Đề bài
PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm, mỗi câu 0,3 điểm)
Câu 1: Công của nguồn điện được xác định theo công thức:
A. A = EIt. B. A= UIt.
C. A = EI. D. A = UI.
Câu 2: Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức:
A. P = EIt. B. P = UIt.
C. P = EI. D. P = UI.
Câu 3: Câu phát biểu nào sai?
A. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.
B. Suất phản điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng chuyển hóa năng lượng của máy thu.
C. Đặc tuyến vôn – ampe của một đoạn dây dẫn ở nhiệt độ không đổi là một đường thẳng.
D. Đặc tuyến vôn – ampe của một sợi dây tóc bóng đèn là đường cong (không là đường thẳng).
Câu 4: Hai nguồn điện có \({E_1}\, = \,3\,V,\,{r_1}\, = \,0,5\,\Omega ;\)\(\,{E_2}\, = \,1,5\,V,\,{r_2}\, = \,1\,\Omega \) mắc nối tiếp thành mạch kín. Hiệu điện thế giữa hai cực mỗi nguồn là:
A. 0 V. B. 2,0 V.
C. 1,5 V. D. 3 V.
Câu 5: Câu phát biểu nào sai khi nói về tính dẫn điện của chất điện phân?
A. Dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm.
B. Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng.
C. Điện trở của chất điện phân giảm khi nhiệt độ tăng.
D. Khi acquy được nạp điện, dòng điện qua acquy cũng là dòng điện trong chất điện phân.
Câu 6: Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r được mắc với điện trở mạch ngoài là một điện trở R. Hiệu suất của nguồn điện là H = 80%. Tỉ số giữa điện trở trong của nguồn điện r và điện trở mạch ngoài R là:
A. 0,80. B. 0,20.
C. 0,40. D. 0,25.
Câu 7: Một động cơ điện một chiều có điện trở thuần của các cuộn dây là r = 4 Ω, mắc nối tiếp với một điện trở R = 8 Ω. Tất cả được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi và bằng 24 V. Động cơ khi đó hoạt động bình thường và cường độ dòng điện chạy qua động cơ là 0,5 A. Công suất điện năng chuyển hóa thành cơ năng ở động cơ là:
A. 3 W. B. 12 W.
C. 10 W. D. 9 W.
Câu 8: Để nạp điện cho một acquy có suất điện động E2 = 6 V, điện trở trong r2 = 0,4 Ω, người ta dùng nguồn điện một chiều có suất điện động E1 = 12 V, điện trở trong r1 = 0,2 Ω và một biến trở R mắc nối tiếp với acquy. Điều chỉnh để biến trở có giá trị tham gia vào mạch điện là R = 11,4 Ω. Công suất điện năng tiêu thụ ở acquy là:
A. 9,9 W. B. 9,0 W.
C. 3,0 W. D. 3,1 W.
Câu 9: Hai nguồn điện có suất điện động và điện trở trong lần lượt là E1 = 4 V, r1 = 0,5 Ω và E2 = 2 V, r2 = 0,8 Ω. Hai nguồn điện được mắc song song thành bộ nguồn rồi mắc với điện trở mạch ngoài R. Khi đó nguồn điện E2 trở thành máy thu và cường độ dòng điện qua E2 bằng 0,5 A. Công suất tiêu thụ điện năng toàn mạch điện bằng:
A. 7,68 W. B. 12,8 W.
C. 3,0 W. D. 10,8 W.
Câu 10: Một nguồn điện có suất điện động E = 12 V, điện trở trong r = 3 Ω, được mắc với điện trở mạch ngoài là biến trở R. Điều chỉnh R để công suất điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài đạt cực đại. Công suất cực đại đó bằng:
A. 144 W. B. 14,4 W.
C. 12,0 W. D. 24,0 W.
Câu 11: Có hai nguồn điện mắc nối tiếp thành một mạch kín (cực dương nguồn 1 mắc với cực âm của nguồn 2 và ngược lại cực dương của nguồn 2 mắc với cực âm của nguồn 1). Suất điện động và điện trở trong tương ứng của các nguồn điện là E1, E2, r1, r2. Để hiệu điện thế giữa hai cực mỗi nguồn điện bằng 0 phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây:
A. \({E_1}\, = \,{E_2};\,{r_1}\, \ne \,{r_2}.\)
B. \({E_1}\, \ne \,{E_2};\,{r_1}\, = {r_2}.\)
C. \({E_1}{r_1}\, = \,{E_2}{r_2}.\)
D. \({E_1}{r_2}\, = \,{E_2}{r_1}.\)
Câu 12: Chọn phát biểu đúng.
Nếu dịch chuyển hai bản của tụ điện phẳng không khí đã nối với hai cực một acquy lại gần nhau thì trong khi dịch chuyển
A. không có dòng điện qua acquy.
B. có dòng điện từ cực âm qua acquy sang cực dương.
C. có dòng điện đi từ cực dương qua acquy sang cực âm.
D. lúc đầu dòng điện đi từ cực âm qua acquy sang cực dương, sau đó dòng điện có chiều ngược lại.
Câu 13: Một bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 16 V, điện trở trong r1 = 2 Ω, được mắc xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 1Ω rồi mắc với điện trở R thành mạch kín. Cường độ dòng điện chạy qua R là I = 1,5 A. Điện trở R có giá trị:
A. 5 Ω. B. 9 Ω.
C. 10 Ω. D. 4,5 Ω.
Câu 14: Trong trương hợp nào sau đây thì hiệu điện thế mạch ngoài không bằng suất điện động của nguồn điện?
A. Mạch ngoài để hở.
B. Mạch kín và điện trở trong của nguồn bằng không.
C. Cường độ dòng điện qua nguồn bằng không.
D. Mạch kín và điện trở trong của nguồn khác không.
Câu 15: Mắc một điện trở R vào hai cực của nguồn điện có suất điện động E điện trở trong r. Thay đổi điện trở R sao cho cường độ dòng điện I qua điện trở R tăng dần, khi đó hiệu điện thế U giữa hai đầu điện trở R sẽ
A. tăng tỉ lệ thuận với I.
B. tỉ lệ nghịch với I.
C. giảm theo bậc nhất của I.
D. tỉ lệ nghịch với bình phương của I.
Câu 16: Một bóng đèn dây tóc, điện trở của dây tóc phụ thuộc vào nhiệt độ của nó. Đường đặc trưng vôn – ampe của bóng đèn dây tóc nói trên là một phần của đường
A. cong. B. thẳng.
C. tròn. D. elíp.
Câu 17: Mộ bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 16 V, điện trở trong r = 2Ω, được mắc xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 3 Ω rồi mắc với điện trở R thành mạch kín. Cường độ dòng điện chạy qua R là I = 1,5 A. Hiệu điện thế từ cực dương đến cực âm của nguồn E2 là:
A. 0,5 V. B. 8,5 V.
C. -0,5 V. D. -8,5 V.
Câu 18: Một bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 16 V, điện trở trong r1 = 1 Ω, được mắc xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 1 Ω rồi mắc với điện trở R thành mạch kín. Cường độ dòng điện chạy qua R là I = 1,5 A. Công suất điện năng tiêu thụ toàn mạch là:
A. 18,0 W. B. 24,0 W.
C. 6,0 W. D. 21,75 W.
Câu 19: Một bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 16 V, điện trở trong r1 = 1 Ω, được mắc xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 1 Ω rồi mắc với điện trở R thành mạch kín. Cường độ dòng điện chạy qua R là I = 1,2 A. Hiệu điện thế trên hai đầu điện trở R có độ lớn là:
A. 12 V. B. 10 V.
C. 14,8 V. D. 9,6 V.
Câu 20: Một bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 12 V, điện trở trong r1 = 1 Ω, được mắc xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 1 Ω rồi mắc với ampe kế có điện trở không đáng kể thành mạch kín. Ampe kế chỉ:
A. 4 A. B. 6 A.
C. 8 A. D. 2 A.
PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 21 (2 điểm):
Cho mạch điện có sơ đồ như hình I.1, biết \({E_1}\, = \,24\,V,\,{r_1}\, = \,1\,\Omega ;\,{E_2}\, = \,12\,V,\)\(\,{r_2}\, = \,1\,\Omega ;\,{R_1}\, = \,4\,\Omega ;\,{R_2}\, = \,6\,\Omega .\)
Hãy xác định cường độ dòng điện mạch chính và hiệu điện thế giữa hai điểm M, N.
Câu 22 (2 điểm):
Có ba nguồn điện giống nhau được mắc như hình I.2.
Hãy xác định hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn điện. Biết suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn là 3V và 0,5 Ω.
Lời giải chi tiết
PHẦN TRẮC NGHIỆM
1.A | 2.C | 3.B | 4.C | 5.A | 6.D | 7.D | 8.D | 9.B | 10.C |
11.D | 12.B | 13.A | 14.D | 15.C | 16.A | 17.B | 18.B | 19.D | 20.A |
Câu 1:
Công của nguồn điện được xác định theo công thức: \(A = EIt\)
Chọn A
Câu 2:
Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức:\(P = \frac{A}{t} = \frac{{EIt}}{t} = EI\)
Chọn C
Câu 3:
Suất phản điện của máy thu đặc trưng cho sự chuyển hóa điện năng thành dạng năng lượng khác không phải là nhiệt của máy thu. => B sai
Chọn B
Câu 4:
Định luật Ôm cho toàn mạch:
\(I\, = \,\dfrac{E}{{R\, + \,r}}\, = \,\dfrac{{4,5}}{{1,5}}\, = \,3\,A\)
\(\Rightarrow \,U\, = \,E\, - \,Ir\, = \,3 - 3.0,5\)\(\, = \,1,5\,V.\)
Chọn C
Câu 5:
A sai vì dòng điện trong chất điện phân chỉ tuân theo định luật Ôm khi có hiện tượng dương cực tan.
Chọn A
Câu 6:
Hiệu suất của nguồn điện:
\(H\, = \,\dfrac{U}{E}\, = \,\dfrac{{IR}}{{I(R\, + \,r)}}\, = \,80\% \, \)
\(\Rightarrow \,\dfrac{r}{R} = \dfrac{1}{4} = 0,25.\)
Chọn D
Câu 7:
Theo định luật Ôm cho toàn mạch:
\(\begin{array}{l}I\, = \,\dfrac{U}{{{R_{dc}}\, + \,R\, + \,r}}\\\;\;\;\; = \dfrac{{24}}{{{R_{dc}}\, + \,8\, + \,4}}\, = \,0,5\,A\\ \Rightarrow {R_{dc}}\, = \,36\,\Omega \\{P_{dc}}\, = \,{R_{dc}}{I_{dc}}\, = \,9\,{\rm{W}}\end{array}\)
Chọn D
Câu 8:
Ta có:
\(I\, = \,\dfrac{{{E_1}\, - \,{E_2}}}{{R\, + \,{r_1}\, + \,{r_2}}}\)\(\, = \dfrac{{12 - 6}}{{11,4 + 0,2 + 0,4}} = 0,5A\)
Công suất tiêu thụ ở acquy:
\(P = {E_2}I + {r_2}{I^2} = 6.0,5 + 0,4.0,{5^2} \)\(\,= 3,1\,{\rm{W}}.\)
Chọn D
Câu 9: B.
Câu 10:
Công suất mạch cực đại
\(P\, = \,{I^2}R = R.{\left( {\dfrac{E}{{R + r}}} \right)^2} \)\(\,= \dfrac{{144R}}{{{{(R + 3)}^2}}} \le \dfrac{{144R}}{{4.3R}} = 12W\)
Chọn C
Câu 11:
Chọn D
Câu 12:
Chọn B
Câu 13:.
Suất điện động và điện trở trong của bộ:
\(\begin{array}{l}{E_b}\, = \,{E_1}\, - {E_2} = 16 - 4 = 12\,V\\ \Rightarrow {r_b}\, = \,{r_1}\, + {r_2}\, = 2 + 1 = 3\,\Omega \\I\, = \,\dfrac{E}{{R\, + \,r}} = \dfrac{{12}}{{3\, + R}} = 1,5\,A\\ \Rightarrow R\, = \,5\,\Omega \end{array}\)
Chọn A
Câu 14: D.
Câu 15: C.
Câu 16: A.
Câu 17:
Suất điện động của bộ:
\({E_b}\, = \,{E_1}\, - \,{E_2}\, = 16 - 4 = 12V\\ \Rightarrow {r_b}\, = \,{r_1}\, + \,{r_2}\, = 2 + 3 = 5\,\Omega \)
Cường độ dòng điện:
\(\begin{array}{l}I\, = \,\dfrac{E}{{R\, + \,r}} = \dfrac{{12}}{{5\, + \,R}} = 1,5\,A\\ \Rightarrow R\, = \,3\,\Omega ;\\{U_2}\, + \,E\, + \,I{r_2}\, = \,4 + 1,5.3 = 8,5\,V\end{array}\)
Chọn B
Câu 18:
\(\begin{array}{l}{E_b}\, = \,{E_1}\, - {E_2} = 16 - 4 = 12\,V \\ \Rightarrow {r_b}\, = \,{r_1}\, + {r_2}\, = 1 + 1 = 2\,\Omega \\I\, = \,\dfrac{E}{{R\, + \,r}} = \dfrac{{12}}{{2 + R}} = 1,5\,A\\ \Rightarrow R\, = \,6\,\Omega \end{array}\)
Chọn B
Câu 19:
\(\begin{array}{l}{E_b}\, = \,{E_1}\, - {E_2} = 16 - 4 = 12\,V\\ \Rightarrow {r_b}\, = \,{r_1}\, + {r_2}\, = 1 + 1 = 2\,\Omega \\I\, = \,\dfrac{E}{{R\, + \,r}} = \dfrac{{12}}{{2\, + R}} = 1,2\,A\\ \Rightarrow R\, = \,8\,\Omega\\ \Rightarrow {U_R}\, = \,IR\, = 1,2.8\, = \,9,6\,V\end{array}\)
Chọn D
Câu 20:
Suất điện động:
\({E_b}\, = \,{E_1}\, - {E_2} = 12 - 4 = 8\,V\)
\(\Rightarrow {r_b}\, = \,{r_1}\, + {r_2}\, = 1 + 1 = 2\,\Omega \)
Cường độ dòng điện: \(I\, = \,\dfrac{E}{{R\, + \,r}} = \dfrac{8}{2} = \,4\,A.\)
Chọn A
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 21:
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch:
\(I\, = \,\dfrac{{{E_1}\, - \,{E_2}}}{{{R_1}\, + \,{R_2}\, + \,{r_1}\, + \,{r_2}}} = 1\,A.\)
Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là:
\({U_{MN}} = - {E_2} - I({R_2}\, + \,{r_2})\, = \, - 19\,V\)
Câu 22:
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch:
\(I\, = \,\dfrac{{{E_2}\, + \,{E_3}\, - \,{E_1}}}{{3r}}\, = \,2\,A.\)
Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn là:
\({U_1}\, = \,{E_1}\, + \,Ir\, = \,4V;\)\(\,\,{U_2}\, = \,{U_3}\, = \,{E_2}\, - \,Ir\, = \,2V.\)
Unit 4: ASEAN and Viet Nam
Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
Unit 8: Cities of the future
CHƯƠNG 3: CACBON - SILIC
Chuyên đề 3: Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11