Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1. Chọn các từ hoặc cụm từ thích hợp sau ruột non, nghiền, dịch vị, ruột, protein, thức ăn, dụ dày, dinh dưỡng, tụy, nhào trộn để điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1,2,3ẳ.. trong các câu sau:
Tại khoang miệng thức ăn bị cắt,……(1 ) ……và tẩm nước bọt. Thức ăn xuống đến …… (2) ……tiếp tục được nghiền nhỏ và …… (3) ……thấm đều với.. …… (4) ……Một phần thức ăn là …… (5) ……được biến đổi. Sau đó…… (6) ……được chuyển xuống …… (7) ……để các enzim của dịch…… (8) …… dịch…… (9) …… dịch mật tác dụng và biến đổi hoàn toàn thành chất……10).
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là:
A. Lưới nội chất
B. Tế bào chất
C. Nhân.
D. Màng tế bào.
2. Hai tính chất cơ bản của xương là:
A. Vận động và đàn hồi.
B. Đàn hồi và rắn chắc,
C. Co rút và rắn chắc.
D. Vận động và co rút
3. Nguồn cung cấp năng lượng cho cơ co là:
A. Sự ôxi hoá chất dinh dưỡng trong cơ.
B. Máu
C. Ôxi không khí.
D. Chất dinh dưỡng của xương.
4. Trong cơ thể có các loại mô chính:
A. Mô cơ, mô mỡ. mô liên kết và mô thần kinh.
B. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô xương.
C. Mô cơ, mô biểu bi, mô liên kết và mô thần kinh
D. Mô cơ, mô xương, mô liên kết và mô thần kinh.
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. Cung phản xạ là gì ? Nêu các yếu tố trong một cung phản xạ:
Câu 2. ở dạ dày có các hoạt động tiêu hoá nào ? Trình bày quá trình biến đổi thức ăn của các hoạt động tiêu hoá đó.
Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học câu thành ngừ “nhai kĩ no lâu” ?
Câu 3. Em hãy nêu các biện pháp báo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo cho sự tiêu hoá có hiệu quả.
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1.
1. Nghiền
2. Dạ dày
3. Nhào trộn
4. Dịch vị
5. Protein
6. Thức ăn
7. Ruột non
8. Tụy
9. Ruột
10. Dinh dưỡng
Câu 2.
1 | 2 | 3 | 4 |
C | B | A | C |
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. * Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyển….)
Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố là: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng.
Câu 2.
Ở dạ dày có các hoạt động biến đổi lí học và biến đổi hoá học.
- Biến đổi lí học:
Nghiền, co bóp thức ăn, nhào trộn thức ăn với dịch vị và đẩy thức ăn xuống ruột non.
- Biến đổi hoá học:
Giai đoạn đầu khi thức ăn chưa thẩm dịch vị, enzim amilaza van tiếp tục biến đổi tinh bột chín thành đường mantôzơ; về sau chỉ có loại thức ăn protein được phân giải thành chất đơn giản hơn (gồm 3 - 10 axit amin) nhờ enzim pepsin. Các loại thức ăn khác không bị biến đổi.
* Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu"
Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phần tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.
Câu 3.
* Cần bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại.
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
Ăn chậm nhai kĩ: ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.
/ly-thuyet-bai-ve-sinh-tieu-hoa-c67a17370.html#ixzz6ziQwRM7Z
Xem thêm tại:
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Hóa học 8
Review 4 (Units 10-11-12)
Bài 10
Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu
Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải