Đề bài
Câu 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
a) Số gồm ba mươi triệu ba mươi nghìn và ba mươi viết là
A. 303 030 B. 3 030 030
C. 3 003 030 D. 30 030 030.
b) Giá trị chữ số 6 trong số 268 519 là :
A. 600 000 B. 60 000
C. 68 000 D. 6000.
Câu 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S :
a) 8 tấn 15kg = 815kg ☐
b) 8 tấn 15kg = 8015kg ☐
c) 1 tấn 2 yến = 1200kg ☐
d) 1 tấn 2 yến = 1020kg ☐
Câu 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S :
a) 180 phút = 3 giờ ☐
b) \(\dfrac{1}{4}\) phút = 20 giây ☐
c) \(\dfrac{1}{5}\) thế kỉ = 15 năm ☐
d) Năm 1000 thuộc thế kỉ thứ 11 ☐
Câu 4. Hãy xem biểu đồ sau :
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : Trung bình số học sinh giỏi toán khối lớp 4 trường Đoàn Kết năm 2008 – 2009
A. 21 em B. 22 em
C. 23 em D. 24 em.
Câu 5. a) Hãy viết 5 số lẻ liên tiếp bắt đầu từ số lớn nhất có 4 chữ số.
b) Viết 5 số chẵn liên tiếp mà số lớn nhất là số nhỏ nhất có 5 chữ số.
Câu 6. Có 5 gói kẹo loại 200 gam mỗi gói và 4 gói kẹo loại 250 gam mỗi gói. Hỏi có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam kẹo ?
Câu 7. Một ô tô giờ thứ nhất đi được 64km, giờ thứ hai đi được 48km, giờ thứ ba đi được số km bằng trung bình cộng của hai giờ đầu.
a) Cả 3 ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
b) Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
Câu 8. Tính nhanh giá trị biểu thức sau :
\(72 × a + 38 × a – a × 10\) với \(a = 25.\)
Lời giải
Câu 1.
Phương pháp:
- Để viết các số ta viết từ trái sang phải, hay từ hàng cao đến hàng thấp.
- Xác định hàng của chữ số 6 rồi nêu giá trị tương ứng của chữ số đó.
Cách giải:
a) Số gồm ba mươi triệu ba mươi nghìn và ba mươi viết là 30 030 030.
Chọn D.
b) Chữ sô 6 trong số 268 519 thuộc hàng chục nghìn nên có giá trị là 60 000.
Chọn B.
Câu 2.
Phương pháp:
Áp dụng cách chuyển đổi: 1 tấn = 1000kg ; 1 yến = 10kg.
Cách giải:
Ta có: 1 tấn = 1000kg nên 8 tấn = 8000kg
1 yến = 10kg nên 2 yến = 20kg
Do đó: 8 tấn 15kg = 8000kg + 15kg = 8015kg.
1 tấn 2 yến = 1000kg + 20kg = 1020kg.
Vậy kết quả lần lượt như sau:
a) S b) Đ c) S d) Đ
Câu 3.
Phương pháp:
- Áp dụng cách chuyển đối: 1 giờ = 60 phút ; 1 phút = 60 giây
- 1 thế kỉ = 100 năm ; thế kỉ 10 bắt đầu từ năm 901 đến năm 1000; thế kỉ 11 bắt đầu từ năm 1001 đến năm 1100.
Cách giải:
+) Vì 180 : 60 = 3 nên 180 phút = 3 giờ.
+) 1 phút = 60 giây nên \(\dfrac{1}{4}\) phút = 60 giây : 4 = 15 giây.
+) 1 thế kỉ = 100 năm nên \(\dfrac{1}{5}\) thế kỉ = 100 năm : 5 = 20 năm.
+) Năm 1000 thuộc thế kỉ thứ 10.
Vậy kết quả lần lượt như sau:
a) Đ b) S c) S d) S
Câu 4.
Phương pháp:
- Quan sát biểu đồ đề tìm số học sinh giỏi của mỗi lớp: số ghi ở đỉnh cột chi số học sinh giỏi của mỗi lớp.
- Tìm trung bình số học sinh giỏi của khối 4 ta lấy tổng số học sinh giỏi của 5 lớp chia cho 5.
Cách giải:
Quan sát biểu đồ ta thấy số học sinh giỏi của các lớp như sau:
Lớp 4A : 20 em ; Lớp 4B : 24 em ;
Lớp 4C : 26 em ; Lớp 4D : 30 em ; Lớp 4E : 15 em.
Trung bình số học sinh giỏi toán khối lớp 4 trường Đoàn Kết năm 2008 – 2009 là:
(20 + 24 + 26 + 30 + 15) : 5 = 23 (em)
Chọn C.
Câu 5.
Phương pháp:
- Tìm số lớn nhất có 4 chữ số và số nhỏ nhất có 5 chữ số.
- Hai số chẵn hoặc hai số lẻ liên tiếp hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị.
Cách giải:
a) Số lớn nhất có 4 chữ số là 9999.
Dãy 5 số lẻ liên tiếp bắt đầu từ số lớn nhất có 4 chữ số là:
9999 ; 10 001 ; 10 003 ; 10 005 ; 10 007
b) Số nhỏ nhất có 5 chữ số là 10 000.
Dãy 5 số chẵn liên tiếp mà số lớn nhất là số nhỏ nhất có 5 chữ số là:
9992 ; 9994 ; 9996 ; 9998 ; 10 000
Câu 6.
Phương pháp:
- Tính cân nặng của 5 gói kẹo loại 200g = 200g × 5.
- Tính cân nặng của 4 gói kẹo loại 250g = 250g × 4.
- Cân nặng của tất cả số kẹo = cân nặng của 5 gói kẹo loại 200g + cân nặng của 4 gói kẹo loại 250g.
- Đổi số đo vừa tìm được sang đơn vị ki-lô-gam, lưu ý ta có 1kg = 1000g.
Cách giải:
5 gói kẹo loại 200 gam (mỗi gói) nặng là:
\(200 × 5 = 1000\;(g)\)
4 gói kẹo loại 250 gam (mỗi gói) nặng là:
\(250 × 4 = 1000\;(g)\)
Số ki-lô-gam kẹo có tất cả là :
\(1000 + 1000 = 2000\;(g)\)
\(2000g=2kg\)
Đáp số: \(2kg\).
Câu 7.
Phương pháp:
- Tính số ki-lô-mét đi được trong giờ thứ ba ta lấy tổng số ki-lô-mét đi được trong 2 giờ đầu chia cho 2.
- Tính tổng số ki-lô-mét 3 xe đi được = số ki-lô-mét đi được trong giờ thứ nhất + số ki-lô-mét đi được trong giờ thứ hai + số ki-lô-mét đi được trong giờ thứ ba.
- Tính số ki-lô-mét trung bình mỗi giờ đi được ta lấy tổng số ki-lô-mét đi được trong 3 giờ chia cho 3.
Cách giải:
a) Giờ thứ ba ô tô đi được số ki-lô-mét là:
\((64 + 48) : 2 = 56\;(km)\)
Cả 3 giờ ô tô đi được số ki-lô-mét là::
\(64 + 48 + 56= 168\;(km)\)
b) Trung bình mỗi giờ ô tô đi được số ki-lô-mét là:
\(168 : 3 = 56\;(km)
Đáp số : a) \(168km\) ;
b) \(56km\).
Câu 8.
Phương pháp:
- Thay chữ bằng số rồi tính giá trị biểu thức.
- Áp dụng cách nhân một số với một tổng hoặc một hiệu.
Cách giải:
Với \(a=25\) thì
\(72 × a + 38 × a – a × 10\)
\(=72 × 25 + 38 × 25 – 25 × 10\)
\(= 25×(72 + 38 - 10)\)
\(= 25× 100 = 2500.\)
CHỦ ĐỀ 5 : THẾ GIỚI LOGO
Chủ đề 2. Năng lượng
Đề ôn tập hè
Chủ đề 2: Giai điệu quê hương
Chủ đề 1. Chất
SGK Toán Lớp 4
SGK Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
STK - Cùng em phát triển năng lực Toán 4
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 4
SGK Toán 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 4 - Cánh Diều
VBT Toán 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Toán 4 - Cánh Diều
VNEN Toán Lớp 4
Vở bài tập Toán Lớp 4
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 4
Cùng em học toán Lớp 4
Ôn tập hè Toán Lớp 4
Bài tập phát triển năng lực Toán Lớp 4