Đề bài
Câu 1. Chuyển động cơ học là gì? Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Viết công thức tính vận tốc, ghi rõ các đại lượng và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức đó?
Câu 2. Em hãy chọn đơn vị vận tốc phù hợp cho các chuyển động sau:
Đối tượng | Vận tốc |
a. Vận tốc bò của ốc sên | 1) km/s |
b. Vận tốc của tên lửa | 2) m/h |
c. Vận tốc của gió | 3) m/s |
Câu 3. Một người đi bộ trên đoạn đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s; đoạn đường sau dài 1,9km đi hết 0,5h.
a. Tính tốc độ trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường ra m/s .
b. Đổi tốc độ tính được ở câu trên ra km/h.
Câu 4. Cứ sau 20s người ta lại ghi quãng đường chạy của một vận động viên điền kinh chạy 1000m như trong bảng :
a) Tính tốc độ trung bình của vận động viên sau khi chạy được 60s và 120s; vận tốc độ trung bình từ giây thứ 60 đến 120 và từ giây thứ 120 đến 180.
b) Tính tốc độ trung bình của vận động viên trên cả đoạn đường ra m/s và km/h.
Câu 5. Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang, các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là các lực nào?
Lời giải chi tiết
Câu 1.
- Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
- Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.
- Công thức tính vận tốc \(v =\dfrac{s }{ t}\)
Trong đó:
+ s : đường đi
+ t : thời gian đi quãng đường đó.
Câu 2.
a. Vận tốc bò của ốc sên - m/h
b. Vận tốc của tên lửa - km/s
c. Vận tốc của gió - m/s
Câu 3.
a. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường
Thời gian đi đoạn đường đầu:
\(t_1 = \dfrac{{3000} }{ 2}= 1500\, s\)
Thời gian đi cả đoạn đường:
\(t = t_1 + t_2 = 1500 + 1800 = 3300\,s.\)
Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường:
\(v=\dfrac{{{s_1} + {s_2}} }{ t} =\dfrac{{3000 + 1900}}{ {3300}} =\dfrac{{49}}{{33}} \)\(\;= 1,4848\; m/s \)
b. Đổi vận tốc tính ở câu trên ra km/h.
\(v=\dfrac{{49} }{ {33}} .\dfrac{{3600} }{ {1000}} = 5,345 \approx 5,35\; km/h\)
Câu 4.
a) Tính được vận tốc trung bình
+ Sau khi chay được 60s :
\(v_1=\dfrac{{428} }{ {60}} = 7,133\;m/s.\)
+ Sau khi chạy được 120s :
\(v_2= \dfrac{{692} }{ {120}} = 5,767\;m/s.\)
+ Sau khi chạy đươc từ giây thứ 60 đến 120s :
\(v_3=\dfrac{{692 - 428}}{{60}} = 4,4\;m/s.\)
+ Sau khi chạy được từ giây thứ 120 đên 180s:
\(v_4 =\dfrac{{1000 - 692} }{{60}} = 5,133\;m/s.\)
b) Tính được vận tốc trung bình trên cả đoạn đường :
\(v =\dfrac{S }{ t} =\dfrac{{1000} }{ {180}} = 5,5556\;m/s \)\(\;= 20\; km/h\)
Câu 5.
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.
+ Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang, các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là trọng lực p của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.
Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam
Tải 20 đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Anh 8 mới
TÀI LIỆU DẠY - HỌC HÓA HỌC 8 TẬP 1
Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội
Chủ đề 1. Thiên nhiên tươi đẹp