Đề bài
Câu 1.. Khi nói về chuyển động, hai bạn Lan và Tuấn quan niệm như sau:
Lan: Khi vị trí của vật A thay đổi với vật B thì A đang chuyển động so với B.
Tuấn: Khi khoảng cách giữa vật A thay đổi với vật B thì A đang chuyển động so với B.
Theo em ý kiến nào chính xác, ý kiến nào chưa chính xác, tại sao?
Câu 2. Áp lực là gì? Tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tố nào ? Viết công thức tính áp suất, ghi rõ các đại lượng và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức đó.
Câu 3. Một chiếc tủ khối lượng 100kg tựa trên 4 chân, tiết diện ngang mỗi chân là hình vuông cạnh 2cm. Xem khối lượng của tủ phân bố đều.
a) Tính áp lực và áp suất của mỗi chân lên nền nhà.
b) Biết rằng nền nhà làm bằng đất mềm, chịu một áp suất tối đa 31,25 N/cm3 mà không bị lún. Hãy tính diện tích nhỏ nhất của một miếng gỗ phải chêm vào giữa chân tủ và nền để giữ cho mặt nền không bị hư hại.
Câu 4. Một ống nghiệm chứa thủy ngân với độ cao là h = 3cm.
a) Biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3. Hãy tính áp suất của thuỷ ngân lên đáy của ống nghiệm.
b) Nếu thay thủy ngân bằng nước thì cột nước phải có chiều cao là bao nhiều để tạo một áp lực như trên?
Câu 5. Ngựa kéo xe chuyển động đều. Lực ngựa kéo xe là 600N. Trong 5 phút xe đã nhận được một công do ngựa sinh ra là 360kJ.
a) Quãng đường xe đi được là bao nhiêu ?
b) Tính vận tốc chuyển động của xe.
Lời giải chi tiết
Câu 1.
Ý kiến bạn Lan là chính xác, ý kiến bạn Tuấn là chưa chính xác, tại vì có khi khoảng cách giữa vật A không thay đổi với vật B mà A vẫn đang chuyển động so với B.
Ví dụ B là tâm, A chuyển động tròn quanh B thì khoảng cách không đổi nhưng A vẫn chuyển động với B.
Câu 2.
+ Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
+ Tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tố là: độ lớn và phương của lực tác dụng.
Viết công thức tính áp suất \(p =\dfrac{F }{ S}\) , các đại lượng và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức đó là: F là áp lực đo bằng niu tơn (N); S là diện tích tác dụng, đo bằng mét vuông (m )
Câu 3.
a) Trọng lượng tủ : \(P = 10m = 1000 N\)
- Áp lực lên mỗi chân : 250 N
- Áp suất mỗi chân tác dụng lên nền : \(250 : 4 = 62,5 ( N/cm^2)\)
b) Để có áp suất 31,25 N/cm\(^2\), thì diện tích mỗi chân là : \(250 : 31,25 = 8cm^2\) .
Vậy ta phải chêm vào giữa chân tủ và nền một miếng gỗ có diện tích tối thiểu 8cm\(^2\)
Câu 4.
a) Áp suất của thuỷ ngân lên đáy của ống nghiệm: \(p = hd = 0,03 .136000 = 4080 (N/m^2)\)
b) Cột nước phải có chiều cao là: \(h’ = p : d’ = 0,408 m = 40,8\, (cm)\)
Câu 5.
a) Quãng đường xe đi đươc là : \(s = \dfrac{A }{F} =\dfrac{{{{360.10}^3}}}{{600}}= 600\,m\)
b) Vận tốc chuyển động của xe : \(v = \dfrac{s }{ t} = 2\;m/s.\)
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2
Bài 4. Bảo vệ lẽ phải
Unit 1: Leisure time
Chủ đề 3. Trách nhiệm với bản thân
Tải 10 đề thi giữa kì 2 Văn 8