Đề bài
Câu 1 (1 điểm): Axit H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại nào sau đây?
A.Fe B.Cu
C.Al D.Mg
Câu 2 (1 điểm): Axit H2SO4 đặc nguội không tác dụng với chất nào sau đây?
A.Cu B.Fe
C.Ca D.Mg.
Câu 3 (1 điểm): Cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc nóng sản phẩm của phản ứng là:
\(\eqalign{ & A.CuS{O_4} + {H_2}S + {H_2}O \cr & B.CuS{O_4} + S{O_2} + {H_2}O \cr & C.CuS{O_4} + S + {H_2}O. \cr & D.CuS{O_4} + {H_2}. \cr} \)
Câu 4 (1 điểm): Dãy kim loại nào được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học?
A.K, Na, Mg, Al, Zn.
B.Fe, H, Cu, Ag, Au.
C.Mg, Zn, Al, Fe, H, Cu.
D.Mg, Al, Fe, Zn, Cu, H.
Câu 5 (1 điểm): Người ta dùng dung dịch nào sau đây để tách loại bột nhôm ra khỏi hỗn hợp với bột sắt?
A.HCl dư B.CuSO4
C.NaOH D.NaOH dư.
Câu 6 (1 điểm): Sự phá hủy kim loại và …..do tác dụng….trong….được gọi là sự ăn mòn kim loại. Các chỗ trống lần lượt là:
A.hợp kim, hóa học, môi trường.
B.phi kim, hóa học, môi trường.
C.hợp kim, cơ học, môi trường
D.hợp kim, hóa học, nước.
Câu 7 (2 điểm): Cho hỗn hợp gồm Fe, Mg có khối lượng 8 gam tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc).
Tỉ lệ theo số mol của Fe và Mg trong hỗn hợp đó là: (Fe = 56, Mg = 24)
A.2 : 1 B.1 : 2
C.1 : 1 D.1 : 3
Câu 8 (2 điểm): Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình một lượng dung dịch HCl để hòa tan hết chất rắn. Dung dịch thu được có chứa muối:
A.FeCl2
B.FeCl3
C.FeCl2 và FeCl3
D.FeCl2 và HCl dư.
Lời giải chi tiết
1.Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | B | B | A | D | A | C | C |
2.Lời giải
Câu 1: (B)
Cu không tác dụng với H2SO4 loãng.
Câu 2: (B)
Fe thụ động trong H2SO4 đặc nguội.
Câu 3: (B)
\(Cu + 2{H_2}S{O_4}\text{(đặc)} \to CuS{O_4} + S{O_2} + 2{H_2}O({t^0})\)
Câu 4: (A)
Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học: K, Na, Mg, Al, Zn.
Câu 5: (D)
Nhôm tan hết trong dung dịch NaOH dư, sắt không tan. Lọc được sắt.
Câu 6: (A)
Sự phá hủy kim loại và hợp kim, do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.
Câu 7: (C)
\(\eqalign{ & Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \cr & Mg + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2} \uparrow \cr} \)
Gọi số mol của Mg và Fe lần lượt là x và y, ta có:
\(\eqalign{ & 24x + 56y = 8(1) \cr & {n_{{H_2}}} = x + y = 0,2(2) \cr} \)
Giải hệ phương trình (1), (2) ta có:
x = 0,1mol và y = 0,1 mol.
Tỉ lệ số mol của Fe với Mg là 1 : 1.
Câu 8: (C)
\(\eqalign{ & 3Fe + 2{O_2} \to F{e_3}{O_4} \cr & F{e_3}{O_4} + 8HCl \to FeC{l_2} + 2FeC{l_3} + 4{H_2}O \cr} \)
Nếu còn Fe:
\(Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow .\)
CHƯƠNG IV. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 – Hóa học 9
Bài 5
Đề cương ôn tập học kì 1
QUYỂN 4. LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ