Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới?
A. Thay thế nội dung trưng thu lương thực thừa bằng thuế cố định.
B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
D. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế
Câu 2: Nhiệm vụ “ trọng tâm” trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô (1925 – 1941) là gì?
A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
D. Tập thể hóa nông nghiệp
Câu 3. Cuộc khủng hoàng kinh thế giới cuối năm 1929 đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Đức?
A. Sản xuất công nghiệp năm 1932 giảm 50% so với những năm trước khủng hoảng.
B. Số người thất nghiêp lên tới 6 triệu người.
C. Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa.
D. Khủng hoảng chính trị trầm trọng do tác động bởi cuộc đấu tranh của quần chúng lao động.
Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện cơ bản nhất về việc Đức dần dần phục hồi vị trí của mình trong quan hệ quốc tế trong giai đoạn 1924 – 1929?
A. Tham gia tổ chức Liên hiệp quốc.
B. Tham gia Hội Quốc Liên.
C. Kí kết một số hiệp ước với các nước tư bản châu Âu.
D. Kí kết một số hiệp ước với Liên Xô.
Câu 5. Tháng 6 -1940 sự kiện nổi bật nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng tới Việt Nam là
A. Nhật kéo vào Lạng Sơn Việt Nam.
B. Nhật đánh chiếm Trung Quốc.
C. chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.
D. quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp.
Câu 6. Các nước đóng vai trò quyết định đánh bại chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là
A. Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc.
B. Mĩ, Anh, Pháp.
C. Mĩ, Pháp, Liên Xô.
D. Liên Xô, Mĩ, Anh.
Câu 7. Tháng 11-1917 đã diễn ra sự kiện gì ở Nga?
A. Quân Đức tấn công dồn dập vào lục địa Nga.
B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thắng lợi.
C. Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa Nga và Đức.
D. Nước Nga quyết định rút khỏi chiến tranh đế quốc.
Câu 8. Liên Xô đã có thái độ như thế nào đối với các nước phát xít?
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức
B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ
C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít
D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga?
Câu 2: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1. C | 2. C | 3. C | 4. B |
5. D | 6. D | 7. B | 8. D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 53
Cách giải:
Nội dung của chính sách kinh tế mới bao gồm:
- Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực, (ban hành thuế nông nghiệp).
- Công nghiệp:
+ Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng.
+ Tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ,dưới 20 công nhân.
+ Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.
+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt.
- Thương nghiệp và tiền tệ: tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.
Chọn đáp án: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 55
Cách giải:
Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiêm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Chọn đáp án: C
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 66
Cách giải:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế Đức.
- Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng.
- Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa.
- Số người thất nghiệp lên tới 5 triệu người.
Chọn đáp án: C
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 65
Cách giải:
Trong thời kì ổn định tam thời (1924 – 1929) về đối ngoại, địa vị quốc tế của Đức dần dần được phục hồi với việc nước này tham gia Hội Quốc Liên, kí kết một số hiệp ước vói các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.
Chọn đáp án: B
Câu 5.
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải:
Tháng 04/1940, Đức tấn công sang phía Tây, chiếm Đan Mạch, Na-uy, Bỉ, Phần Lan, Lúc-xăm-bua và Pháp. Tấn “thảm kịch” nước Pháp “Quân Đức tiến vào Pari”: Sau khi chọc thủng phòng tuyến Maginô ở miền Bắc nước Pháp, ngày 05/6/1940, quân Đức tiến về phía Pari như bão táp. Chính phủ Pháp tuyên bố “bỏ ngỏ” thủ đô và chạy về Boóc-đo, một bộ phận do tướng Đờ Gôn cầm đầu bỏ đất Pháp ra nước ngoài, dựa vào Anh, Mĩ tiến hành cuộc kháng chiến chống Đức. Bộ phận còn lại do Pêtanh đứng ra lập chính phủ mới, ngày 22/6/1940 kí với Đức hiệp ước đầu hàng nhục nhã (Pháp bị tước vũ trang, hơn 3/4 lãnh thổ Pháp bị Đức chiếm đóng và Pháp phải nuôi toàn bộ quân đội chiếm đóng Đức).
Sau đó ở Đông Dương, Đô đốc Đờ cu đã được cử làm Toàn quyền thay cho G. Catơru. Chính quyền mới này đã thực hiện một loạt các chính sách nhằm vơ vét sức người sức của, ở Đông Dương để đốc vào cuộc chiến tranh. Điều này gây khó khăn cho cuộc sống nhân dân và phong trào cách mạng.
Chọn: D.
Câu 6.
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
- Vai trò của Liên Xô: là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
+ Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.
+ Tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông, góp phần quan trọng buộc phát xít Nhật đầu hàng.
- Vai trò của Anh, Mĩ:
+ Lực lượng chủ yếu ở mặt trận Bắc Phi và châu Á Thái Bình Dương, góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Italia.
+ Tấn công phát xít Đức từ phía Tây, cùng với Liên Xô buộc Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
+ Tham gia chống Nhật ở Viễn Đông, buộc Nhật phải đầu hàng.
=> Các nước đóng vai trò quyết định đánh bại chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là: Liên Xô, Mĩ, Anh.
Chọn: D
Câu 7.
Phương pháp: Sgk trang 35.
Cách giải:
Tháng 11-1917, dưới sự lãnh đạo của Lê – nin và Đảng Bôn-sê-vích, nhân dân Nga đứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa – được gọi là cách mạng tháng Mười (theo lịch Nga). Nhà nước Xô viết Nga ra đời, thông qua Sắc lệnh hòa bình, kêu gọi chính phủ các nước tham chiến chấm dứt chiến tranh.
Chọn đáp án: B
Câu 8.
Phương pháp: Sgk trang 19.
Cách giải:
Trong bối cảnh khối Trục phát xít đang tăng cường chiến tranh xâm lược và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Chọn đáp án: D
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 52
Cách giải:
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga:
* Đối với nước Nga:
- Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga.
- Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
* Đối với thế giới:
- Làm thay đổi cục diện thế giới.
- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
Câu 2:
Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 61, 62, suy luận.
Cách giải:
Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới, vì:
- Cuộc khủng hoảng đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình.
+ Các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.
+ Các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước không hoặc có ít thuộc địa, thiếu thốn về vốn, nguyên liệu, thị trường đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị.
- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Unit 5: Technology
Bài 6. Tiết 2: Kinh tế Hoa Kì - Tập bản đồ Địa lí 11
CHUYÊN ĐỀ 3: DOANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chủ đề 2. Sóng
Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11