Đề bài
Câu 1. Áp suất tăng khi:
A. Áp lực tăng còn diện tích có lực tác dụng được giữ nguyên không đổi.
B. Diện tích bị ép tăng và áp lực không đổi.
C. Áp lực và diện tích bị ép tăng theo cùng tỉ lệ.
D. Áp lực và diện tích bị ép giảm theo cùng tỉ lệ.
Câu 2. Đơn vị đo áp suất là :
A .Niutơn (N) B. m\(^2\)
C. kPa D.\({{kg} \over {{m^3}}}\)
Câu 3. Áp suất của khí quyển trên mặt nước là p\(_o\) Pa. Trọng lượng riêng của nước là 10\(^4\) N/m. Độ sâu (so với mặt nước) có áp suất bằng 3 p\(_o\) là:
A. 10m B. 20m
C. 10m D. 30m.
Câu 4. Một máy nâng thủy lực (con đội) được dùng để nâng các vật nặng lên cao. Khi tác dụng lực 10N lên pittông nhỏ để nâng vật 50N đặt trên pittông lớn một đoạn 0,5m thì pittông nhỏ phải đi xuống một đoạn bằng:
A. 25m. B. 5m
C. 2,5m. D. 0,5m.
Câu 5. Áp suất do khí quyển tác dụng lên cơ thể bạn ở mực nước biển có độ lớn gần đúng bằng:
A. 100 Pa. B. 1000 Pa.
C. 10000 Pa. D. 100000 Pa.
Câu 6. 1 Pa có giá trị bằng :
A. 1 N/cm\(^2\). B. 1 N/m\(^2\) .
C. 10 N/m\(^2\) . D. 100 N/cm\(^2\).
Câu 7. Đổ cùng một lượng nước vào ba bình A, B, C ở hình vẽ bên.
Gọi P\(_A\) , P\(_B\) , P\(_C\) lần lượt là áp suất của nước tác dụng lên đáy các bình A, B và C thì:
A. P\(_A\) = P\(_B\) = P\(_C\) B. P\(_A\) < P\(_B\) < P\(_C\)
C. P\(_B\) < P\(_A\) < P\(_C\) D. P\(_B\) > P\(_A\) > P\(_C\)
Câu 8. Theo nguyên lý Paxcan, áp suất tác dụng lên một chất lỏng chứa trong bình kín
A. giảm khi đi trong chất lỏng.
B. được truyền nguyên vẹn trong chất lỏng.
C. tăng khi đi trong chất lỏng.
D. thăng giáng khi đi trong chất lỏng tùy thuộc vào tiết diện của bình chứa.
Câu 9. Một máy nén thủy lực có pittông vào có đường kính bằng 20mm và bán kính pittông ra có đường kính bằng 10mm. Tác dụng lực vào 1 N sẽ tạo ra một lực ra bằng
A. 2N. B. 0,5N
C. 0,25N D. 4N
Câu 10. Một khinh khí cầu có thể tích V = 25m\(^3\) chứa khí hiđrô. Biết trọng lượng của khí cầu bằng M = 200N, trọng lượng riêng của không khí và của khí hiđrô lần lượt là d\(_0\) = 13 N/m\(^3\) và d\(_H\) = 0,9 N/m\(^3\) . Khinh khí cầu có thể kéo lên trên không một vật nặng có trọng lượng bằng
A .102,5N. B. 547,5N
C. 302,5N. D.347,5N
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A | C | B | C | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | C | B | C | A |
Câu 1:
Ta có:
\(p = \frac{F}{S}\) => Áp suất tăng khi áp lực tăng còn diện tích có lực tác dụng được giữ nguyên không đổi.
Chọn A
Câu 2:
Chọn C
Câu 3:
- Ta biết cột nước cao 10m thì gây áp suất khí quyển.
- Vậy ở độ cao 20m thì riêng nước gây áp suất 2p0 + áp suất khí quyển ở độ sâu 20m so với mặt nước áp suất là p = 3p0.
Chọn B
Câu 4:
Ta có: \(F.s = P.h \Rightarrow s = \frac{{P.h}}{F} = \frac{{50.0,5}}{{10}} = 2,5m\)
Chọn C
Câu 5:
Áp suất do khí quyển tác dụng lên cơ thể bạn ở mực nước biển có độ lớn gần đúng bằng \({10^5}Pa = 100000Pa\)
Chọn D
Câu 6:
Chọn B
Câu 7:
Đổ cùng một lượng nước vào ba bình:
- Bình C có tiết diện bé nhất nên độ cao cột nước lớn nhất và PC lớn nhất.
- Bình B có tiêt diện lớn nhất nên độ cao cột nước bé nhât và PB lớn nhất.
Suy ra: \({P_B} < {P_A} < {P_C}\)
Chọn C
Câu 8:
Chọn B
Câu 9:
Ta có:
\({F_1}{S_1} = {F_2}{S_2} \Rightarrow \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{{d_1^2}}{{d_2^2}}\)
\( \Rightarrow {F_2} = \frac{{{F_1}d_2^2}}{{d_1^2}} = \frac{{1.100}}{{400}} = 0,25N\)
Chọn C
Câu 10:
Trọng lượng của không khí bị chiém chỗ là:
\({P_1} = {d_0}.V = 13.25 = 325N\)
Trọng lượng khí H2 chứa trong khí cầu là:
\({P_2} = {d_H}.V = 0,9.25 = 22,5N\)
Trọng lượng vật nặng là:
\(P = {P_1} - {P_2} - M = 325 - 22,5 - 200 = 102,5N\)
Chọn A
Chương 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử
Chủ đề 5. Giai điệu quê hương
Unit 4: Our customs and traditions
Tải 30 đề thi học kì 2 của các trường Toán 8
Unit 7: My Neighborhood - Láng giềng của tôi