1. Nội dung câu hỏi
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng
1. Năm 1077, quân và dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đã đánh bại quân Tống tại đâu?
A. Kinh thành Thăng Long
B. Biên giới Việt - Trung
C. Phòng tuyến Như Nguyệt ( Bắc Ninh)
D. Thành Cổ Loa ( Hà Nội)
2. Những trận đánh lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên là
A. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng
B. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng - Xương Giang
C. Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang
D. Rạch Gầm - Xoài Mút, Ngọc Hồi - Đống Đa
3. Kế hoạch tiến vào Nghệ An của nghĩa quân Lam Sơn do ai đưa ra?
A. Nguyễn Trãi
B. Lê Lai
C. Lê Lợi
D. Nguyễn Chích
4. Phong trào Tây Sơn bắt đầu từ địa phương nào?
A. Tây Sơn hạ đạo
B. Phủ Quy Nhơn
C. Tây Sơn thượng đạo
D. Phủ Gia Định
5. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là:
A. Tốt Động - Chúc Động
B. Rạch Gầm - Xoài Mút
C. Chi Lăng - Xương Giang
D. Ngọc Hồi - Đống Đa
6. Biển Đông kết nối các đại dương nào dưới đây?
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
B. Địa Trung Hải và Thái Bình Dương
C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
D. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương
7. Biển Đông là khu vực giàu các tài nguyên thiên nhiên gì?
A. Kim cương, cát, sinh vật biển
B. Sinh vật biển, thiếc, dầu khí
C. Than đá, dầu khí, thiếc
D. Dầu khí, sinh vật biển, vàng
8. Những địa phương nào dưới đây có thể xây dựng cảng biển nước sâu?
A. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh
B. Quảng Ninh, Khánh Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu
C. Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định
D. Hải Phòng, Thái Bình, Thánh Hoá
9. Phương thức tuyển chọn quan lại chủ yếu dưới thời vua Lê Thánh Tông là gì?
A. Tiến cử
B. Khoa cử
C. Ứng cử
D. Tập ấm
10. Mục đích cuộc cải cách của Minh Mạng là gì?
A. Ổn định tình hình xã hội của đất nước
B. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ
C. Cải tổ và hoàn thiện hệ thống quan lại
D. Khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất
11. Việc xác lập chủ quyền và thực thi quản lí liên tục tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong các thế kỉ XVII, XVIII được thể hiện qua hoạt động của lực lượng nào?
A. Thuỷ sản
B. Đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải
C. Quân đội triều đình
D. Đội Bắc Hải và thuỷ sản
12. Tác phẩm nào dưới đây do Lê Quý Đôn biên soạn đã ghi chép về cương vực và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Đại Việt sử ký
B. Phủ biên tạp lục
C. Lịch triều hiến chương loại chí
D. Ức trai thi tập
13. Hiện nay, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là đơn vị hành chính thuộc tỉnh hoặc thành phố nào?
A. Đà Nẵng và Khánh Hoà
B. Quảng Nam và Khánh Hoà
C. Quảng Ngãi và Quảng Nam
D. Đà Nẵng và Quảng Nam
14. “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng”
Hai câu thơ trên nói về cuộc kháng chiến nào?
A. Kháng chiến chống quân Tống
B. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên
C. Kháng chiến chống quân Xiêm
D. Kháng chiến chống quân Thanh
15. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi của dân tộc trước năm 1858?
A. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc
B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù
C. Đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ độc lập của dân tộc
D. Nhân đạo, hoà hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật
16. Quyết định nào của Lê Lợi tạo ra bước ngoặt đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Giảng hòa với quân Minh
B. Chuyển quân vào Nghệ An
C. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động
D. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá
17. Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:
A. được đông đảo nhân dân tham gia
B. có sự liên kết với các tù trưởng dân tộc thiểu số
C. nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa
D.Lực lượng nghĩa quân được tổ chức thành nhiều bộ phận: quân thuỷ, quân bộ và tượng binh
18. Nét nổi bật về tình hình của nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1418 - 1423 là gì?
A. Liên tục bị quân Minh vây hãm và phải rút lui ba lần lên núi Chí Linh
B. Chuyển hướng vào Nghệ An, mở rộng địa bàn hoạt động vào phía nam
C. Đánh bại các cuộc vây quét của quân Minh, làm chủ vùng đất từ Thanh Hoá đến Thuận Hóa
D. Tổ chức các trận quyết chiến chiến lược nhưng không thành công
19. Ý nào không phải là bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc?
A. Bài học về xây dựng lực lượng chống giặc ngoại xâm
B. Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
C. Bài học về nghệ thuật sự đánh giữ nước
D. Bài học về nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng
20. Chính quyền thực dân Pháp đã có hoạt động để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam?
A. Chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1974
B. Xây dựng cột hải đăng năm 1937
C. Cử quân đội đồn trú và yêu cầu quân đội nước ngoài rút khỏi các đảo đã chiếm đóng trái phép trong những năm 1946 - 1947
D. Thực hiện khảo sát khoa học vào năm 1925 và năm 1927
21. Ý nào dưới đây không phải là chủ trương của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông?
A. Ban hành các văn bản pháp lí khẳng định chủ quyền của Việt Nam
B. Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc
C. Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông
D. Ban hành lệnh cấm đánh hải sản trên Biển Đông
22. Trong thời kì quân chủ, những tư liệu nào dưới đây đã góp phần khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Tượng đài lịch sử, ca dao tục ngữ
B. Bản đồ, tư liệu lịch sử
C. Di tích ngọn hải đăng, cột mốc chủ quyền
D. Tác phẩm văn học, tượng đài lịch sử
23. Theo quy định của văn bản quốc tế nào dưới đây thì Việt Nam là quốc gia ven biển được phép thăm dò, khai thác khoảng 1 triệu km2 vùng biển và thềm lục địa trên Biển Đông?
A. Văn bản kí kết tại Hội nghị Hoà bình Phran-xi-xcô năm 1951
B. Hiệp định Pa-ri năm 1973
C. Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc
D. Hiến chương ASEAN năm 2007
24. Trong quản lí hành chính, chính quyền thực dân Pháp và Việt Nam Cộng hoà ( Chính quyền Sài Gòn) đã thực hiện hoạt động nào dưới đây để quản lí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Sáp nhập và tổ chức hai quần đảo thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh
B. Vẽ bản đồ, xây dựng hải quân
C. Khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế
D. Xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức họp báo tuyên bố chủ quyền.
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
1.1. Giải thích tại sao Biển Đông có vị trí quan trọng trong an ninh, hàng hải quốc tế?
1.2. Nêu nguyên tắc giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã được các nước ASEAN và Trung Quốc thống nhất trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Lấy ví dụ cụ thể về các hoạt động thực tiễn mà Việt Nam đã triển
khai trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc đó.
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học và tìm hiểu từ sách, báo, internet về cải cách của vua Lê Thánh Tông ( thế kỉ XV), em hãy nêu ra một số bài học có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức đã học SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức.
3. Lời giải chi tiết
I. Trắc nghiệm
1. C | 2. B | 3. D | 4. C | 5. B | 6. A |
7. B | 8. B | 9. B | 10. D | 11. B | 12. B |
13. A | 14. B | 15. A | 16. C | 17. C | 18. A |
19. D | 20. C | 21. D | 22. B | 23. C | 24. A |
II. Tự luận
Câu 1.
1.1.
- Biển Đông có vị trí quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế, tập trung các tuyến đường biển huyết mạch kết nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - Đông Á.
+ Có 5 trong số 10 tuyến đường vận tải biển trọng yếu của thế giới liên quan đến Biển Đông.
+ Giao thông đường biển qua Biển Đông nhộn nhịp vào tháng thứ 2 thế giới, với nhiều tài có trọng tải trên 5000 tấn.
- Khu vực Biển Đông có nhiều eo biển quan trọng như: eo Đài Loan, Basi, Gaxpa, Kalimantan và đặc biệt là Malắcca.
1.2. Nguyên tắc được thể hiện là: các tranh chấp về lãnh thổ, các quyền và lợi ích hợp pháp sẽ được các bên liên quan là ASEAN và Trung Quốc giải quyết bằng biện pháp hoà bình như đàm phán, tham vấn lẫn nhau phù hợp với của luật pháp quốc tế
Ví dụ: Việt Nam ứng xử với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam đàm phán với các nước láng giềng để giải quyết tranh chấp về phân định biển phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982 ( như với Indonesia, Trung Quốc,
Malaysia,....)
Câu 2:
Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay:
- Trên lĩnh vực chính trị:
+ Thực hiện nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước;
+ Thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”;
+ Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật;
+ Tuyển chọn cán bộ, công chức nhà nước một cách công khai, minh bạch;
+ Tăng cường công tác giám sát, đánh giá năng lực của cán bộ, công chức nhà nước.
+ Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước;
- Trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục: chú trọng phát triển giáo dục và trọng dụng nhân tài.
Chủ đề 4. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam
Phần 2. Địa lí khu vực và quốc gia
SBT Toán 11 - Cánh Diều tập 1
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11
Chủ đề 6. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông
SGK Lịch sử Lớp 11
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11