Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3... để hoàn chỉnh các câu sau:
Cơ quan phân tích bao gồm … (1) …Các tế bào thụ cảm (nằm trong cơ quan thụ cảm tương ứng), dày thần kinh …(2)…và vùng …(3)… tương ứng.
Cơ quan …(4)…gồm màng lưới trong cầu mắt, dây thần kinh …(5)… và vùng chẩm của vỏ não.
Ta nhìn đuợc là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thuỷ tinh
tới …(6)… sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về …(7)…cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và …(8)…của vật.
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là:
A. Thận B. Bỏng dái
C. Ống dẫn nước tiểu D. Ống đái.
2. Các thụ quan nằm ở phần nào của da ?
A. Tầng sừng B. Tầng tế bào sống C. Lớp bì D. Lớp mỡ
3. Chức năng của tiểu não là gì?
A. Giữ thăng bằng cơ thể và điều hòa các cứ động đi đứng.
B. Bán cầu tiểu não duy trì tính cường cơ
C. Tiểu não điều hòa, phối hợp các cơ
D. Tiểu nào điều hòa. phối hợp các cư động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
4. Cơ quan thụ cảm, bộ phận ngoại biên của cơ quan phân tích thị giác là gì ?
A. Mắt
B. Thuỷ dịch, thế thụ tinh, dịch thủy tinh
C. Màng lưới
D. Các nơron hình nón, hình que ở màng lưới.
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. Nêu cấu tạo lớp màng lưới của cầu mắt. Sự tạo ảnh ở màng lưới diễn ra như thế nào?
Câu 2. Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì ? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm?
Câu 3. Thế nào là phản xạ có điều kiện ? Cách thành lập phản xạ có điều kiện như thế nào?
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1.;
(1)- 3 thành phần;
(2)- cảm giác;
(3)- vỏ não;
(4) - phân tích thị giác;
(5)- thị giác;
(6)- màng lưới
(7)- trung ương;
(8)- màu sắc.
Câu 2.
1 | 2 | 3 |
A | C | D |
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. * Lớp màng lưới: ở trong cùng chứa các tế bào hình nón và tế bào hình que.
+ Tế bào hình que: tiếp nhận ánh sáng yếu, giúp ta nhìn rõ ban đêm.
+ Tế bào hình nón: tiếp nhận ánh sáng mạnh và màu sắc, tập trung chủ yếu ở điểm vàng (trên trục mắt). Càng xa điểm vàng, tế bào hình nón càng ít và tế bào hình que càng nhiều.
+ Điểm mù: là chỗ ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác, thiếu tế bào thụ cảm thị giác nên ảnh rơi vào đấy sẽ không nhìn thấy.
* Sự tạo ảnh ở màng lưới:
- Ánh sáng phản chiếu từ vật nhìn đi vào mắt phải qua: màng giác, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh.
- Lỗ đồng tử ở mồng mắt điều tiết lượng ánh sáng vào mắt.
- Nhờ sự điều tiết của thể thuỷ tinh mà ảnh sẽ rõ nét trên màng lưới.
- Ảnh tác động lên tế bào thụ cảm thị giác, làm hưng phấn các tế bào này và từ đó các luồng thần kinh sẽ truyền về vùng vỏ não tương ứng ở thuỳ chẩm để cho ta cảm nhận ảnh của vật.
Câu 2.
Sản phẩm thải chủ yếu | Cơ quan bài tiết chủ yếu |
Khí cacbônic | Phổi |
Nước tiểu | Thân |
Mồ hôi | Da |
Câu 3. * Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua quá trình học tập và rèn luyện mà có để trả lời một kích thích không tương ứng. Phản xạ có điều kiện dễ thay đổi tạo điều kiện cho cơ thể dễ thích nghi với điều kiện sống mới. Phản xạ có điều kiện sẽ mất nếu không được thường xuyên củng cố.
* Muốn thành lập phản xạ có điều kiện cần:
- Kết hợp kích thích có điều kiện (chẳng hạn ánh đèn) với kích thích không điều kiện (chẳng hạn thức ăn), trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn.
- Phải kết hợp nhiều lần (số lần ít, nhiều là do mức độ tiến hoá của đối tượng muốn thành lập phản xạ) cho đến khi chỉ riêng kích thích có điều kiện cũng gây được phản ứng trả lời .
CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN
PHẦN ĐẠI SỐ - VỞ BÀI TẬP TOÁN 8 TẬP 2
Chương 2. Phản ứng hóa học
Bài 2: Liêm Khiết
Bài 42. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ