Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Trong thành phần hoá hoc của tế bào, các hợp chất nào là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống ?
A. Gluxit
B. Lipit
C. Protein và axit nuclêic
D. Nước và muối khoáng
Câu 2. Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xưong thú thể hiện chủ yếu ỏ1 những điềm nào ?
A. Sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới
B. Cột sống vả lồng ngực
C. Hộp sọ và cách dính hộp sọ vào cột sông.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 3. Lượng khí đua vào phối qua môt lan hít vào hình thường là:
A. 500ml B. 1500ml
C. 1000ml D. 800ml
Câu 4. Hô hấp gắng sức khác hô hấp thường như thế nào ?
A. Hô hấp gắng sức có dung lượng hô hấp lớn hơn hô hấp thường.
B. Hô hấp gắng sức có số cơ tham gia nhiều hơn hô hấp thường.
C. Hỏ hấp gắng sức là hoạt động có ý thức, hô hấp thường là hoạt động vô thức
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 5. Khả năng ngườinào đã từng một lần bị bệnh nhiềm kliuần nào dó, sau lần đó không mắc lại bệnh đó nữa, được gọi là:
A. Miễn dịch bẩm sinh
B. Miễn dịch chủ động
C. Miễn dịch tập nhiễm.
D. Miền dịch bị động
Câu 6. Loại tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyến O2 và CO2 là:
A. Bạch cầu. B. Hồng cầu.
C. Tiểu cầu. D. Câu B và C
Câu 7. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở đoạn nào của ruột non?
A. Tá tràng
B. Phần giữa của ruột non
C. Phần cuối của ruột non.
D. Phần đầu của ruột non.
Câu 8. Những yếu tố nào làm thay đổi nhịp tim?
A. Trạng thái sinh lí của cơ thể
B. Ảnh hưởng của môi trường ngoài,
C. Tầm vóc, giới tính
D. Câu A và B đúng.
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. Ở ruôt non có các tuyến tiêu hoá nào ? Nêu tác dụng của các tuvến tiêu hoá đó trong quá trình biến đổi thức ăn.
Câu 2. Hãy giải thích để chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thế.
Câu 3. Tại sao phải ăn sạch, uống sạch ? Ăn uống khoa học có ích lợi gì cho sự tiêu hóa ?
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
1 | 1 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
C | D | A | D | C | B | D | D |
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1.
* Ở ruột non có 3 tuyến tiêu hoá: tuyến tụy (tiết dịch tuỵ), tuyến ruột (tiết dịch ruột), tuyến gan (tiết dịch mật)
*Tác dụng của 3 tuyến tiêu hoá đó:
- Tác dụng của dịch tụy
Dịch tụy do tuyến tụy tiết ra đổ vào tá tràng. Trong dịch tụy có các enzim tiêu hóa hoạt động trong môi trường kiềm.
+ Amilaza: biến đổi tinh bột chín thành đường mantôzơ.
+ Mantaza: biến đổi mantôzơ thành glucôzơ.
+ Tripsin: biến đổi thành protein thành pôlipeptit rồi thành axit amin.
+ Lipaza: biến đổi lipit thành glixêrin và axit béo.
*Tác dụng của dịch mật:
Mật do gan tiết ra và được dự trữ trong túi mật .Mật có tác dụng:
+ Giúp cho sự tiêu hóa và hấp thu lipit dễ dàng.
+ Nhũ tương hóa mỡ để lipaza hoạt động tốt.
+ Tạo môi trường kiềm để bảo đảm cho sự hoạt động của các enzim trong dịch tụy, dịch ruột
+ Giúp cho các vitamin A, D, E, K hấp thu từ ruột vào máu dễ dàng
- Tác dụng của dịch ruột:
+ Dịch ruột do các tuyến ruột tiết ra.
+ Nhiệm vụ: tiêu hóa nốt những thức ăn chưa được biến đổi bởi nước bọt. dịch vị và dịch tụy thành những chất đơn giản
Câu 2. Hãy giải thích để chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như:
Màng sinh chất: nơi thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
Chất tế bào: là nơi xảy ra các hoạt động sống như:
+ Ti thể: tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng.
+ Ribôxôm là nơi xảy ra tổng hợp prôtêin.
+ Bộ máy gôngi: thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm cho tế bào.
+ Trung thể: tham gia quá trinh phân chia tế bào
+ Lưới nội chất: tông hợp và vận chuyên các chất.
*Nhân tế bào: có chứa nhiễm sẳc thể, có vai trò quan trọng trong sự di truyền. Nhân con có màng nhân, giúp trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất...
*Tất cả các hoạt động nói trên xảy ra trong tế bào làm cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể. (Hay nói cách khác các hoạt động sống của cơ thể có cơ sở là các hoạt động sống của tế bào)
- Sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
- Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.
- Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của môi trường ngoài.
Vì vậy tế bào được xem là đơn vị chức năng và là đơn vị của sự sống cơ thể.
Câu 3.
* Phải ăn sạch, uống sạch vì: nhờ ăn sạch, uống sạch mà ta sẽ tránh dược những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
- Qua thức ăn và nước uống không hợp vệ sinh các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gây nên các bệnh truyền nhiễm như: tả, lị, thương hàn.
- Do đó phải ăn chín, uống sôi, khi dùng rau quả phải rửa kĩ, ngâm nước muối để đảm bảo vệ sinh và giúp cơ thể khỏe mạnh.
*Ăn uống khoa học sẽ giúp cho sự tiêu hóa được tốt hơn và nhờ đó cơ thể sẽ tận dụng được các chất do bữa ăn cung cấp.
- Phải thiết lập khẩu phần ăn hợp lí, ăn uống hợp vệ sinh
- Phải ăn uống đúng giờ, khâu chế biến thức ăn sẽ giúp ăn ngon miệng
- Trong khi ăn cần vui vẻ, thoải mái, tránh phân tâm, nhai kĩ, sau khi ăn phải nghỉ ngơi để giúp cho sự tiêu hóa được tốt giúp cơ thể khỏe mạnh.
Đề thi giữa kì 2
Chủ đề 6. Về miền quan họ
Bài 2: Liêm khiết
Unit 3: Please Don't Feed the Monkeys.
Bài 6