Đề bài
Câu 1. Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai?
A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo.
B. Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo.
C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo.
D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó.
Câu 2. Công thức nào sau đây là công thức tính điện trở mạch mắc nối tiếp .
A. \(R = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)
B. \(R = {R_1} + {R_2}\)
C. \(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)
D. \(R = \frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)
Câu 3. Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở \(2\Omega \) và có chiều dài 10m, dây thứ 2 có chiều dài 30m. Điện trở của dây thứ 2 là bao nhiêu?
A. \(4\Omega \) B. \(6\Omega \)
C. \(8\Omega \) D. \(10\Omega \)
Câu 4. Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở \({R_1}\), dây thứ hai bằng nhôm có điện trở \({R_2}\), dây thứ ba bằng sắt có điện trở \({R_3}\). Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn?
A. \({R_{3\;}} > {R_{2\;}} > {R_1}\)
B. \({R_{1\;}} > {R_{3\;}} > {R_2}\)
C. \({R_{2\;}} > {R_{1\;}} > {R_3}\)
D. \({R_{1\;}} > {R_{2\;}} > {R_3}\;\)
Câu 5. Câu phát biểu nào sau đây là đúng nhất ? Công suất điện để chỉ
A. điện năng tiêu thụ nhiều hay ít
B. cường độ dòng điện chạy qua mạch mạnh hay yếu
C. hiệu điện thế sử dụng lớn hay bé
D. mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện
Câu 6. Mắc điện trở \({R_{1\;}} = 40\Omega \) và \({R_{2\;\;}} = 80\Omega \) nối tiếp vào hiệu điện thế không đổi \(U = 12V\). Cường độ dòng điện chạy qua điện trở \({R_1}\) là
A.\(0,1A\;\) B. \(0,15A\)
C. \(0,45A\) D. \(0,3A\)
Câu 7. Một bóng đèn pin có ghi \(6V - 4,5W\), cường độ dòng điện định mức của đèn là
A. \(1,3A\;\) B. \(0,75A\;\)
C. \(1,5A\;\) D. \(0,8A\;\)
Câu 8. Hai điện trở mắc nối tiếp với nhau. Biết rằng \({R_1}\) lớn hơn \({R_2}\) là \(5\Omega \) và hiệu điện thế qua các điện trở lần lượt là \({U_1} = 30V,{U_2} = 20V\). Giá trị mỗi điện trở là
A. \(25\Omega ;20\Omega \) B. \(15\Omega ;10\Omega \)
C. \(20\Omega ;15\Omega \) D. \(10\Omega ;5\Omega \)
Câu 9. Ba bóng đèn có điện trở bằng nhau, chịu được điện thế định mức 6V. Phải mắc ba bóng đèn theo kiểu nào vào hai điểm có hiệu điện thế 18V để chúng sáng bình thường?
A. Ba bóng mắc song song
B. Ba bóng mắc nối tiếp
C. Hai bóng mắc nối tiếp và song song với bóng thứ ba
D. Hai bóng mắc song song và nối tiếp với bóng thứ ba
Câu 10. Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin \(R = 48,5\Omega \). Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế \(220V.\)Nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 15 phút có giá trị là
A. \(898011J\) B. \(898110J\)
C. \(898101J\;\) D. \(890801J\)
Câu 11. Công thức nói lên mối quan hệ giữa công và công suất
A.\(P = A.t\) B. \(P = A + t\)
C. \(A = P.t\) D. \(t = P.A\)
Câu 12. Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào không tiết kiệm điện.
A. Thay đèn sợi tóc bằng đèn ống.
B. Thay dây dẫn to bằng dây dẫn nhỏ cùng loại.
C. Chỉ sử dụng thiết bị điện trong thời gian cần thiết.
D. Hạn chế sử dụng các thiết bị nung nóng.
Câu 13. Đơn vị công của dòng điện là:
A. ampe (A) B. jun (J)
C. vôn (V) D. oát (W)
Câu 14. Trong số các vật liệu: Đồng, Nhôm, Sắt và Bạc, vật liệu nào dẫn điện kém nhất?
A. Đồng B. Nhôm
C. Sắt D. Bạc
Câu 15. Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là \(1,2A\) khi mắc nó vào hiệu điện thế \(12V\). Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm \(0,3A\) thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là:
A. \(U = 10V\) B. \(U = 12,5V\)
C. \(U = 15V\) D. \(U = 20V\)
Câu 16. Ở gia đình em có mắc một bình nóng lạnh vào hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 5A. Bình nóng lạnh này được sử dụng như vậy trung bình 15 phút mỗi ngày. Tính công suất tiêu thụ của bình nóng lạnh và nhiệt lượng mà bình nóng lạnh này tỏa ra trong 30 ngày, cho rằng điện năng mà bình nóng lạnh này tiêu thụ được biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng?
A. \(P = 44W;Q = 495000J\)
B. \(P = 1100W;Q = 495000J\)
C. \(P = 1100W;Q = 29700000J\)
D. \(P = 44W;Q = 29700000J\)
Câu 17. Một bóng đèn 220V – 60W mắc vào nguồn điện 200V. Khi đó độ sáng của đèn như thế nào?
A. đèn sáng bình thường.
B. đèn sáng mạnh hơn bình thường
C. đèn sáng yếu hơn bình thường
D. đèn sáng lúc mạnh lúc yếu
Câu 18. Số đếm của công tơ điện của gia đình em chỉ điều gì sau đây?
A. công suất điện của các dụng cụ trong gia đình.
B. dòng điện trung bình mà gia đình sử dụng.
C. thời gian sử dụng điện trong gia đình.
D. lượng điện năng mà gia đình đã sử dụng.
Câu 19. Có 3 điện trở \({R_{1\;}} = 15\Omega ;{R_{2\;}} = 25\Omega ;{R_{3\;}} = 20\Omega \). Mắc 3 điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế \(90V\). Cường độ dòng điện trong mạch nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. \(I = 6A\) B. \(I = 1,5A\)
C. \(I = 3,6A\) D. \(I = 4,5A\)
Câu 20. Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Biến trở là … có thể thay đổi giá trị và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch?
A. điện kế B. biến thế
C. điện trở D. ampe kế
Câu 21. Một bóng đèn có ghi \(12V - 6W\) mắc vào nguồn điện \(10,5V\) . Điện trở của bóng đèn là
A. \(12\Omega \) B.\(36\Omega \)
C. \(18,375\Omega \) D. \(24\Omega \)
Câu 22. Đặt một hiệu điện thế \(U\) vào hai đầu một đoạn mạch có sơ đồ như trên hình vẽ. Khi đóng công tắc K vào vị trí 1 thì ampe kế có số chỉ \({I_1} = I\), khi chuyển công tắc này sang vị trí số 2 thì ampe kế có số chỉ là \({I_2} = \frac{I}{3}\), còn khi chuyển K sang vị trí 3 thì ampe kế có số chỉ \({I_3} = \frac{I}{8}\). Cho biết \({R_1} = 3\Omega \) , hãy tính \({R_2};{R_3}\) ?
A. \({R_2} = 12\Omega ;{R_3} = 15\Omega \)
B. \({R_2} = 2\Omega ;{R_3} = 5\Omega \)
C. \({R_2} = 6\Omega ;{R_3} = 9\Omega \)
D. \({R_2} = 6\Omega ;{R_3} = 15\Omega \)
Câu 23. Có 2 điện trở \({R_1}\) và \({R_2}\) (với \({R_{1\;}} = {R_2}\; = r\)).Gọi \({R_{nt}}\) và \({R_{ss}}\) lần lượt là điện trở tương đương của chúng khi được mắc nối tiếp và mắc song song. Kết quả nào sau đây là đúng
A. \({R_{nt}}\; = 2.{R_{ss}}\)
B. \({R_{nt}}\; = 4.{\rm{ }}{R_{ss}}\)
C. \({R_{ss\;}} = 2.{R_{nt}}\)
D. \({R_{ss\;}} = 4.{R_{nt}}\)
Câu 24. Dùng bếp điện để đun 2 lít nước, sau 20 phút thì nước sôi. Nhiệt độ ban đầu của nước là \({20^0}C\). Biết hiệu suất của bếp điện là \(70\% \) và nhiệt dung riêng của nước là \(4200J/kg.K\). Công suất của bếp điện là:
A. \(700W\) B. \(800W\)
C. \(900W\) D. \(1000W\)
Câu 25. Cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế khi làm thí nghiệm với hai vật dẫn có điện trở khác nhau \({R_1} \ne {R_2}\) như hình vẽ. Biết tổng điện trở của chúng là \(36\Omega \) . Độ lớn của mỗi điện trở là:
A. \({R_1}\; = 12\Omega ;{R_2}\; = 24\Omega \)
B. \({R_1}\; = 24\Omega ;{R_2}\; = 12\Omega \)
C. \({R_1}\; = 28,8\Omega ;{R_2}\; = 7,2\Omega \)
D. \({R_1}\; = 7,2\Omega ;{R_2}\; = 28,8\Omega \)
Lời giải chi tiết
1.C | 2.B | 3.B | 4.A | 5.D |
6.A | 7.B | 8.B | 9.B | 10.B |
11.C | 12.B | 13.B | 14.C | 15.C |
16.C | 17.C | 18.D | 19.B | 20.C |
21.D | 22.D | 23.B | 24.B | 25.B |
Câu 1:
Phương pháp giải:
* Lí thuyết về các dụng cụ đo:
+ Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo.
+ Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo.
* Biểu thức của định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R} \Rightarrow R = \frac{U}{I}\)
Lời Giải:
Biểu thức của định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R} \Rightarrow R = \frac{U}{I}\)
\( \Rightarrow \) Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ để xác định \(I\) và một vôn kế song song với dụng cụ đó để xác định \(U\) , từ đó suy ra được \(R\).
Chọn C.
Câu 2:
Phương pháp giải:
Các công thức của mạch nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}I = {I_1} = {I_2}\\U = {U_1} + {U_2}\\{R_{nt}} = {R_1} + {R_2}\end{array} \right.\)
Lời Giải:
Điện trở mạch mắc nối tiếp: \(R = {R_1} + {R_2}\)
Chọn B.
Câu 3:
Phương pháp giải:
Công thức tính điện trở của dây dẫn: \(R = \frac{{\rho l}}{S}\)
Lời Giải:
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = \frac{{\rho {l_1}}}{S}\\{R_2} = \frac{{\rho {l_2}}}{S}\end{array} \right. \Rightarrow \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = \frac{{{l_2}}}{{{l_1}}} \Leftrightarrow \frac{{{R_2}}}{2} = \frac{{30}}{{10}}\\ \Rightarrow {R_2} = 6\Omega \)
Chọn B.
Câu 4:
Phương pháp giải:
Công thức tính điện trở của dây dẫn: \(R = \frac{{\rho l}}{S}\)
So sánh giá trị điện trở suất của các chất làm dây dẫn.
Lời Giải:
Ta có giá trị điện trở suất của một số chất:
Ba dây dẫn có cùng chiều dài và tiết diện nên: \(\left\{ \begin{array}{l}{R_d} = \frac{{{\rho _d}l}}{S}\\{R_n} = \frac{{{\rho _n}l}}{S}\\{R_s} = \frac{{{\rho _s}l}}{S}\end{array} \right.\)
Vì: \({\rho _d} < {\rho _n} < {\rho _s} \Rightarrow {R_d} < {R_n} < {R_s}\)
Hay \({R_{3\;}} > {R_{2\;}} > {R_1}\)
Chọn A.
Câu 5:
Phương pháp giải:
Công suất định mức của mỗi dụng cụ điện cho biết công suất mà dụng cụ đó tiêu thụ khi hoạt động bình thường.
Một dụng cụ điện hoạt động càng mạnh thì công suất của nó càng lớn.
Lời Giải:
Công suất điện để chỉ mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện.
Chọn D.
Câu 6:
Phương pháp giải:
+ Các công thức của mạch nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}I = {I_1} = {I_2}\\U = {U_1} + {U_2}\\{R_{nt}} = {R_1} + {R_2}\end{array} \right.\)
+ Hệ thức của định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)
Lời Giải:
Điện trở tương đương của đoạn mạch:
\({R_{td}} = {R_1} + {R_2} = 40 + 80 = 120\Omega \)
Cường độ dòng điện chạy qua \({R_1}\) là:
\({I_1} = I = \frac{U}{{{R_{td}}}} = \frac{{12}}{{120}} = 0,1A\)
Chọn A.
Câu 7:
Phương pháp giải:
Cường độ dòng điện định mức: \({I_{dm}} = \frac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}}\)
Lời Giải:
Bóng đèn ghi \(6V - 4,5W \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{U_{dm}} = 6V}\\{{P_{dm}} = 4,5W}\end{array}} \right.\)
Cường độ dòng điện định mức của đèn là: \({I_{dm}} = \frac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \frac{{4,5}}{6} = 0,75A\)
Chọn B.
Câu 8:
Phương pháp giải:
+ Các công thức của mạch nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}I = {I_1} = {I_2}\\U = {U_1} + {U_2}\\{R_{nt}} = {R_1} + {R_2}\end{array} \right.\)
+ Hệ thức của định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)
Lời Giải:
+ \({R_1}\) lớn hơn \({R_2}\) là \(5\Omega \) \( \Rightarrow {R_1} - {R_2} = 5\Omega \,\,\left( 1 \right)\)
+ Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở: \(\left\{ \begin{array}{l}{I_1} = \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{30}}{{{R_1}}}\\{I_2} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \frac{{20}}{{{R_2}}}\end{array} \right.\)
Vì \({R_1}\,nt\,{R_2} \Rightarrow {I_1} = {I_2} \Leftrightarrow \frac{{30}}{{{R_1}}} = \frac{{20}}{{{R_2}}}\\ \Leftrightarrow 2{R_1} - 3{R_2} = 0\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} - {R_2} = 5\Omega \\2{R_1} - 3{R_2} = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{R_1} = 15\Omega \\{R_2} = 10\Omega \end{array} \right.\)
Chọn B.
Câu 9:
Phương pháp giải:
+ Các công thức của mạch nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}I = {I_1} = {I_2}\\U = {U_1} + {U_2}\\{R_{nt}} = {R_1} + {R_2}\end{array} \right.\)
+ Các công thức của mạch song song: \(\left\{ \begin{array}{l}I = {I_1} + {I_2}\\U = {U_1} = {U_2}\\\frac{1}{{{R_{ss}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\end{array} \right.\)
Cách giải:
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_{dm1}} = {U_{dm2}} = {U_{dm3}} = 6V\\U = 18V\end{array} \right.\)
Khi ba bóng đèn mắc nối tiếp thì: \({U_{nt}} = {U_{dm1}} + {U_{dm2}} + {U_{dm3}} = 18V = U\)
\( \Rightarrow \) Ba đèn sáng bình thường.
Chọn B.
Câu 10:
Phương pháp giải:
Nhiệt lượng tỏa ra: \(Q = {I^2}R.t = \frac{{{U^2}}}{R}.t\)
Lời Giải:
Ta có: \(t = 15phut = 900s\)
Nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 15 phút là:
\(Q = \frac{{{U^2}}}{R}.t = \frac{{{{220}^2}}}{{48,5}}.900 = 898144J\\ \approx 898110J\)
Chọn B.
Câu 11:
Phương pháp giải:
Công thức tính công: \(A = P.t = U.I.t\)
Lời Giải:
Công thức liên hệ giữa công và công suất: \(A = P.t\)
Chọn C.
Câu 12:
Phương pháp giải:
Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng: Cần lựa chọn sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện có công suất phù hợp và chỉ sử dụng chúng trong thời gian cần thiết.
Lời Giải:
Điện trở của dây dẫn được xác định bởi công thức: \(R = \frac{{\rho l}}{S}\)
Khi thay dây dẫn to bằng dây dẫn nhỏ cùng loại thì \(S\)giảm \( \Rightarrow R\) tăng \( \Rightarrow \) Nhiệt lượng tỏa ra làm nóng dây dẫn tăng \( \Rightarrow \) Làm hao phí điện năng.
\( \Rightarrow \) Thay dây dẫn to bằng dây dẫn nhỏ cùng loại không phải là biện pháp tiết kiệm điện.
Chọn B.
Câu 13:
Phương pháp giải:
Đơn vị công của dòng điện: Jun (J).
Ngoài ra công của dòng điện còn được đo bằng đơn vị kilooat giờ (kW.h)
Lời Giải:
Đơn vị công của dòng điện là jun (J).
Chọn B.
Câu 14:
Phương pháp giải:
Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt và ngược lại.
Sử dụng bảng giá trị điện trở suất của các chất, so sánh giá trị điện trở suất của các chất làm dây dẫn.
Lời Giải:
Ta có giá trị điện trở suất của một số chất:
Trong các chất ta thấy giá trị điện trở suất của sắt là lớn nhất nên sắt dẫn điện kém nhất.
Chọn C.
Câu 15:
Phương pháp giải:
Hệ thức của định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R} \Rightarrow R = \frac{U}{I}\)
Lời Giải:
Điện trở của bóng đèn: \(R = \frac{U}{I} = \frac{{12}}{{1,2}} = 10\Omega \)
Cường độ dòng điện chạy qua bóng đền tăng thêm \(0,3A \Rightarrow I' = 1,2 + 0,3 = 1,5A\)
\( \Rightarrow \) Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi đó: \(U' = I'.R = 1,5.10 = 15V\)
Chọn C.
Câu 16:
Phương pháp giải:
+ Công suất tiêu thụ: \(P = U.I\)
+ Nhiệt lượng tỏa ra: \(Q = {I^2}Rt\)
Lời Giải:
+ Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{U = 220V}\\{I = 5A}\\{t = 15ph = 15.60 = 900s}\end{array}} \right.\)
+ Công suất tiêu thụ của bình nóng lạnh là: \(P = U.I = 220.5 = 1100W\)
+ Nhiệt lượng mà bình nóng lạnh này tiêu thụ trong 30 ngày (mỗi ngày sử dụng 15 phút) là:
\(Q = {I^2}R.t = P.t = 1100.30.15.60 = 29{\mkern 1mu} 700{\mkern 1mu} 000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} J\)
Chọn C.
Câu 17:
Phương pháp giải:
Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường.
Lời Giải:
Bóng đèn có ghi 220V – 60W
\( \Rightarrow \) Hiệu điện thế định mức của đèn là: \({U_{dm}} = 220V\)
Đèn được mắc vào nguồn điện 200V \( \Rightarrow {U_d} < {U_{dm}}\)
\( \Rightarrow \) Đèn sáng yếu hơn bình thường.
Chọn C.
Câu 18:
Phương pháp giải:
Lượng điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã được sử dụng là 1 kilooat giờ: \(1kWh = 3\,600\,000J = 3\,600kJ\)
Lời Giải:
Số đếm của công tơ điện của gia đình em chỉ lượng điện năng mà gia đình đã sử dụng.
Chọn D.
Câu 19:
Phương pháp giải:
+ Các công thức của mạch nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}I = {I_1} = {I_2}\\U = {U_1} + {U_2}\\{R_{nt}} = {R_1} + {R_2}\end{array} \right.\)
+ Hệ thức của định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)
Lời Giải:
Điện trở tương đương của đoạn mạch:
\({R_{td}} = {R_1} + {R_2} + {R_3} = 15 + 25 + 20 \\= 60\Omega \)
Cường độ dòng điện trong mạch:
\(I = \frac{U}{{{R_{td}}}} = \frac{{90}}{{60}} = 1,5A\)
Chọn B.
Câu 20:
Phương pháp giải:
Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
Lời Giải:
Biến trở là điện trở có thể thay đổi giá trị và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
\( \Rightarrow \) Từ cần điền là: điện trở.
Chọn C.
Câu 21:
Phương pháp giải:
Công thức tính công suất: \(P = \frac{{{U^2}}}{R} \Rightarrow R = \frac{{{U^2}}}{P}\)
Lời Giải:
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_{dm}} = 12V\\{P_{dm}} = 6W\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow \) Điện trở của bóng đèn: \(R = \frac{{{U^2}}}{P} = \frac{{{{12}^2}}}{6} = 24\Omega \)
Chọn D.
Câu 22:
Phương pháp giải:
Đoạn mạch mắc nối tiếp: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{U = {U_1} + {U_2}}\\{I = {I_1} = {I_2}}\\{{R_{nt}} = {R_1} + {R_2}}\end{array}} \right.\)
Định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)
Lời Giải:
+ Khi K ở vị trí 1: Mạch điện chỉ có \({R_1}\) nối tiếp với ampe kế. Do vậy số chỉ của ampe kế khi này là:
\({I_1} = \frac{U}{{{R_1}}} = \frac{U}{3} = I{\mkern 1mu} \,\,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 1 \right)\)
+ Khi K ở vị trí số 2: Mạch điện có \({R_2}\) nối tiếp \({R_1}\) và nối tiếp với ampe kế.
Do vậy số chỉ của ampe kế khi này là: \({I_2} = \frac{U}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{U}{{3 + {R_2}}} = \frac{I}{3}{\mkern 1mu} \,\,{\mkern 1mu} \left( 2 \right)\)
+ Khi K ở vị trí số 3: Mạch điện gồm 3 điện trở \({R_1},{R_2},{R_3}\) ghép nối tiếp và nối tiếp với ampe kế.
Do vậy số chỉ của ampe kế khi này là: \({I_3} = \frac{U}{{{R_1} + {R_2} + {R_3}}} = \frac{U}{{3 + {R_2} + {R_3}}} = \frac{I}{8}\,\,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 3 \right)\)
Từ (1) và (2) ta có: \({I_1} = 3{I_2} \Leftrightarrow \frac{U}{3} = 3.\frac{U}{{3 + {R_2}}} \Rightarrow {R_2} = 6\Omega \)
Từ (1) và (3) ta có: \({I_1} = 8{I_3} \Leftrightarrow \frac{U}{3} = 8.\frac{U}{{3 + 6 + {R_3}}} \Rightarrow {R_3} = 15\Omega \)
Chọn D.
Câu 23:
Phương pháp giải:
Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp: \({R_{nt}} = {R_1} + {R_2}\)
Điện trở tương đương của đoạn mạch song song: \(\frac{1}{{{R_{ss}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)
Lời Giải:
Điện trở tương đương khi mắc nối tiếp:
\({R_{nt}} = {R_1} + {R_2} = r + r = 2r = 4.\frac{r}{2}\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
Điện trở tương đương khi mắc song song:
\(\frac{1}{{{R_{ss}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} = \frac{1}{r} + \frac{1}{r} = \frac{2}{r}\\ \Rightarrow {R_{ss}} = \frac{r}{2}\,\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) \({R_{nt}} = 4.{R_{ss}}\)
Chọn B.
Câu 24:
Phương pháp giải:
Công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
Nhiệt lượng dùng để đun nước: \(Q = m.c.\Delta t\)
Hiệu suất của bếp: \(H = \frac{Q}{A} \Rightarrow A = \frac{Q}{H}\)
Lời Giải:
Nhiệt lượng dùng để đun nước:
\(Q = m.c.\Delta t = 2.4200.\left( {100 - 20} \right) \\= 672000J\)
Điện năng tiêu thụ của bếp: \(A = \frac{Q}{H} = \frac{{672000}}{{0,7}} = 960000J\)
Công suất của bếp: \(P = \frac{A}{t} = \frac{{960000}}{{20.60}} = 800W\)
Chọn B.
Câu 25:
Phương pháp giải:
Khai thác thông tin từ đồ thị
Định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R} \Rightarrow U = I.R\)
Lời Giải:
Tổng điện trở của chúng là \(36\Omega \Rightarrow {R_1} + {R_2} = 36\Omega \,\,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 1 \right)\)
Từ đồ thị ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{U_0} = {I_1}{R_1} = 0,5{R_1}}\\{{U_0} = {I_2}{R_2} = 1.{R_2}}\end{array}} \right. \Rightarrow 0,5{R_1} = {R_2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) \( \Rightarrow {R_1} + 0,5{R_1} = 36 \Rightarrow {R_1} = 24\Omega \\\Rightarrow {R_2} = 12\Omega \)
Chọn B.
Tổng hợp từ vựng lớp 9 (Vocabulary) - Tất cả các Unit SGK Tiếng Anh 9 thí điểm
Đề thi vào 10 môn Văn Hưng Yên
Tải 30 đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 9
Bài 15
PHẦN ĐẠI SỐ - TOÁN 9 TẬP 2