Đề bài
Câu 1 (2 điểm): Khi bay qua hai điểm: từ M đến N, cách nhau 5cm dọc theo đường sức của điện trường đều thì êlectron được tăng tốc, động năng tăng thêm 200 eV (1 eV = 1,6.10-19 J). Tính cường độ điện trường và xác định chiều của điện trường.
Câu 2 (3 điểm). Chiều dày của lớp niken phủ lên một tấm kim loại là d = 0,05mm sau khi điện phân 30 phút. Diện tích mặt phủ tấm kim loại là 30cm2. Tìm cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân. Cho biết niken có khối lượng riêng \(\rho \, = \,8,{9.10^3}\,kg/{m^3},\,A\, = \,58\,g/mol\) và n =2.
Câu 3 (5 điểm): Cho mạch điện như hình I.6.
Có ba nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động \({E_1}\, = \,{E_2}\, = \,{E_3}\, = \,12V;\) điện trở trong \({r_1}\, = \,{r_2}\, = \,{r_3}\, = \,1\,\Omega .\) Bóng đèn Đ loại 6 V – 3 W, các điện trở có giá trị \({R_1}\, = \,12\,\Omega ,\,{R_2}\, = \,\,27\,\Omega .\) Điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể.
a) Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
b) Tính điện trở tương đương của mạch ngoài.
c) Tính số chỉ của ampe kế.
d) Đèn sáng như thế nào so với mức bình thường?
e) Tính hiệu điện thế UMN.
Lời giải chi tiết
Câu 1: Nhận xét: Động năng của êlectron tăng nên công của lực điện dương. Mà điện tích của êlectron âm, do đó đường sức điện có chiều từ N đến M.
Ta có: ∆Wđ = A = e.E.MN => E = 4000 V/m.
Câu 2: Áp dụng công thức Fa-ra-đây: \(m\, = \,\dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{n}It.\)
Cường độ dòng điện: \(I\, = \,\dfrac{{mFn}}{{At}}.\) Mặt khác ta có: \(m\, = \,\rho V = \rho .S.d.\)
Vậy \(I\, = \,\dfrac{{\rho SdFn}}{{At}} = 2,47\,A.\)
Câu 3:
a) Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn:
\(E = {E_1} + {E_2} + {E_3} = 36\,V;\)
\(\,r = {r_1} + {r_2} + {r_3} = 3\,\Omega \)
Điện trở của bóng đèn: RĐ = \(\dfrac{{{6^2}}}{3} = 12\,\Omega .\)
b) Điện trở mạch ngoài: \({R_N}\, = \,\dfrac{{{R_D}.{R_1}}}{{{R_D} + {R_1}}} + {R_2} = 33\,\Omega .\)
c) Cường độ dòng điện qua Ampe kế: \({I_A}\, = \,\dfrac{E}{{{R_N} + r}} = \,1\,A.\)
d) Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn:
UĐ = U1 = IA.R1Đ = 1.6 = 6 V
Do UĐ = UđmĐ nên đèn sáng bình thường.
e) Hiệu điện thế giữa hai điểm MN:
\({U_{MN}} = I({r_1} + {r_2} + {R_{1D}}) - {E_1} - {E_2};\)
\({U_{MN}} = 1.(2 + 6) - 12 - 12 = - 16\,V\)
Chương 1. Sự điện li
Chủ đề 7: Chiến thuật thi đấu đơn
Chương 4: Dòng điện không đổi
Chủ đề 1: Những vấn đề chung
PHẦN HAI. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11