Đề bài
Câu 1. Hình thức đấu tranh phổ biến của cách mạng châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Đấu tranh ngoại giao.
B. Đấu tranh quân sự
C. Đấu tranh chính trị.
D. Đấu tranh vũ trang.
Câu 2. Hình ảnh "Lục địa bùng cháy" chỉ hiện tượng gì ở Mĩ Latinh?
A. Sự bùng nổ của phong trào bãi công của công nhân Mĩ Latinh.
B. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh cách mạng ở Mĩ Latinh.
C. Cuộc nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất bùng nổ ở rất nhiều nước Mĩ Latinh.
D. Một loạt nước Mĩ Latinh giành được độc lập.
Câu 3. Điểm nổi bật của tình hình Mĩ Latinh ở đầu thế kỉ XX là:
A. Rất nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập.
B. Mĩ Latinh vẫn nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
C. Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ.
D. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Mĩ Latinh bước vào giai đoạn ác liệt nhất.
Câu 4. Sự khác biệt căn bản của phong trào đấu tranh cách mạng ở châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ II là
A. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
B. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.
C. Hình thức đấu tranh chủ yếu ở châu Phi là khởi nghĩa vũ trang, ở Mĩ Latinh là đấu tranh chính trị.
D. Lãnh đạo cách mạng ở châu Phi là giai cấp vô sản, Mĩ Latinh là giai cấp tư sản dân tộc.
Câu 5. Chế độ Apácthai ở Nam Phi là
A. Một chế độ phân biệt đấng cấp hết sức nghiệt ngã.
B. Một biến tướng của chủ nghĩa thực dân.
C. Một biểu hiện của chế độ độc tài chuyên chế.
D. Một chế độ chiếm nô khắc nghiệt.
Câu 6. Đồng chí Phiđen Caxtơrô đã từng nói về Việt Nam là
A. "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình".
B. "Người Cuba đang, bước lên con đường mà người anh em Việt Nam đã vạch ra".
C. "Tên tôi là Việt Nam. Tên anh là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam. Việt Nam —Hồ Chí Minh —Điện Biên Phủ".
D. "Việt Nam - lương tri của thời đại".
Câu 7. Tình hình Mĩ Latinh trong thập niên 80 của thế kỉ XX?
A. Kinh tế nhiều nước lâm vào tình trạng suy thoái, lạm phát tăng cao.
B. Phong trào giải phóng dân tộc đã giành được những thắng lợi to lớn, 13 quốc gia giành được độc lập.
C. Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh rơi vào tình trạng khó khăn.
D. Tinh hình kinh tế, chính trị ổn định, đời sống nhân dân lao động ở các nước được cải thiện đáng kể.
Câu 8: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ II?
A. Là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
B. Là một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.
C. Là một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.
D. Là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa.
Câu 9: Tác động của kế hoạch Mác-san đối với tình hình thế giới?
A. Mĩ đã mở rộng ảnh hưởng ở châu Âu, tăng cường khống chế các nước tư bản Đồng minh.
B. Các nước tư bản Tây Âu có điều kiện (vốn) để phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh.
C. Tạo nên sự đối lập về kinh tế giữa 2 khối nước Tây Âu Tư bản chủ nghĩa với Đông Âu Xã hội chủ nghĩa.
D. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 10: Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốt-xđam, nước Đức tạm thời chia thành mấy khu vực quân quản?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 11: Vấn đề nước Đức được thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxdam (17-7 đến ngày 2-8-1945) như thế nào?
A. Nước Đức phải chấp nhận tình trạng tồn tại hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.
B. Nước Đức phải chấp nhận sự chiếm đóng lâu dài của Quân đội Đồng minh trên đất nước mình.
C. Nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
D. Nước Đức sẽ trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất, dân chủ và trung lập.
Câu 12. Theo nguyên tắc nhất trí của 5 nước Ủy viên thường trực, một quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chắc chắn được thông qua khi
A. Chỉ có ít nước bỏ phiếu chống
B. Không có nước nào bỏ phiếu chống
C. Không có nước nào bỏ phiếu
D. Phần lớn các nước bỏ phiếu thuận
Câu 13. Tình hình chung của các nước Đông Âu khi bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội là:
A. Những nước kém phát triển, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
B. Những nước có trình độ phát triển tương đối cao, đồng đều.
C. Những nước có nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, nhưng công nghiệp kém phát triển.
D. Những nước có trình độ phát triển thấp, trừ Tiệp Khắc và Cộng hòa dân chủ Đức.
Câu 14. Thành tựu quan trọng mà các nước Đông Âu đã đạt được sau hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 - 1975) là:
A. Trở thành những nước công nghiệp.
B. Trở thành những nước nông nghiệp hiện đại.
C. Trở thành những cường quốc công nghiệp.
D. Trở thành những nước công - nông nghiệp.
Câu 15. Trong số các nước sau, nước nào không thuộc khu vực Đông Bắc Á?
A. Trung Quốc, Nhật Bản.
B. Hàn Quốc, Đài Loan.
C. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Nhật Bản.
D. Afghanistan, Nêpan.
Câu 16. Tình hình chung của khu vực Đông Bắc Á trong nửa sau thế kỉ XX là:
A. Các nước Đông Bắc Á tập trung tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
B. Các nước ở khu vực Đông Bắc Á bắt tay xây dựng và phát triển nền kinh tế và đã đạt được những thành tựu quan trọng, bộ mặt đất nước được đổi mới.
C. Trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á khác đều nằm trong tình trạng kinh tế thấp kém, chính trị bất ổn định.
D. Trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á khác đều lựa chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu to lớn.
Câu 17. Thực chất của cuộc nội chiến 1946 - 1949 ở Trung Quốc là gì?
A. Là cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Trung Quốc.
B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nhằm lật đổ nền thống trị phong kiến lâu đời ở Trung Quốc.
C. Là cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển của dân tộc: CNXH hay CNTB.
D. Là cuộc đấu tranh chống lại nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở Trung Quốc.
Câu 18. Điểm nổi bật của ngoại giao Trung Quốc trong những năm 1949 - 1959?
A. Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao trung lập, tích cực.
B. Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại thân Mĩ, đồng thời tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước thuộc địa.
C. Quan hệ Trung Quốc với hai nước Ấn Độ, Liên Xô hết sức căng thẳng.
D. Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao tích cực, góp phần củng cố hoà bình, thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
Câu 19. Hiểu như thế nào về "Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc"?
A. Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên những nguyên lí chung mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề ra.
B. Mô hình chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền tảng thống nhất, đoàn kết giữa các đảng phái chính trị.
C. Mô hình chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở thành lập các công xã nhân dân - đơn vị kinh tế, đồng thời là đơn vị chính trị căn bản.
D. Là mô hình chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở những nguyên lí chung của chủ nghĩa Mác - Lênin và những đặc điểm lịch sử cụ thể của Trung Quốc..
Câu 20. Người đề xướng đường lối cải cách - đổi mới đất nước Trung Quốc là ai?
A. Lưu Thiếu Kì B. Chu Dung Cơ
C. Giang Trạch Dân D. Đặng Tiểu Bình
Câu 21. Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của Đường lối chung là:
A. Lấy cải cách kinh tế làm trung tâm.
B. Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.
C. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời.
D. Đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế.
Câu 22. Chủ trương nào của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau 1959 đã gây ra tình trạng khủng hoảng và trì trệ của xã hội Trung Quốc?
A. Xây dựng "Công xã nhân dân".
B. Thực hiện đường lối "Đại nhảy vọt”.
C. Thực hiện cuộc "Đại cách mạng hoá vô sản".
D. Tất cả các vấn đề trên.
Câu 23. Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Tất cả các nước Đông Nam Á đang tiến hành cuộc đấu tranh đòi độc lập.
B. Mĩ đã xuống thang, chấp nhận đàm phán để kết thúc chiến tranh ở Việt Nam.
C. Hình thành các tổ chức hợp tác trong khu vực.
D. Nhiều nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước.
Câu 24. Nước nào hiện nay đang là quan sát viên của tổ chức ASEAN?
A. Đông Timo B. Tây Timo C. Trung Quốc D. Nhật Bản
Câu 25. Khi nào thì ASEAN trở thành tổ chức “toàn Đông Nam Á”?
A. Từ năm 1998 đến năm 2000.
B. Từ năm 1999 năm 2001.
C. Từ năm 1998 năm 2001.
D. Chưa khi nào.
Câu 26. Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa
A. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.
B. Chứng tỏ sự đối đầu về ý thức hệ tư tưởng chính trị - quân sự giữa hai khối nước ở Đông Nam Á có thể hòa giải.
C. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả.
D. ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị.
Câu 27. Ngày 22/3/1955 ghi dấu ấn vào lịch sử Lào bằng sự kiện nổi bật nào?
A. Quân giải phóng Lào được thành lập.
B. Đại hội toàn quốc kháng chiến Lào triệu tập.
C. Mĩ thông qua chính sách "viện trợ" kinh tế đối với Lào.
D. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thành lập.
Câu 28. Năm 1964 Mĩ chính thức thực hiện loại hình chiến tranh gì ở Lào?
A. "Chiến tranh đơn phương".
B. "Chiến tranh đặc biệt tăng cường".
C. "Chiến tranh cục bộ".
D. "Đông Dương hoá" Chiến tranh.
Câu 29. Ngày 18-3-1970, diễn ra sự kiện gì làm cho Campuchia rơi vào quỹ đạo cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ?
A. Mĩ giúp LonNon lật đổ Xi-ha-nuc.
B. Mĩ mang quân xâm lược Campuchia.
C. Mĩ dựng nên chế độ độc tài Pôn-pốt ở Campuchia.
D. Mĩ hất cẳng Pháp để xâm lược Campuchia.
Câu 30. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi vào thời gian nào?
A. Ngày 2- 12 - 1975.
B. Ngày 18 - 3 - 1975.
C. Ngay 17-4- 1975.
D. Ngày 30 - 4 – 1975.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
1C | 2B | 3C | 4A | 5B | 6A | 7A | 8C | 9D | 10C |
11C | 12B | 13A | 14D | 15D | 16B | 17C | 18D | 19D | 20D |
21A | 22B | 23D | 24A | 25B | 26A | 27D | 28B | 29A | 30C |
Câu 1.
Phương pháp: Xem lại vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Châu Phi
Cách giải: Hình thức đấu tranh phổ biến của các nước Châu Phi chủ yếu là hình thức đấu tranh chính trị.
Phương pháp: sgk trag 39
Cách giải: Với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh cách mạng ở Mĩ Latinh được các nhà sử học ví như Lục địa bùng cháy.
Chọn B
Câu 3.
Phương pháp: Xem lại vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Mỹ Latinh
Cách giải: Sau khi giành được độc lập trước thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đầu thế kỉ XX, các nước khu vực Mĩ Latinh lại bị biến thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Chọn C
Câu 4.
Phương pháp: Xem lại vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Châu Phi và Mỹ Latinh
Cách giải: Sự khác biệt giữa Châu Phi và Mỹ Latinh đó là Châu Phi chống chế độ thực dân kiểu cũ còn Mỹ Latinh chống chế độ thực dân kiểu mới.
Chọn A
Câu 5.
Phương pháp: Xem lại vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Châu Phi
Cách giải: Chế độ Apacthai là một biến tướng của chủ nghĩa thực dân dựa trên sự phân biệt đối xử của người da trắng với người da màu.
Chọn B
Câu 6.
Phương pháp: liên hệ thực tế
Cách giải:
"Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình".
Chọn A
Câu 7.
Phương pháp: Xem lại bài các nước Mỹ Latinh
Cách giải: Tình hình các nước Mỹ Latinh lâm vào tình trạng suy thoái, lạng phát tăng cao.
Chọn A
Câu 8.
Phương pháp: Xem lại bài quan hệ quốc tế.
Cách giải: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ II là hình thành hai phe đối lập Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
Chọn C
Câu 9.
Phương pháp: Xem lại bài quan hệ quốc tế.
Cách giải: Tác động của kế hoạch Macsan là Mĩ đã mở rộng ảnh hưởng ở Châu Âu, tăng cường không chế các nước tư bản Đồng minh, các nước Tây Âu có điều kiện phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh, tạo nên sự đối lập giữa kinh tế ở Tây Âu và Đông Âu.
Chọn D
Câu 10.
Phương pháp: ghi nhớ
Cách giải: Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốt-xđam, nước Đức chia thành 4 khu vưc : Tây Đức, Đông Đức, Tây Berlin và Đông Berlin.
Chọn C
Câu 11.
Phương pháp: ghi nhớ
Cách giải: Vấn đề nước Đức được thỏa thuận ở Hội nghị Pốt-xđam phải trở thành một quốc gia thống nhất hòa bình và dân chủ tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
Chọn C
Câu 12.
Phương pháp: Xem lại bài Liên hợp quốc
Cách giải: Theo nguyên tắc nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực của Liên hợp quốc, một quyết định được thông qua khi không có nước nào bỏ phiếu chống tức là nếu một nước bỏ phiếu chống tức là quyết định đó không được thông qua.
Chọn B
Câu 13.
Phương pháp: Xem lại bài các nước Đông Âu
Cách giải: Trước khi bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa, các nước Đông Âu có nền kinh tế kém phát triển, nghèo nàn và lạc hậu.
Chọn A.
Câu 14.
Phương pháp: Xem lại bài các nước Đông Âu
Cách giải: Thành tựu quan trọng các nước Đông Âu đã đạt được sau 20 năm là trở thành những nước công-nông nghiệp.
Chọn D
Câu 15.
Phương pháp: Xem lại bài các nước khu vực Đông Bắc Á
Cách giải: hai quốc gia Afghanistan và Neppan không thuộc khu vực Đông Bắc Á.
Chọn D
Câu 16.
Phương pháp: Xem lại bài các nước khu vực Đông Bắc Á.
Cách giải: Các nước Đông Bắc Á nửa đầu thế kỉ XX bắt tay vào xây dựng và phát triển nên kinh tế đạt đươc những thành tựu đất nước và cải thiện đời sống nhân dân.
Chọn B
Câu 17.
Phương pháp: Xem lại bài Trung Quốc.
Cách giải: Cuộc nội chiến ở Trung Quốc thực chất là cuộc đấu tranh lựa chọn con đường Tư bản hay chủ nghĩa xã hội cuối cùng thì xã hội chủ nghĩa là con đường được lựa chọn ở Trung Quốc.
Chọn C
Câu 18.
Phương pháp: Xem lại bài Trung Quốc.
Cách giải: Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao tích cực, góp phần củng cố hòa bình, thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
Chọn D
Câu 19.
Phương pháp: Xem lại bài Trung Quốc.
Cách giải: Trung Quốc xây dựng mô hình củ nghĩa xã hội trên cơ sở những nguyên lí chung của chủ nghĩa Mac-Lê nin và những đặc điểm cụ thể của Trung Quốc.
Chọn D
Câu 20.
Phương pháp: Xem lại bài Trung Quốc.
Cách giải: Trung Quốc thực hiện đổi mới và Đặng Tiểu Bình là người khởi sướng.
Chọn D
Câu 21.
Phương pháp: Xem lại bài Trung Quốc
Cách giải: Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của Đường lối chung là lấy cải cách kinh tế làm trung tâm.
Chọn A
Câu 22.
Phương pháp: Xem lại bài Trung Quốc.
Cách giải: Trung Quốc thực hiện đường lối Đại nhảy vọt nên dẫn đến tình trạng khủng hoảng.
Chọn B
Câu 23.
Phương pháp: Xem lại bài các nước Đông Nam Á.
Cách giải: Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nhiều nước Đông Nam Á đang gặp khó khăn, cần liên kết với nhau để hạn chế sự ảnh hưởng của bên ngoài.
Chọn D
Câu 24.
Phương pháp: Xem lại bài các nước Đông Nam Á.
Cách giải: Đông Timo hiện đang là quan sát viên của tổ chức ASEAN.
Chọn A
Câu 25.
Phương pháp: Xem lại bài các nước Đông Nam Á.
Cách giải: Từ năm 1999-2001, ASEAN trở thành tổ chức toàn Đông Nam Á.
Chọn B
Câu 26.
Phương pháp: Xem lại bài các nước Đông Nam Á.
Cách giải: Việt Nam gia nhập ASEAN mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.
Chọn A
Câu 27.
Phương pháp: Xem lại bài các nước Đông Nam Á.
Cách giải: Ngày 22/3/1955, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thành lập.
Chọn D
Câu 28.
Phương pháp: Xem lại bài các nước Đông Nam Á.
Cách giải: Năm 1964, Mĩ chính thức thực hiện chiến tranh đặc biệt tăng cường ở Lào.
Chọn B
Câu 29.
Phương pháp: Xem lại bài các nước Đông Nam Á.
Cách giải: Ngày 18-3-1970, Mĩ giúp LonNon lật đổ Xi-ha-núc.
Chọn A
Câu 30.
Phương pháp: Xem lại bài các nước Đông Nam Á.
Cách giải: Ngày 17-04-1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.
Chọn C