)2
CaO + 2HCl \(\to\) CaCl2 + H2o
CaO + CO2 \(\to\) CaCO3.
Câu 5: (C)
\(\eqalign{ & {H_2}S{O_4} + 2NaOH \to N{a_2}S{O_4} + {H_2}O \cr & {H_2}S{O_4} + Mg \to MgS{O_4} + {H_2} \cr & HCl + NaOH \to NaCl + {H_2}O \cr & 2HCl + Mg \to MgC{l_2} + {H_2} \cr} \)
Câu 6: (A)
\(\eqalign{ & C + {O_2}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow C{O_2} \cr & CaO + C{O_2} \to CaC{O_3} \cr & CaC{O_3}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow CaO + C{O_2} \cr & CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2} \cr} \)
Câu 7: (A)
Ca(OH)2 tạo bazo ít tan dung dịch không trong suốt như dung dịch NaOH.
Câu 8: (B)
Ta có phương trình phản ứng:
CaCO3 CaO + CO2 (1)
m CaCO3 có trong 120 gam đá vôi trên là:
120 . 80% = 96 gam
n CaCO3 = 96 : 100 = 0,96 (mol)
(1) n CaO = n CaCO3= 0,96 mol
Mặt khác, phản ứng nhiệt phân trên có H% = 90%
=> n CaO sinh ra thực tế = 0,96 . 90% = 0,864 mol
=> m CaO thực tế = 48,384 gam
Bài 20
CHƯƠNG 4. HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU
Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 9