Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2
Bài 21. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2
Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
Bài 27. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
Câu 1. Thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam là
A. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).
B. chiến thắng Phước Long (1975).
C. chiến dịch Tây Nguyên (1975).
D. chiến dịch Huế - Đà Nẵng (1975).
Câu 2. Cuối năm 1974 - đầu năm 1975 trước tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phòng miền Nam khi nào?
A. Trong năm 1974 - đầu năm 1975
B. Trong năm 1976
C. Trong hai năm 1975 và 1976
D. Trong năm 1975
Câu 3. Nội dung cơ bản nào của hiệp định Pari 1973 ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam:
A. Hoa Kì rút hết quân đội và quân đồng minh về nước
B. Nhân dân Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua Tổng tuyển cử tự do
C. Hai bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường
D. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong cả nước?
A. Hiệp định Gioneve 1954
B. Hiệp định Pari 1973
C. Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh 1975
D. Quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI (7/1976)
Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng về tình hình nước ta sau hiệp định Pari:
A. Miền Bắc trở lại hòa bình, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế
B. Đất nước hoà bình, thống nhất
C. Mỹ rút quân về nước
D. Mỹ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự ở miền Nam, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn
Câu 6. Vì sao trong kế kế hoạch giải phòng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976, Bộ chính trị lại nhấn mạnh sự cần thiết phải tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh?
A. Lo sợ quân ta sẽ yếu không đủ sức đương đầu
B. Giảm thiệt hại về người và của cho nhân dân
C. Phòng quân Mĩ tăng lực lượng đàn áp cách mạng
D. Nhanh chóng đi lên thống nhất đất nước
Câu 7. Vì sao Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
A. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng ở miền Nam, lực lượng địch mỏng
B. Địa bàn rộng, hiểm trở sẽ gây khó khăn cho địch
C. Là nơi tập trung cơ quan đầu nào của địch
D. Là nơi tập trung nhiều Đảng viên nhất ở miền Nam
Câu 8. Điểm giống nhau căn bản trong nội dung hiệp định Pari 1973 so với hiệp định Gioneve 1954 là
A. không cho phép quân đội nước nào ở lại Việt Nam
B. quy định các bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt trong chiến tranh
C. nêu rõ các bên cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam
D. quy định các bên tham gia cam kết không được dính líu quân sự vào Việt Nam
Câu 9. Bài học kinh nghiệm nào trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) được Đảng Lao động Việt Nam tiếp tục vận dụng trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975)?
A. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế
B. Kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang, dân vận
C. Tranh thủ sự đồng tình của quốc tế
D. Tăng cường tình đoàn kết trong nước và quốc tế
Câu 10. Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) đã xác định kẻ thù của nhân dân miền Nam là
A. Đế quốc Mĩ
B. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu
C. Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu
D. Chính quyền Dương Văn Minh
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1. C | 2. C | 3. D | 4. C | 5. B |
6. B | 7. A | 8. C | 9. A | 10. C |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 194.
Cách giải:
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi (24-3-1975) đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 192.
Cách giải:
Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, trong tinh hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kết hoach giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.
Chọn: C
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 195.
Cách giải:
Sau thắng lợi ở chiến dịch Huế - Đã Nẵng và chiến dịch Tây Nguyên, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã nhận định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”. Đây là nội dung Nghị quyết của Bộ chính trị ngày 25-3-1975.
Chọn: D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 197, suy luận.
Cách giải:
Với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc trên đất nước ta. Trên cơ sở đó hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
Chọn: C
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 188, 190, suy luận
Cách giải:
Sau khi kí Hiệp đinh Pari. Miền Bắc trở lại hòa bình, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, ngày 29-3-1973, toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta, song do “ngụy chưa nhào”, Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.
Chọn: B
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 192, suy luận.
Cách giải:
Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975-1976.
Nhưng Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Bộ chính trị cũng nhấn mạnh sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa,… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.
Chọn: B
Câu 7.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Đảng ta chọn Tây Nguyên làm nơi tấn công đầu tiên do những nguyên nhân sau:
- Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng:
+ Nằm ở ngã ba Đông Dương, là nóc nhà của Đông Dương về chiến lược trong cuộc chiến.
+ Từ Tây Nguyên, có nhiếu tuyến đường dẫn đến Sài Gòn và các tỉnh thành khác, con đường liên lạc chiến lược mà cả ta và địch đều muốn nắm.
+ Nằm giữa Sài Gòn và Huế - Đà Nẵng, là 1 trong 3 trung tâm quân sự, kinh tế lớn của Mĩ ở miền Nam, chiếm được Tây Nguyên sẽ gây tâm lý hoang mang cho quân địch.
- Địa hình của Tây Nguyên:
+ Tây Nguyên có nhiều đồi núi xếp tầng thuận lợi cho ta đánh từ trên xuống.
+ Ở đây có nhiều rừng núi để ta phát huy thế mạnh đánh du kích của mình.
- Về phía ta:
+ Lực lượng của ta ở đây tương đối mạnh.
+ Nằm gần con đường Hồ Chí Minh thuận tiện cho việc vận chuyển đạn dược, vũ khí, thuốc men, lượng thực và hành quân.
+ Có hậu phương Tây Nguyên chi viện tại chỗ cho chiến dịch. Đồng bào Tây Nguyên tin tưởng theo Đảng.
- Về phía địch:
+ Đây là nơi địch có sơ hở trong chiến dịch phòng ngự;
+ Chiếm được Tây Nguyên sẽ chia cắt được đông Nam Bộ với miền Trung, uy hiếp tinh thần kẻ địch.
Chọn: A
Câu 8.
Phương pháp: So sánh, đánh giá.
Cách giải:
Trong nội dung của hai hiệp định Giơnevơ (1954) và hiệp định Pari (1973) đều nêu rõ điều khoản cơ bản nhất, quan trọng nhất đó là: các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Chọn: C
Câu 9.
Phương pháp: Phân tích, liên hệ.
Cách giải:
Việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế là bài học được áp dụng cho cả cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) vả kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975).
Tranh thủ sự đồng tình của quốc tế (C) và tăng cường tình đoàn kết quốc tế (D) là nội dung thuộc sức mạnh thời đại và kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, dân vận (B) là nội dung thuộc sức mạnh dân tộc.
Chọn: A
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 190.
Cách giải:
Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) đã xác định kẻ thù của nhân dân miền Nam vẫn là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu - kẻ đang phá hoại hòa bình, hòa hợp dân tộc, ngăn cản nhân dân ta đi tới độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc.
Chọn: C
Unit 7: Economic Reforms - Cải Cách Kinh Tế
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12
Đề kiểm tra 45 phút - Chương 4 – Hóa học 12
Unit 1: Home Life - Đời sống gia đình
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12