Đề bài
Câu 1 (2 điểm): Phát biểu và viết biểu thức định luật Cu- lông?
Câu 2 (3 điểm): Hai điện tích điểm \({q_1}\, = \,2\,\mu C\) và \({q_2}\, = \, - 8\,\mu C\) đặt cố định tại hai điểm tương ứng A, B cách nhau 30 cm trong chân không. Phải đặt điện tích q3 ở đâu, có dấu và độ lớn như thế nào để nó cân bằng?
Câu 3 (5 điểm):
Cho mạch điện có sơ đồ như hình I.4.
Các nguồn điện giống nhau: \(E = 4 V, r = 0,5 Ω\)
Các điện trở: \({R_1}\, = \,1\,\Omega ;\,{R_2}\, = \,2\,\Omega ;\,{R_4}\, = \,3\,\Omega .\)
Đèn Đ3 có ghi: 6 V – 6 W
Ampe kế có điện trở không đáng kể.
a) Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
b) Tính điện trở của mạch ngoài.
c) Tìm số chỉ của ampe kế.
d) Đèn Đ3 sáng như thế nào?
e) Tính công suất của mạch ngoài.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
+ Định luật Culông: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm tỉ lệ thuận với tích các độ lớn của hai điện tích đó và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
+ Biểu thức: \(F\, = \,k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}.\)
Câu 2: Điều kiện để q3 cân bằng: \({\overrightarrow F _3} = {\overrightarrow F _{13}} + {\overrightarrow F _{23}} = \overrightarrow 0 \) nên hai vectơ \({\overrightarrow F _{13}};\,{\overrightarrow F _{23}}\) cùng phương ngược chiều và cùng độ lớn. Do đó, điện tích q3 phải nằm trên đường thẳng AB và ngoài khoảng AB.
Mặt khác, ta thấy \(\left| {{q_2}} \right|\, > \,\left| {{q_1}} \right|\) nên q3 phải nằm xa q2 hơn, như vậy q3 phải nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB và về phía A.
Ta có: \({F_{13}}\, = \,{F_{23}} \Leftrightarrow k\dfrac{{\left| {{q_1}} \right|\left| {{q_3}} \right|}}{{{x^2}}} = k\dfrac{{\left| {{q_2}} \right|\left| {{q_3}} \right|}}{{{{(x + a)}^2}}}\)
Thay số ta có: \(4{x^2} = {(x + 30)^2} \Rightarrow x = 30cm.\)
Câu 3:
a) + Suất điện động của bộ nguồn: \({E_b}\, = \,3E\, = \,3.4 = 12\,V\)
+ Điện trở trong của bộ nguồn: \({r_b} = \dfrac{{3r}}{2} = \dfrac{{3.0,5}}{2} = 0,75\,\Omega \)
b) + Sơ đồ mạch ngoài: (R1 nt R2) // (Đ3 nt R4)
+ Điện trở của đèn: \({R_3}\, = \,\dfrac{{{U^2}}}{P} = \dfrac{{{6^2}}}{6} = 6\,\Omega \)
\({R_{12}} = {R_1} + {R_2} = 1 + 2 = 3\Omega ;\)
\({R_{34}}\, = \,{R_3} + \,{R_4} = 3 + 6 = 9\,\Omega .\)
+ Điện trở mạch ngoài: \(R\, = \,\dfrac{{{R_{12}}.{R_{34}}}}{{{R_{34}} + {R_{43}}}} = \dfrac{{3.9}}{{3 + 9}} = 2,25\,\Omega \)
c) Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch ta có số chỉ của ampe kế:
\(I\, = \,\dfrac{E}{{R\, + \,{r_b}}} = \dfrac{{12}}{{2,25 + 0,75}} = 4\,A\)
d) Ta có \({U_{AB}} = I.R = 4.2,25 = 9\,V\)
\( \Rightarrow {I_{34}} = \dfrac{{{U_{AB}}}}{{{R_{34}}}} = \dfrac{9}{9} = 1A\)
+ Cường độ dòng điện qua bóng đèn IĐ = 1 A bằng cường độ dòng điện định mức của bóng đèn nên đèn sáng bình thường.
e) Công suất của mạch điện: \(P\, = \,{U_{AB}}.I\, = \,9.4 = 36\,{\rm{W}}.\)
Bài 7: Tiết 2: EU - Hợp tác, liên kết để cùng phát triển - Tập bản đồ Địa lí 11
Unit 3: Cities of the future
PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Bài 5. Tiết 2: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh - Tập bản đồ Địa lí 11
Unit 12: Celebrations
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11