Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9
Câu 1. Trong 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ được coi là
A. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
B. nước có nền công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
C. trung tâm hàng không, vũ trụ lớn nhất thế giới.
D. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Câu 2. Sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát từ nguyên nhân chung nào dưới đây?
A. Chi phí cho quốc phòng thấp.
B. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
C. Yếu tố con người được coi là vốn quý nhất.
D. Do lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên phong phú.
Câu 3. Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. một mình Mĩ không thể thực hiện chiến lược toàn cầu khi không có sự giúp đỡ của các nước đồng minh.
B. các đồng minh của Mĩ là Nhật, Tây Âu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại
C. xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai dâng cao
D. sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại, sự giúp đỡ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ
Câu 4. Nội dung nào sau đây là tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
A. Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng phổ biến.
B. Chế tạo các vũ khí quân sư, vũ khí hủy diệt có sức công phá lớn chưa từng thấy.
C. Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động.
D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ trở thành hoạt động thường niên của các quốc gia.
Câu 5. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
A. Tháng 5/1995.
B. Tháng 6/1995.
C. Tháng 7/1995.
D. Tháng 8/1995
Câu 6. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mĩ La tinh được mệnh danh là
A. “Lục địa bùng cháy”.
B. “Hòn đảo tự do”.
C. “Lục địa mới rổi dậy”.
D. “Tiền đồ của CNXH”.
Câu 7. Việt Nam học tập được điều gì từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A. Tranh thủ các nguồn viện trợ từ bên ngoài
B. Hạn chế ngân sách quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế
C. Đầu tư phát triển giáo dục con người
D. Tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước
Câu 8. Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển với trọng điểm là lĩnh vực nào?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Văn hóa.
D. Quân sự
Câu 9. Tại sao trong giai đoạn 1967-1975, quan hệ giữa nhóm nước ASEAN với các nước Đông Dương lại đối đầu căng thẳng?
A. Do sự đối lập về hệ tư tưởng
B. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh
C. Do vấn đề Mianma
D. Do Thái Lan và Philippin là đồng minh của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975)
Câu 10. Điểm chung nhất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ 2 là gì?
A. Đạt thành tựu chủ yếu trên lĩnh vực công nghệ.
B. Có nguồn gốc từ nhu cầu của cuộc sống và của sản xuất.
C. Phát minh ra nhiều loại vũ khí hiện đại.
D. Khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh.
Câu 11. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là
A. công nhân và tư sản.
B. nông dân và địa chủ
C. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
D. địa chủ và tư sản
Câu 12. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo năm:
A. Năm 1957.
B. Năm 1961.
C. Năm 1947.
D. Năm 1949
Câu 13. Nhiệm vụ đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập là gì?
A. xây dựng và phát triển đất nước.
B. thực hiện liên kết khu vực.
C. khắc phục hạn chế của xu thế toàn cầu hóa.
D. thắng thế trong cục diện Chiến tranh lạnh.
Câu 14. Nước thực dân nào đặt chân đầu tiên lên đất Nam Phi?
A. Tây Ban Nha.
B. Bồ Đào Nha.
C. Anh.
D. Hà Lan.
Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau nhằm
A. thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
B. khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế.
C. cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
D. thành lập Nhà nước chung châu Âu.
Câu 16. Những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai nhằm mục đích gì quan trọng nhất?
A. Củng cố bộ máy chính quyền thực dân.
B. Bóc lột tối đa nguyên, nhiên liệu ở Đông Dương.
C. Bù đắp những thiệt hại do cuộc chiến tranh gây ra.
D. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Câu 17. Trần Dân Tiên ví “Như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” cho sự kiện nào?
A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu - Trung Quốc (6/1924).
B. Cuộc đầu tranh đòi thả tự do cho cụ Phan Bội Châu (1925).
C. Phong trào đấu tranh đòi để tang cụ Phan Chu Trinh (1926).
D. Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải là đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc?
A. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
D. Chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Câu 19. Trở ngại chủ quan nào ảnh hưởng đến thắng lợi của Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?
A. Sự phá hoại của các thế lực phản động.
B. Rập khuôn, giáo điều theo mô hình ở Liên Xô.
C. Chưa đảm bảo sự công bằng xã hội.
D. Thiếu năng động trước những biến đổi của tình hình thế giới.
Câu 20. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 – 1925) mang tính chất
A. chống cường quyền, áp bức.
B. đòi các quyền tự do dân chủ.
C. cải lương, giới hạn trong khuôn khổ chủ nghĩa thực dân.
D. cách mạng vô sản.
Lời giải chi tiết
1. D | 2. B | 3. D | 4. C | 5. C |
6. A | 7. C | 8. B | 9. D | 10. B |
11. C | 12. A | 13. A | 14. D | 15. A |
16. A | 17. A | 18. A | 19. B | 20. C |
Câu 1
Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 23.
Cách giải:
Trong 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ được coi là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Chọn D
Câu 2
Phương pháp: Dựa vào nguyên nhân phát triển kinh tế của Mĩ (SGK Lịch sử 9, trang 33 - 34) và nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản (SGK Lịch sử 9, trang 37 - 38) để phân tích các đáp án và chỉ ra nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của hai nước này.
Cách giải:
- Đáp án A: chi phí quốc phòng thấp (không quá 1% GDP) là nguyên nhân phát triển của riêng Nhật Bản.
- Đáp án B: là điểm chung, bởi Mĩ và Nhật Bản đều chú trọng phát triển khoa học – kĩ thuật và áp dụng những thành tựu ấy vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
- Đáp án C: là yếu tố phát triển của riêng Nhật Bản. Đây là nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đáp án D: là nguyên nhân phát triển của Mĩ bởi tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn là khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Chọn: B
Câu 3
Phương pháp: Dựa vào chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đánh giá nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chính sách này.
Cách giải:
Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là thực hiện “chiến lược toàn cầu”. Khi thực hiện chiến lược này, Mĩ đã thành công khi làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thất bại lớn nhất của Mĩ là không đàn áp được các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thực tế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ, hầu hết các quốc gia đã giành được độc lập, một phần cũng là nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Đây chính là nhân tố quan trọng khiến chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khi thực hiện mục tiêu thứ hai của chiến lược toàn cầu.
Chọn D
Câu 4
Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 51, suy luận.
Cách giải:
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã làm thay đổi các nhân tố sản bao gồm: công cụ sản xuất (máy móc, thiết bị) và lực lượng sản xuất (người lao động). Từ đó cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
Chọn C
Câu 5
Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 25.
Cách giải:
Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995.
Chọn C
Câu 6
Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 29.
Cách giải:
Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mĩ La tinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”.
Chọn A
Câu 7
Phương pháp: Đánh giá nhân tố dẫn đến sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trên cơ sở đó liên hệ thực tế đối với Việt Nam.
Cách giải:
Nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh là nhân tố con người. Do đó Việt Nam có thể vận dụng bài học này, tập trung đầu tư phát triển.
Chọn C
Câu 8
Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 47.
Cách giải:
Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển với trọng điểm là lĩnh vực kinh tế.
Chọn B
Câu 9
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về mối quan hệ ASEAN - Đông Dương và cuộc chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 để lí giải nguyên nhân.
Cách giải:
Trong chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968) Mĩ thực hiện ở Việt Nam, Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đồng minh, trong đó có Thái Lan và Philippin. Do đó quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN trở nên căng thẳng. Đây cũng đồng thời là nhân tố cản trở sự phát triển và mở rộng thành viên của ASEAN.
Chọn D
Câu 10
Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học về cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ 2 để so sánh và chỉ ra điểm chung của hai cuộc cách mạng này.
Cách giải:
Đặc điểm chung của cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay) là đều xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống và của sản xuất. Nhu cầu của con người càng tăng thì yêu cầu sáng tạo càng lớn. Nhu cầu của con người càng đa dạng thì những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực cũng càng đa dạng hơn.
Chọn B
Câu 11
Phương pháp: Nêu lên tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mà thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 1897 - 1914 đã tác động như thế nào đến Việt Nam để rút ra mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam.
Cách giải:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp đã thực hiện các chính sách nhằm vơ vét, bóc lột tối đa sức người, sức của của nhân dân ta. Chính vì thế, đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực -> mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp là mâu thuẫn chủ yếu và gay gắt nhất
Chọn C
Câu 12
Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 4
Cách giải:
Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của lời người
Chọn A
Câu 13
Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 14.
Cách giải:
Sau khi hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân đã sụp đổ hoàn toàn, lịch sử các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã sang chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu kéo dài từ bao đời nay.
Chọn A
Câu 14
Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 28.
Cách giải:
Năm 1662, người Hà Lan là nước thực dân đầu tiên đặt chân lên đất Nam Phi, lập ra xứ thuộc địa Kếp. Đến đầu thế kỉ XIX, Anh mới chiếm thuộc địa này.
Chọn D
Câu 15
Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 42.
Cách giải:
Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau nhằm thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
Chọn A
Câu 16
Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 57, suy luận.
Cách giải:
Mục đích của những thủ đoạn chinh trị, văn hóa, giáo dục Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai:
- Để phục vụ cho công cuộc đẩy mạnh khai thác, bóc lột và củng cố bộ máy chính trị của thực dân Pháp ở thuộc địa.
- Nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng thành những đám đông tự ti, kém hiểu biết, …. truỵ lạc hoá đối với người dân, đặc biệt là thanh niên với mọi thủ đoạn.
Chọn A
Câu 17
Phương pháp: Liên hệ kiến thức.
Cách giải:
Sự kiện Tiếng bom Sa Diện – Quảng Châu – Trung Quốc (6-1924) của Phạm Hồng Thái được Trần Dân Tiên ví “Như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”, làm sống dậy chân lý đấu tranh của dân tộc.
Chọn A
Câu 18
Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 18 - 19.
Cách giải:
Nội dung đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc bao gồm: lấy phát triển kinh tế là trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Chọn A
Câu 19
Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 12, suy luận.
Cách giải:
- Ở các nước Đông Âu, cuối năm 1988, nhân dân ở nhiều nước míttinh đòi cải cách về kinh tế, thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do nhằm vào đảng cộng sản cầm quyền. => Ban lãnh đạo các nước Đông Âu đã chấp nhận từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản (giống Liên Xô), thực hiện đa nguyên chính trị và tiến hành tổng tuyển cử tự do
- Sau tổng tuyển cử tự do, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng cử, các đảng cộng sản không còn được nắm chính quyền => Cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.
=> Trở lại chủ quan ảnh hưởng đến thắng lợi của Xã hội chủ nghĩa Đông Âu là rập khuôn, giáo điều theo mô hình ở Liên Xô.
Chọn B
Câu 20
Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học về phong trào 1919 - 1925 để đánh giá về tính chất.
Cách giải:
Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 – 1925) mang tính chất cải lương, phục vụ quyền lợi của tầng lớp trên, giới hạn trong khuôn khổ của chủ nghĩa thực dân.
Chọn C
Chú ý khi giải:
Đáp án A, B: là mục tiêu của phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 – 1925).
Unit 10: Life On Other Planets - Sự sống trên các hành tinh khác
Đề thi vào 10 môn Văn Đà Nẵng
CHƯƠNG 2. KIM LOẠI
CHƯƠNG 4. HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU
Bài 11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp