Đề bài
Câu 1. Thế nào là mạch mắc song song, nêu tính chất của nó?
Câu 2. Vì sao trong thực tế người ta thường làm dây dẫn bằng đồng hoặc bằng nhôm mà không làm bằng kẽm, hay sắt?
Câu 3. Khi đưa 1 thanh sắt lại gần điểm giữa của 1 thanh nam châm thẳng, nam châm không hút được sắt có thể kết luận nam châm đã mất hết từ tính được hay không? Vì sao?
Câu 4. Trong mạch điện như hình vẽ, biết R1 = 30Ω ; R2 = 60Ω; R3 = 90Ω đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mạch chính là 0,15A.
a) Tính điện trở tương đương của mạch
b) Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở
Câu 5. Có 4 bóng đèn loại 110V, 3 loại đèn có công suất 100W và 1 đèn có công suất 300W.
a) Tính điện trở của mỗi bóng đèn và cường độ dòng điện đi qua nó khi nó được sử dụng đúng hiệu điện thế định mức
b) Có thể mắc 4 bóng đèn đó vào hiệu điện thế 220V thế nào để chúng sáng bình thường?
c) Khi chúng được mắc như trong câu b, tính nhiệt lượng chúng tỏa ra trong 2 giờ?
Lời giải chi tiết
Câu 1 :
Đoạn mạch song song: các điện trở mắc sao cho điểm đầu chung và điểm cuối chung.
b) Đặc điểm:
+ Hiệu điện thế 2 đầu mỗi điện trở đều bằng nhau và bằng hiệu điện thế hai đầu mạch
U = U1 = U2 = U3
+ Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ trong các mạch rẽ:
I = I1 + I2 + I3
Điện trở tương đương: nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng nghịch đảo các điện trở
+ Nếu chỉ 2 điện trở thì
+ Cường độ dòng điện liên hệ với điện trở:
Cường độ dòng điện chạy trên mỗi điện trở tỷ lệ nghịch với các điện trở
Câu 2 :
Trong thực tế người ta thường làm dây dẫn bằng đồng hoặc bằng nhôm mà không làm bằng kẽm, hay sắt vì dây dẫn bằng đồng hay bằng nhôm có điện trở suất nhỏ hơn dây dẫn làm bằng sắt và kẽm nên cùng chiều dài và cùng tiết diện thì điện trở nhỏ hơn.
Câu 3 :
Không, vì từ tính nam châm tập trung ở các cực, ở điểm giữa rất yếu nên dù nam châm mói nó vẫn hút sắt rất yếu.
Câu 4 :
a) Tính điện trở tương đương: đoạn điện có dạng (R1 nt R2 ) // R3
vì R1 nt R2 nên R12 = R1 + R2 = 30 + 60 = 90Ω
vì R12 // R3 và R12 = R3 = 90Ω nên RAB = R3/2 = 45Ω
b) Tính U1 ; U2; U3
Vì R12 // R3 nên UAB = U3 = RAB.I =45.0,15 = 6,75V
Vì R1 nt R2 nên I12 = I1 = I2 = UAB/ R12 = 6,75/90 = 0,075A
Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 : U1 = I1.R = 0,075.30 = 2,25V
Hiệu điện thế giữa hai đầu R2 : U2 = I2.R = 0,075.60 = 4,5V
Câu 5 :
a) Cường độ dòng điện định mức của đèn loại 1:
I1 = I2 = I3 = P1 / U1 = 100/110 = 0,91A
Điện trở của bóng đèn loại 1:
R1 = R2 = R3 = U1 /I1 = 110/0,91 = 121Ω
Cường độ dòng điện định mức của đèn loại 2:
I4 = P4 / U4 = 300/110 = 2,73A
Điện trở của bóng đèn loại 2:
R4 = U4 /I4 = 110 / 2,73 = 40,3Ω
b) Do U = U1 + U4 và U1 = U4 nên 4 bóng đèn trên phải được mắc thành hai cụm nối tiếp
vì I4 = 3I1 nên 3 đèn loại 1 được mắc song song với nhau và cả 3 mắc nối tiếp với 1 đèn loại 2 như hình vẽ.
c) Nhiệt lượng tỏa ra ở toàn mạch trong 2 giờ là:
Q = (3P1 + P4)t = (3.100 + 1.300).2 = 1200W.h = 4320000J
Đề thi vào 10 môn Văn An Giang
Bài 9
CHƯƠNG 4. HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Toán lớp 9
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 9