Bài 1. Tứ giác
Bài 2. Hình thang
Bài 3. Hình thang cân
Bài 4. Đường trung bình của tam giác, của hình thang
Bài 5. Dựng hình bằng thước và compa. Dựng hình thang
Bài 6. Đối xứng trục
Bài 7. Hình bình hành
Bài 8. Đối xứng tâm
Bài 9. Hình chữ nhật
Bài 10. Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
Bài 11. Hình thoi
Bài 12. Hình vuông
Ôn tập chương I. Tứ giác
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 1
Đề bài
Bài 1. Cho hình bình hành ABCD. Gọi O là giao điểm hai đường chéo AC và BD, I là trung điểm của cạnh AB, J là trung điểm của DC.
a) Chứng tỏ AJ = CI.
b) Chứng tỏ O là trung điểm của đoạn IJ.
Bài 2. Cho hình thoi ABCD có hai dường chéo cắt nhau tại O. Trên tia đối của tia BA lấy điểm E sao cho BE = BA. Nối ED cắt AC tại I và BC ở F.
a) Chứng minh ID = 2IF.
b) Nối EO cắt BC ở G, đường thẳng OF cắt EC ở H. Chứng minh ba điểm A, G, H thẳng hàng.
c) Biết \(\widehat {BAD} = {60^ \circ },AB = a.\) Tính diện tích hình thoi ABCD theo a.
LG bài 1
Phương pháp giải:
Sử dụng:
Tứ giác có 1 cặp cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành
Lời giải chi tiết:
a) I, J lần lượt là trung điểm của AB và CD
\( \Rightarrow AI\parallel CJ\) và AI = CJ.
Do đó tứ giác AICJ là hình bình hành
\( \Rightarrow {\rm{AJ}} = CI.\)
b) O là giao điểm hai đường chéo AC và BD nên O là trung điểm của AC. AICJ là hình bình hành (cmt). Do đó đường chéo thứ hai IJ phải qua O hay O là trung điểm của IJ.
LG bài 2
Phương pháp giải:
Sử dụng:
Tứ giác có 1 cặp cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành
Định lý Pytago: Trong tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương các cạnh góc vuông
Lời giải chi tiết:
a) Ta có BE = BA (gt) mà \(BA\parallel CD\) và BA = CD (gt)
\( \Rightarrow BE\parallel CD\) và \(BE = CD.\)
Do đó BECD là hình bình hành nên F là trung điểm của BC.
Xét \(\Delta BDC\) có I là trọng tâm \( \Rightarrow ID = 2IF.\)
b) Ta có OF là đường trung bình của \(\Delta BDC \Rightarrow OF\parallel DC\)
Mà \(DC\parallel AB\) nên \(OF\parallel AE.\)
Vì O là trung điểm của AC nên H là trung điểm của EC hay AH là trung tuyến của \(\Delta AEC\). Mà AH cắt EO tại G nên G là trọng tâm \(\Delta AEC \Rightarrow A,G,H\) thẳng hàng.
c) \(\Delta ABD\) cân (AB = AD (gt) có\(\widehat {BAD} = {60^ \circ }\) nên \(\Delta ABD\) đều.
Kẻ \(BJ \bot AD\) ta có: \(JA = JD = {{AD} \over 2} = {a \over 2}\)
\( \Rightarrow BJ = \sqrt {A{B^2} - A{J^2}} \)\(\;= \sqrt {{a^2} - {{\left( {{a \over 2}} \right)}^2}} = \sqrt {{{3{a^2}} \over 4}} = {{a\sqrt 3 } \over 2}.\)
Vậy \({S_{ABCD}} = AD.BJ = a.{{a\sqrt 3 } \over 2} = {{{a^2}\sqrt 3 } \over 2}.\)
Chương 3. An toàn điện
Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải
CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN
Bài 3
Unit 3. Adventure
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8