Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2
Bài 21. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2
Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
Bài 27. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Thắng lợi nào của quân dân miền Bắc được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”?
A. Thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai
B. Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược đường không của Mĩ cuối năm 1972
C. Thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất
D. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra
Câu 2. Ngày 27-1-1973 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì đối với Việt Nam
A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc
B. Hội nghị Pari được nối lại
C. Mĩ tuyên bố sẽ rút quân khỏi miền Nam
D. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết
Câu 3. Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 là kết quả của sự kết hợp những yếu tố nào?
A. Đấu tranh quân sự-chính trị- ngoại giao
B. Cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân 2 miền Nam - Bắc
C. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với sự ủng hộ của quốc tế
D. Cuộc đấu tranh chính trị - ngoại giao của nhân dân hai miền Nam – Bắc.
Câu 4. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam được Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) xác định là gì?
A. Giải phóng miền Nam trong năm 1975
B. Chỉ đấu tranh chính trị để thống nhất đất nước
C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
D. Tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất
Câu 5. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của nhân dân Việt Nam là
A. Bảo vệ thành công thành quả của chủ nghĩa xã hội
B. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động phá hoại miền Bắc
C. Buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán và kí kết hiệp định Pari
D. Đảm bảo sự chi viện cho cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam
Câu 6. Đâu không phải là ý nghĩa quốc tế của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975)?
A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới
C. Là nguồn cổ vũ đối với phong trào cách mạng thế giới
D. Góp phần làm xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta
Câu 7. Nhân tố nào sau đây không phải không thời cơ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975?
A. Lực lượng cách mạng không ngừng phát triển.
B. Hiệp định Pari được kí kết đã hoàn thành “đánh cho Mĩ cút”.
C. Nguyễn Văn Thiệu cho quân sơ tán khỏi Tây Nguyên.
D. Các tầng lớp trung gian đều ngả hẳn về phía cách mạng.
Câu 8. Ý nghĩa quan trọng nhất của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam là gì?
A. Vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam
B. Khẳng định con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền
C. Xác định đươc kẻ thù của nhân dân miền Nam
D. Củng cố tinh thần, thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam
Câu 9. Chân lý đấu tranh của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) là gì?
A. Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.
B. Không gì quý hơn độc lập tự do.
C. Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
D. Tất cả vì miền Nam ruột thịt.
Câu 10. Tại sao có thể khẳng định, so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là một bước lùi của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam?
A. Không leo thang lên chiến tranh tổng lực mà quay trở lại với hình thức tăng cường của “chiến tranh đặc biệt”.
B. Quân đội Sài Gòn tiếp tục được sử dụng là lực lượng nòng cốt.
C. Quy mô chiến tranh được mở rộng ra đoàn Đông Dương.
D. Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” tiếp tục được khai thác triệt để.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Nêu âm mưu và thủ đoạn của Mĩ và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969 - 1973).
Câu 2: (2 điểm) Những thắng lợi chung của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên các mặt trận quận sự, chính trị, ngoại giao trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969 - 1973).
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1. B | 2. D | 3. A | 4. C | 5. C |
6. B | 7. D | 8. A | 9. B | 10. A |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 185.
Cách giải:
Để giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí kết một hiệp định có lợi cho Mĩ, từ tối ngày 18 đến hết ngày 29-12-1972, Mĩ đã mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm liên tục. Tuy nhiên, cuộc tập kích này đã bị quân dân miền Bắc đập tan. Thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Chọn đáp án: B
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 186.
Cách giải:
Ngày 27-1-1973 Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết giữa 4 bên Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Chọn đáp án: D
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 187.
Cách giải:
Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự- chính trị- ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền Nam- Bắc
Chọn đáp án: A
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 191.
Cách giải:
Do âm mưu phá hoại hiệp định Pari của Mĩ và chính quyền Sài Gòn nên nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam được Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) xác định là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Chọn đáp án: C
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 185, suy luận.
Cách giải:
Mục đích của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai chủ yếu là để tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari. Do đó, thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai với đỉnh cao là trận Điện Biên Phủ trên không đã buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán và kí kết hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973).
Chọn đáp án: C
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 197, suy luận.
Cách giải:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đã có tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ; mở ra thời kì sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới; góp phần làm xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta; đồng thời là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới
Chọn đáp án: B
Chú ý:
Ngoài ra chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) còn có thể tìm ra hai điểm chung nữa, đó là:
- Đều được tập trung lực lượng đến mức cao nhất: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” (Chiến dịch Điện Biên Phủ) và “Tập trung đến mức cao nhất mọi lực lượng và phương tiện vật chất kỹ thuật” (Chiến dịch Hồ Chí Minh).
- Đều do ta chủ động tiến công và mang tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc.
Câu 7.
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
* Thời cơ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 được tạo nên bởi các nhân tố sau:
- Đảng sử dụng bạo lực cách mạng, không ngừng phát triển lực lượng cách mạng, tạo thời cơ.
- Hiệp định Pari năm 1973, hoàn thành “đánh cho Mĩ cút”.
- Sai lầm của địch trong năm 1975 như: Nguyễn Văn Thiệu cho sơ tán khỏi Tây Nguyên.
=> Thời cơ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 chủ yếu dựa vào các điều kiện bên trong, tạo ra bằng cách tạo lực, tạo thế và tạo thời cơ để tiến lên đánh cho Mĩ cút, nguỵ nhào, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu giang sơn về một mối.
Chọn đáp án: D
Chú ý:
Đáp án D là yếu tố tạo thời cơ cho cách mạng tháng Tám năm 1945. Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám là sự kết hợp giữa các yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định để đưa Cách mạng tháng Tám thành công.
Câu 8.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Trong bối cảnh lịch sử mới, những quyết định của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) đã vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam, thúc đẩy quân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Chọn đáp án: A
Câu 9.
Phương pháp: phân tích, nhận xét.
Cách giải:
Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) của quân dân miền Bắc đã thể hiện sáng ngời chân lý “Không gì quý hơn độc lập, tự do” của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chọn đáp án: B
Câu 10.
Phương pháp: Phân tích, nhận xét.
Cách giải:
Thất bại trong chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968), Mĩ không tiếp tục leo lên một nấc thang chiến tranh là chiến tranh tổng lực, mà Mĩ lại rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam, quay trở lại với hình thức tăng cường của “chiến tranh đặc biệt”, tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt” và mở rộng quy mô ra toàn Việt Nam
Chọn đáp án: A
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
Phương pháp: sgk Lịch sử 12 trang 180.
Cách giải:
- Âm mưu: “Dùng người Việt đánh người Việt”, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”
- Thủ đoạn: Lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hõa với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Câu 2:
Phương pháp: sgk Lịch sử 12 trang 182, 183.
Cách giải:
1. Thắng lợi trên mặt trận quân sự:
- Ngày 30 - 4 đến 30- 6 - 1970, quân dân Việt Nam - Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn, giải phóng 5 tỉnh đông bắc với 4,5 triệu dân.
- Từ 12 - 2 đến 23 - 3 - 1971, quân dân Việt Nam - Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ và quân Sài Gòn, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.
- Chiến thắng ở Đường 9 - Nam Lào, quân tình nguyện của ta cùng với quân dân Campuchia đã giành chiến thắng đập tan cuộc hành quân mang tên “Toàn thắng 1 - 71”.
=> Những thắng lợi này bước đầu làm phá sản bước đầu chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ, mở ra khả năng thực tế làm phá sản hoàn toàn chiến lược này.
2. Thắng lợi trên mặt trận chính trị - ngoại giao:
- Ngày 6 - 6 - 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập, được 23 nước công nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
- Ngày 24 đến 25 - 4 - 1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương quyết tâm đoàn kết chống Mĩ.
Địa lí kinh tế
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm
Chương 3. Amin - Amino axit - Peptit - Protein
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Hoá học 12
Lý thuyết Ngữ Văn