Đề bài
Câu 1: Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là?
A. kilogam (kg) B. gam (g) C. mét (m) D. giây (s)
Câu 2: Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để:
A. lựa chọn thước đo phù hợp B. đặt mắt đúng cách
C. đọc kết quả đo chính xác D. đặt vật đo đúng cách
Câu 3: Nhiệt độ cơ thể của người bình thường là:
A. 42oC B. 27oC C. 37oC D. 39,5oC
Câu 4: Điền vào chỗ trống đáp án đúng: … có đơn vị là kilogam.
A. Lượng B. Khối lượng C. Trọng lượng D. Trọng lực
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
A. Tấn > tạ > lạng > kilogam.
B. Tấn > lạng > kilogam > tạ
C. Tấn > tạ > kilogam > lạng.
D. Tạ > tấn > kilogam > lạng
Câu 6: Hãy ghép tên các loại đồng hồ (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại đồng hồ đó (ở cột bên phải).
A. 1 – c; 2 – b; 3 – a B. 1 – b; 2 – c; 3 – a
C. 1 – c; 2 – a; 3 – b D. 1 – a; 2 – b; 3 – c
Câu 7: Đổi khối lượng sau ra kilogam (kg):
650 g = … kg
2,4 tạ = … kg
A. 0,65 kg và 24 kg B. 0,65 kg và 240 g
C. 6,5 kg và 2400 g D. 0,065 kg và 240 kg.
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng: Màn hình máy tính nhà Tùng là loại 19inch. Đường chéo của màng hình đó có kích thước:
A. 48,26mm B. 4,826mm C. 48,26cm D. 48,26dm
Câu 9: Để đo nhiệt độ không khí trong phòng người ta dùng:
A. Nhiệt kế y tế B. Nhiệt kế rượu
C. Nhiệt kế thủy ngân D. Cả ba nhiệt kế trên đều đo được
Câu 10: Dãy gồm các tính chất đều thuộc tính chất vật lí là:
A. Sự cháy, khối lượng riêng
B. Nhiệt độ nóng chảy, sự phân hủy
C. Sự phân hủy, sự biến đổi thành chất khác
D. Màu sắc, thể rắn – lỏng - khí
Đáp án
1. D | 2. A | 3. C | 4. B | 5. C |
6. A | 7. B | 8. C | 9. B | 10. D |
Câu 1:
Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là? A. kilogam (kg) B. gam (g) C. mét (m) D. giây (s) |
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết đơn vị đo thời gian.
Lời giải chi tiết:
Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu s.
Đáp án D.
Câu 2:
Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để: A. lựa chọn thước đo phù hợp B. đặt mắt đúng cách C. đọc kết quả đo chính xác D. đặt vật đo đúng cách |
Lời giải chi tiết:
Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để lựa chọn thước đo phù hợp với vật cần đo.
Đáp án A.
Câu 3:
Nhiệt độ cơ thể của người bình thường là: A. 42oC B. 27oC C. 37oC D. 39,5oC |
Lời giải chi tiết:
Nhiệt độ cơ thể của người bình thường là 37oC.
Đáp án C.
Câu 4:
Điền vào chỗ trống đáp án đúng: … có đơn vị là kilogam. A. Lượng B. Khối lượng C. Trọng lượng D. Trọng lực |
Lời giải chi tiết:
Đơn vị khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp là kilogam (kg).
Vậy khối lượng có đơn vị là kilogam.
Đáp án B.
Câu 5:
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A. Tấn > tạ > lạng > kilogam. B. Tấn > lạng > kilogam > tạ C. Tấn > tạ > kilogam > lạng. D. Tạ > tấn > kilogam > lạng |
Lời giải chi tiết:
Ta có 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kilogam
1 lạng = 1/10 kg
Vậy tấn > tạ > kilogam > lạng.
Đáp án C.
Câu 6:
Hãy ghép tên các loại đồng hồ (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại đồng hồ đó (ở cột bên phải). A. 1 – c; 2 – b; 3 – a B. 1 – b; 2 – c; 3 – a C. 1 – c; 2 – a; 3 – b D. 1 – a; 2 – b; 3 – c |
Lời giải chi tiết:
Đồng hồ treo tường dùng để đo thời gian hàng ngày.
Đồng hồ cát dùng để đo thời gian của một sự kiện không cần mức chính xác cao.
Đồng hồ bấm giây dùng để đo thời gian trong thi đấu thể thao, thí nghiệm
Đáp án A.
Câu 7:
Đổi khối lượng sau ra kilogam (kg): 650 g = … kg 2,4 tạ = … kg A. 0,65 kg và 24 kg B. 0,65 kg và 240 g C. 6,5 kg và 2400 g D. 0,065 kg và 240 kg. |
Phương pháp giải:
1 kg = 1000 g
1 tạ = 100 kg
Lời giải chi tiết:
650 g = 0,65 kg
2,4 tạ = 240 kg
Đáp án B.
Câu 8:
Chọn câu trả lời đúng: Màn hình máy tính nhà Tùng là loại 19inch. Đường chéo của màng hình đó có kích thước: A. 48,26mm B. 4,826mm C. 48,26cm D. 48,26dm |
Lời giải chi tiết:
Ta có 1 inch = 2,54 cm.
=> 19 inch = 19 . 2,54 = 48,26 cm.
Đáp án C.
Câu 9:
Để đo nhiệt độ không khí trong phòng người ta dùng: A. Nhiệt kế y tế B. Nhiệt kế rượu C. Nhiệt kế thủy ngân D. Cả ba nhiệt kế trên đều đo được |
Lời giải chi tiết:
Nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể người
Nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ nước đang sôi
Nhiệt kế rượu đo nhiệt độ không khí trong phòng.
Đáp án B.
Câu 10:
Dãy gồm các tính chất đều thuộc tính chất vật lí là: A. Sự cháy, khối lượng riêng B. Nhiệt độ nóng chảy, sự phân hủy C. Sự phân hủy, sự biến đổi thành chất khác D. Màu sắc, thể rắn – lỏng - khí |
Lời giải chi tiết:
Tính chất vật lí là những tính chất đo được, hoặc cảm nhận được bằng các giác quan và những biến đổi không xuất hiện chất mới.
Gồm: thể (rắn – lỏng – khí), màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng, tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác, tính nóng chảy, sôi của một chất, tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
Đáp án D.
Chủ đề 7. Số thập phân
CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG
Sách bài tập Ngữ văn 6 Học kì II - KNTT
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6
Starter Unit
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6