Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động cơ học?
A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật
B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác
C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật
D. Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí của vật
Câu 2: Có 3 vật chuyển động với các vận tốc tương ứng: \({v_1} = 54\,\,km/h;\,\,{v_2} = 10\,\,m/s;\,\,{v_3} = 0,02\,\,km/s\). Sự sắp xếp nào sau đây là đúng với thứ tự tăng dần của vận tốc.
A. \({v_1} < {v_2} < {v_3}\)
B. \({v_2} < {v_1} < {v_3}\)
C. \({v_3} < {v_2} < {v_1}\)
D. \({v_2} < {v_3} < {v_1}\)
Câu 3: Điều nào sau đây là đúng và đủ nhất khi nói về tác dụng của lực?
A. Lực làm cho vật chuyển động
B. Lực làm cho vật thay đổi vận tốc
C. Lực làm cho vật biến dạng
D. Lực làm cho vật thay đổi vận tốc hoặc làm cho vật biến dạng hoặc cả hai
Câu 4: Trong các phương án sau đây, phương án nào có thể giảm được ma sát?
A. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc
B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc
C. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc
D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc
Câu 5: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị vận tốc?
A. \(km/ph\) B. \(m/h\)
C. \(ph/m\) D. \(km/h\)
Câu 6: Một vật đang chuyển động, chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì:
A. sẽ chuyển động nhanh hơn
B. sẽ tiếp tục đứng yên
C. sẽ chuyển động chậm dần
D. sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
Câu 7: Khi đi trên mặt sàn trơn, ta bám chặt ngón chân xuống nền là để:
A. Tăng áp lực của chân lên mặt đất
B. Giảm áp lực của chân trên nền đất
C. Tăng ma sát giữa chân với nền đất
D. Giảm ma sát giữa chân với nền đất.
Câu 8: Hai lực cân bằng là hai lực cùng phương,
A. cùng chiều, cùng độ lớn
B. ngược chiều, cùng độ lớn, cùng tác dụng lên 1 vật
C. ngược chiều, cùng độ lớn
D. cùng chiều, cùng độ lớn, cùng tác dụng lên 1 vật
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: Biểu diễn các lực sau:
a. Trọng lực của một vật có khối lượng \(2\,\,kg\) (tỉ xích \(1\,\,cm\) ứng với \(5\,\,N\))
b. Vật chịu tác dụng của hai lực: trọng lực \(P\) có độ lớn \(300\,\,N\); lực kéo \({F_k}\) có phương nghiêng \({30^0}\) so với phương nằm ngang, chiều hướng lên trên, cường độ \(200\,\,N\).
Câu 2: Một người đạp xe trên hai quãng đường, quãng đường một dài \(600\,\,m\) hết \(2\) phút; quãng đường hai dài \(6\,\,km\) hết \(0,5\) giờ.
a. Tính vận tốc của người đó trên từng quãng đường.
b. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.
Lời giải chi tiết
1.B | 2.B | 3.D | 4.A | 5.C | 6.D | 7.C | 8.B |
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Cách giải:
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác
Chọn B.
Câu 2.
Phương pháp:
Đổi các vận tốc về cùng một đơn vị rồi so sánh
Đổi vận tốc: \(1\,\,m/s = 3,6\,\,km/h;\,\,1\,\,km/h = 0,278\,\,m/s\)
\(1\,\,km = 1000\,\,m \Rightarrow 1\,\,km/s = 1000\,\,m/s\)
Cách giải:
Đổi các vận tốc về \(m/s\), ta có:
\(\begin{array}{l}{v_1} = 54\,\,km/h = 15\,\,m/s\\{v_2} = 10\,\,m/s\\{v_3} = 0,02\,\,km/s = 20\,\,m/s\end{array}\)
Sắp xếp các vận tốc theo thứ tự tăng dần, ta có: \({v_2} < {v_1} < {v_3}\)
Chọn B.
Câu 3.
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết về các tác dụng của lực
Cách giải:
Lực làm cho vật thay đổi vận tốc hoặc làm cho vật biến dạng hoặc cả hai
Chọn D.
Câu 4.
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết lực ma sát
Cách giải:
Phương án có thể giảm được ma sát là tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc
Chọn A.
Câu 5.
Cách giải:
Các đơn vị vận tốc là: \(m/s;\,\,m/ph;\,\,m/h;\,\,km/s;\,\,km/ph;\,\,km/h...\)
Đơn vị không phỉa là đơn vị vận tốc là \(ph/m\)
Chọn C.
Câu 6.
Phương pháp:
Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính
Cách giải:
Một vật đang chuyển động, chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
Chọn D.
Câu 7.
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết lực ma sát
Cách giải:
Khi đi trên mặt sàn trơn, lực ma sát trượt nhỏ là chân bị trơn trượt, ta bám chặt ngón chân xuống nền là để tăng ma sát trượt giữa chân với nền đất
Chọn C.
Câu 8.
Phương pháp:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
Cách giải:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn, cùng tác dụng lên 1 vật
Chọn B.
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
Phương pháp:
Trọng lượng của vật: \(P = 10m\)
Sử dụng lý thuyết biểu diễn vecto lực
Cách giải:
a. Trọng lực tác dụng lên vật chính là trọng lượng của vật:
\(P = 10m = 10.2 = 20\,\,\left( N \right)\)
Trọng lực có:
Điểm đặt tại tâm của vật
Phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống
Độ lớn của lực bằng \(20\,\,N\)
Biểu diễn lực:
b. Biểu diễn các lực:
Câu 2.
Phương pháp:
Vận tốc: \(v = \frac{S}{t}\)
Vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \frac{{{S_1} + {S_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)
Cách giải:
Đổi: \(2phut = 120s\)
a. Vận tốc của người đó trên quãng đường đầu tiên là:
\({v_1} = \frac{{{S_1}}}{{{t_1}}} = \frac{{600}}{{120}} = 5\,\,\left( {m/s} \right) = 18\,\,\left( {km/h} \right)\)
Vận tốc của người đó trên quãng đường thứ hai là:
\({v_2} = \frac{{{S_2}}}{{{t_2}}} = \frac{6}{{0,5}} = 12\,\,\left( {km/h} \right)\)
b. Đổi: \(600\,\,m = 0,6\,\,km\)
\(2\,\,phut = \frac{1}{{30}}h\)
Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường là:
\({v_{tb}} = \frac{{{S_1} + {S_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{0,6 + 6}}{{\frac{1}{{30}} + 0,5}} = 12,375\,\,\left( {km/h} \right)\).
Bài 20. Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2
Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Vận động cơ bản
Unit 7. Big ideas