Đề bài
Câu 1: Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm tăng lên 2 lần và độ lớn của mỗi điện tích tăng 2 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ
A. tăng 4 lần. B. giảm 4 lần.
C. không đổi. D. giảm 16 làn.
Câu 2: Một quả cầu nhỏ mang điện tích q = -10-7 C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm cách quả cầu 10cm có độ lớn là:
A. 9.104 V/m. B. 9.106 C.
C. 9.106 V/m. D. 9.104 C.
Câu 3: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí sẽ thay đổi như thế nào khi đặt một tấm kính xen vào giữa hai điện tích đó ?
A. Phương, chiều và độ lớn không đổi.
B. Phương không đổi, nhưng chiều ngược lại và độ lớn thì giảm.
C. Phương, chiều không đổi, độ lớn tăng.
D. Phương, chiều không đổi và độ lớn giảm.
Câu 4: Điện năng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Tĩnh điện kế. B. Công tơ điện.
C. Nhiệt kế. D. Ampe kế.
Câu 5: Trong một mạch kín đơn giản, khi tăng điện trở mạch ngoài thì hiệu điện thế mạch ngoài sẽ
A. tăng tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài.
B. tăng.
C. giảm tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài.
D. giảm.
Câu 6: Thế năng W của một điện tích q trong điện trường được tính bằng công thức nào dưới đây?
A. W = qV. B. W = qd.
C. W = qE. D. W = qU.
Câu 7: Một điện tích q = 2.10-9 C chạy từ một điểm M có điện thế VM = 10V đến điểm N có điện thế VN = 4V, N cách M một khoảng cách 5cm. Công của lực điện là:
A. 2.10-8 J. B. 12.10-9 J.
C. 8.10-9 J. D. 10-8 J.
Câu 8: Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho khả năng tích điện của một tụ điện?
A. Điện tích của tụ điện.
B. Hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện.
C. Cường độ điện trường trong tụ điện.
D. Điện dung của tụ điện.
Câu 9: Biết khối lượng mol nguyên tử và hóa trị của đồng lần lượt là 64 và 2. Trong thời gian 1h dòng điện 10A đã sản ra một khối lượng đồng bằng:
A. 0,003 g. B. 11,94 g.
C. 11,94 kg. D. 0,003 kg.
Câu 10: Câu nào dưới đây là đúng khi nói và quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí?
A. Đó là quá trình dẫn điện trong chất khí, không cần liên tục tạo ra các hạt tải điện trong không khí.
B. Đó là quá trình dẫn điện của chất khí nằm trong một trường đủ mạnh.
C. Đó là quá trình dẫn điện được ứng dụng trong bugi của động cơ nổ.
D. Đó là quá trình dẫn điện trong chất khí chỉ tồn tại khi liên tục tạo ra các hạt tải điện trong khối khí.
Câu 11: Có năm vật A, B, C, D, E kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D nhưng lại đẩy E. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của vật A và D trái dấu.
B. Điện tích của vật A và E cùng dấu.
C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.
D. Điện tích của vật B và E cùng dấu.
Câu 12: Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường của một điện tích Q tại điểm M?
A. Điện tích Q.
B. Điện tích thử q đặt tại M.
C. Khoảng cách r từ Q đến điểm M.
D. Hằng số điện môi của môi trường.
Câu 13: Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. C tỉ lệ thuận với Q.
B. C tỉ lệ nghịch với U.
C. C tỉ lệ nghịch vào Q và U.
D. C không phụ thuộc vào Q và U.
Câu 14: Trong các pin điện hóa có sự chuyển hóa từ năng lượng nào sau đây thành điện năng?
A. Nhiệt năng. B. Thế năng đàn hồi.
C. Hóa năng. D. Cơ năng.
Câu 15: Chọn phát biểu đúng. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
A. tác dụng lực của nguồn điện.
B. thực hiện công của nguồn điện.
C. dự trữ điện tích của nguồn điện.
D. tích điện cho hai cực của nó.
Câu 16: Chọn phát biểu sai về dòng điện trong chân không.
A. Chân không chỉ dẫn điện nếu ta đưa êlectron vào trong đó.
B. Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron.
C. Tia catôt không bị lệch trong điện trường và từ trường.
D. Tia catôt có khả năng làm huỳnh quang các chất.
Câu 17: Lần lượt mắc hai điện trở R1 và R2 vào một hiệu điện thế không đổi U thì cường độ dòng điện trong mạch là I1 = 2A và I2 = 3A. Nếu mắc hai điện trở này nối tiếp rồi mắc vào hiệu điện thế trên thì cường độ dòng điện trong mạch là:
A. 1,2 A. B. 5 A.
C. 2,5 A. D. 1 A.
Câu 18: Chọn phát biểu đúng.
Các kim loại đều
A. dẫn điện tốt, có điện trở suất không thay đổi.
B. dẫn điện tốt, có điện trở suaatsthay đổi theo nhiệt độ.
C. dẫn điện tốt như nhau, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ.
D. dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ giống nhau.
Câu 19: Bản chất dòng điện trong chất khí là:
A. Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, êlectron ngược chiều điện trường.
B. Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.
C. Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các êlectron ngược chiều điện trường.
D. Dòng chuyển dời có hướng của các êlectron ngược chiều điện trường.
Câu 20: Người ta mắc một bộ ba pin giống nhau song song thì thu được một bộ nguồn có suất điện động là 9 V và điện trở trong 3 Ω. Mỗi pin có suất điện động và điện trở trong lần lượt là:
A. 27 V, 9 Ω. B. 9 V, 9 Ω.
C. 9 V, 3 Ω. D. 3 V, 3 Ω.
Câu 21: Chọn phát biểu đúng.
A. Các hạt tải điện trong chất điện phân là các êlecron và các ion dương.
B. Chất điện phân dẫn điện tốt hơn kim loại.
C. Các hạt tải điện trong chất điện phân là êlectron và các ion dương, ion âm.
D. Khối lượng vật chất được giải phóng ra ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình điện phân đó.
Câu 22: Chọn đáp án đúng về công thức Fa-ra-đây.
A. \(m\, = \,\dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{n}It.\)
B. \(m\, = \,\dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{I}nt.\)
C. \(m\, = \,\dfrac{1}{F}.\dfrac{n}{A}It.\)
D. \(m\, = \,\dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{t}In.\)
Câu 23: Chọn phát biểu sai vè dòng điện trong kim loại.
A. Các hạt tải điện trong kim loại là êlectron tự do.
B. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của kim loại giảm.
C. Suất điện động nhiệt điện tỉ lệ với hiệu nhiệt độ ở hai đầu mối hàn.
D. Cặp nhiệt điện được dùng phổ biến để đo nhiệt độ.
Câu 24: Bóng đèn ghi 220 V – 100 W có điện trở là:
A. 100 Ω. B. 448 Ω.
C. 484 Ω. D. 220 Ω.
Câu 25: Chọn phát biểu sai.
A. Điện trở suất của các chất bán dẫn lớn hơn điện trở suất của kim loại nhưng nhỏ hơn điện trở suất của điện môi.
B. Điện trở suất của chất bán dẫn phụ thuộc vào nhiệt độ và tạp chất.
C. Chất bán dẫn có hai loại hạt tải điện là êlectron và lỗ trống.
D. Dòng điện chỉ chạy qua được lớp chuyển tiếp p – n theo chiều từ n sang p.
Câu 26: Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, tích điện cùng dấu \(({q_1}\, \ne \,{q_2}),\) đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì đẩy nhau một lực F1. Nếu cho chúng chạm nhau rồi đưa về vị trí cũ thì chúng
A. hút nhau với một lực F2 > F1.
B. đẩy nhau với một lực F2 < F1.
C. đẩy nhau với một lực F2 > F1.
D. không tương tác với nhau nữa.
Câu 27: Hai điện trở R1 = 2 Ω và R2 = 4 Ω mắc song song với nhau, rồi mắc vào một hiệu điện thế không đổi. Biết công suất tỏa nhiệt trên R1 là 4W. Công suất tỏa nhiệt trên R2 bằng:
A. 16 W. B. 8 W.
C. 6 W. D. 2 W.
Câu 28: Ba điểm A, B, C theo thứ tự nằm trên cùng một đường sức điện của một điện trường đều. Biết AB = 3cm; BC = 6cm và UAB = 20 V. Hiệu điện thế UAC có giá trị là:
A. 20 V. B. 40 V.
C. 60 V. D. 80 V.
Câu 29: Một nguồn điện có suất điện động E = 7 V, điện trở trong r = 1 Ω được mắc với mạch ngoài là điện trở RN = 6 Ω. Cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là:
A. I = 1 A; U = 7 V.
B. I = 7 A; U = 6 V.
C. I = 1 A; U = 6 V.
D. I = \(\dfrac{7}{6}\) A; U = 6 V.
Câu 30: Mắc vào hai đầu của một nguồn điện một biến trở R. Biết rằng khi điều chỉnh cho R = R1 thì hiệu suất của nguồn bằng 50%. Hỏi nếu R = R2 = 2R1 thì hiệu suất của nguồn bằng bao nhiêu?
A. 100%. B. 25%.
C. 67%. D. 50%.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | A | D | B | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | B | D | B | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
D | B | D | C | B |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | A | B | A | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
D | A | B | C | D |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
C | D | B | C | C |
Câu 1: C. Áp dụng công thức: \(F = \,k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}.\)
Câu 2: A. Áp dụng công thức: \(E\, = \,k\dfrac{{\left| q \right|}}{{{r^2}}}.\)
Câu 3: D. Đặt tấm kính vào giữa hai điện tích, tức là điện môi thay đổi, hằng số điện môi tăng lên do đó độ lớn của lực điện giảm.
Câu 4: B.
Câu 5: B.
Câu 6: A.
Câu 7: B. Áp dụng công thức: \(A\, = \,q({V_M}\, - \,{V_N}) = {12.10^{ - 9}}\,J.\)
Câu 8: D.
Câu 9: B. Áp dụng công thức : \(m\, = \,\dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{n}It \)\(\,= \dfrac{1}{{96500}}.\dfrac{{64}}{2}.10.3600 = 11,94\,g.\)
Câu 10: D.
Câu 11: D.
Câu 12: B. Biểu thức của cường độ điện trường: \(E\, = \,k\dfrac{Q}{{{r^2}}}.\)
Câu 13: D. Điện dung của tụ điện chỉ phụ thuộc vào hình dạng, kích thước và chất điện môi giữa hai bản tụ.
Câu 14: C.
Câu 15: B.
Câu 16: C.
Câu 17: A. \({I_1}\, = \,\dfrac{U}{{{R_1}}};\,{I_2}\, = \,\dfrac{U}{{{R_2}}};\,I\, = \,\dfrac{U}{{{R_1} + {R_2}}}\)
\(\Rightarrow \dfrac{1}{I} = \dfrac{1}{{{I_1}}} = \dfrac{1}{{{I_2}}}\)
\(\Rightarrow I = \dfrac{{{I_1}{I_2}}}{{{I_1} + {I_2}}} = 1,2\,A.\)
Câu 18: B.
Câu 19: A.
Câu 20: B. Áp dụng công thức bộ nguồn mắc song song: \({E_b} = E;\,{r_b}\, = \,\dfrac{r}{n}.\)
Câu 21: D.
Câu 22: A.
Câu 23: B.
Câu 24: C. Điện trở của đèn: \({R_D} = \dfrac{{U_{dm}^2}}{P} = 484\,\Omega .\)
Câu 25: D.
Câu 26: C. Hai quả cầu giống hệt nhau nên sau khi chúng tiếp xúc thì chúng tích điện giống nhau: \(q\, = \,\dfrac{{{q_1} + {q_2}}}{2}.\)
Lực đẩy giữa hai điện tích: \(F\, = \,k\dfrac{{{q_1}{q_2}}}{{{r^2}}}.\)
Nhận xét: \({q_1}{q_2}\, \le \,\dfrac{{{{({q_1} + {q_2})}^2}}}{4}.\) Dấu “=” xảy ra khi q1 = q2. Vậy sau khi tiếp xúc thì lực đẩy giữa hai điện tích là cực đại.
Câu 27: D. Công suất tỏa nhiệt trên các điện trở:
\({P_1}\, = \,\dfrac{{{U^2}}}{{{R_1}}};\,{P_2}\, = \,\dfrac{{{U^2}}}{{{R_2}}}\)
\(\Rightarrow {P_2} = \dfrac{{{P_1}}}{2} = 2\,{\rm{W}}\)
Câu 28: B. Áp dụng công thức: \(U = qEd \Rightarrow {U_{AC}} = 3{U_{AB}} = 60\,V.\)
Câu 29: B. \(I\, = \,\dfrac{E}{{{R_N} + r}} = 1\,A;\,U\, = \,I{R_N} = 6\,V.\)
Câu 30: C. Hiệu suất của nguồn: \({H_1}\, = \,\dfrac{{{R_1}}}{{{R_1} + r}}\, = \,50\% \Rightarrow {R_1} = r.\)
Với \({R_2} = 2{R_1} = 2r\)
\({H_2} = \dfrac{{{R_2}}}{{{R_2} + r}} = \dfrac{{2r}}{{3r}} \approx 67\% .\)
Unit 7: Education for school-leavers
Unit 2: The generation gap
Chủ đề 6: Văn hóa tiêu dùng
Hello!
Unit 4: Volunteer Work - Công việc tình nguyện
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11