Đề bài
Câu 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S :
a) Trong một tổng, nếu ta cùng thêm hay cùng bớt ở mỗi số hạng cùng một số thì tổng không thay đổi. ☐
b) Trong một hiệu, nếu ta cùng thêm hay cùng bớt ở số bị trừ và số trừ cùng một số thì hiệu hai số không thay đổi. ☐
c) Trong một tổng, nếu ta thêm số hạng này bao nhiêu đơn vị đồng thời bớt số hạng kia đi bấy nhiêu đơn vị thì tổng không thay đổi. ☐
d) Trong một hiệu, nếu ta thêm vào số bị trừ bao nhiêu đơn vị đồng thời bớt số trừ đi bấy nhiêu đơn vị thì hiệu hai số đó không thay đổi. ☐
Câu 2. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Hiệu của 4567 với 1023 nhân với 3 viết là :
A. \(4567 \;– 1023 × 3\) B. \(4567 × 3 \;– 1023\)
C. \((4567 \;– 1023) ×3\) D. \(1023 ×3 \;– 4567\)
Câu 3. Khoanh vào chữ đạt trước câu trả lời đúng :
Tú nghĩ ra một số. Tú lấy số đó trừ đi số nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau thì được số chẵn lớn nhất có 4 chữ số.
Số Tú nghĩ là :
A. 9993 B. 11 201
C. 11 021 D. 11 210
Câu 4. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Một miếng bìa hình chữ nhật có chu vi là 60cm. Nếu bớt chiều dài 6cm và thêm vào chiều rộng 4 cm thì được hình vuông. Diện tích miếng bìa hình chữ nhật đó là :
A. 150cm2 B. 225cm2
C. 200cm2 D. 300cm2
Câu 5. Hiệu của hai số là số lớn nhất có 3 chữ số. Nếu thêm vào số bị trừ 125 đơn vị, thêm vào số trừ 52 đơn vị thì hiệu mới là bao nhiêu ?
Câu 6. Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức sau :
a) a nhân với tổng của b và c. b) Hiệu của b và c chia cho a.
Với a = 8 ; b = 4209 ; c = 2049.
Câu 7. Tính giá trị của biểu thức sau bằng cách hợp lí nhất :
(145 × 99 + 145) – (143 × 101 – 143)
Câu 8. Cho hai số, biết số lớn là 1516 và số này hơn trung bình cộng của cả hai số là 173. Tìm số bé.
Lời giải
Câu 1.
Phương pháp:
Dựa vào tính chất của phép cộng và phép trừ, đọc kĩ các câu để xác định tính đúng sai của các câu đó.
Cách giải:
- Trong một hiệu, nếu ta cùng thêm hay cùng bớt ở số bị trừ và số trừ cùng một số thì hiệu hai số không thay đổi.
- Trong một tổng, nếu ta thêm số hạng này bao nhiêu đơn vị đồng thời bớt số hạng kia đi bấy nhiêu đơn vị thì tổng không thay đổi.
Vậy kết quả lần lượt là:
a) S b) Đ c) Đ d) S.
Câu 2.
Phương pháp:
Đọc kĩ cách diễn giải của biểu thức để viết biểu thức.
Cách giải:
Hiệu của \(4567\) với \(1023\) nhân với \(3\) viết là \((4567 – 1023) ×3.\)
Chọn C.
Câu 3.
Phương pháp:
- Tìm số nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau và số chẵn lớn nhất có 4 chữ số.
- Số cần tìm là tổng của số nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau và số chẵn lớn nhất có 4 chữ số.
Cách giải:
Số nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau là 1023.
Số chẵn lớn nhất có 4 chữ số là 9998.
Vì số Tú nghĩ trừ đi số nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau thì được số chẵn lớn nhất có 4 chữ số nên số Tú nghĩ bằng tổng của số nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau và số chẵn lớn nhất có 4 chữ số.
Số Tú nghĩ là :
1023 + 9998 = 11 021.
Chọn C.
Câu 4.
Phương pháp:
- Tìm hiệu của chiều dài và chiều rộng: vì bớt chiều dài 6cm và thêm vào chiều rộng 4 cm thì được hình vuông nên chiều dài hơn chiều rộng là : 6 + 4 = 10cm.
- Tìm nửa chu vi = chu vi : 2.
- Tìm chiều dài, chiều rộng theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng cách áp dụng công thức:
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 ; Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2
- Tìm diện tích = chiều dài × chiều rộng.
Cách giải:
Vì bớt chiều dài 6cm và thêm vào chiều rộng 4 cm thì được hình vuông nên chiều dài hơn chiều rộng số xăng-ti-mét là:
6 + 4 = 10 (cm)
Nửa chu vi miếng bìa đó là:
60 : 2 = 30 (cm)
Chiều dài miếng bìa đó là:
(30 + 10) : 2 = 20 (cm)
Chiều rộng miếng bìa đó là:
30 - 20 = 10 (cm)
Diện tích miếng bìa đó là:
20 × 10 = 200 (cm2)
Chọn C.
Câu 5.
Phương pháp:
- Tìm số lớn nhất có 3 chữ số, từ đó tìm được hiệu ban đầu của hai số.
- Nếu thêm vào số bị trừ 125 đơn vị thì hiệu mới sẽ tăng 125 đơn vị; thêm vào số trừ 52 đơn vị thì hiệu mới giảm 52 đơn vị. Từ đó ta tìm được hiệu mới.
Cách giải:
Số lớn nhất có 3 chữ số là 999 nên hiệu ban đầu của hai số là 999.
Nếu thêm vào số bị trừ 125 đơn vị thì hiệu mới sẽ tăng 125 đơn vị.
Nếu thhêm vào số trừ 52 đơn vị thì hiệu mới sẽ giảm 52 đơn vị.
Nếu thêm vào số bị trừ 125 đơn vị, thêm vào số trừ 52 đơn vị thì hiệu mới là:
999 + 125 - 52 = 1072
Vậy hiệu mới là 1072.
Câu 6.
Phương pháp:
- Đọc kĩ cách diễn giải của biểu thức để viết biểu thức.
- Thay chữ bằng số rồi tính giá trị các biểu thức đó theo các quy tắc đã học.
Cách giải:
a) Biểu thức chỉ \(a\) nhân với tổng của \(b\) và \(c\) được viết là \(a × ( b + c )\).
Với \(a = 8 \,;\; b = 4209 \,; \;c = 2049 \) thì:
\(a × ( b + c )\)
\(= 8 × ( 4209 + 2049 )\)
\(= 8 × 6258\)
\(= 50064\)
b) Biểu thức chỉ hiệu của \(b\) và \(c\) chia cho \(a\) là \((b – c) : a\).
Với \(a = 8 \,;\; b = 4209 \,; \;c = 2049 \) thì:
\((b – c) : a\)
\(= ( 4209 – 2049 ) : 8\)
\(= 2160 : 8\)
\(= 270\)
Câu 7.
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
\(a \times b + a \times c = a \times (b+c) \) ; \(a \times b - a \times c = a \times (b-c) \)
Cách giải:
\((145 × 99 + 145) – (143 × 101 – 143) \)
\((145 × 99 + 145 × 1) – (143 × 101 – 143×1 ) \)
\(=145 × (99 + 1) – 143 × (101 – 1) \)
\(=145 × 100 – 143 × 100 \)
\(=(145 – 143) ×100 \)
\(=2 × 100 = 200.\)
Câu 8.
Phương pháp:
- Tìm trung bình cộng của hai số = số lớn – 173.
- Tìm tổng hai số = số trung bình cộng × 2.
- Tìm số bé = Tổng hai số – số lớn.
Cách giải:
Trung bình cộng của hai số là :
\(1516 – 173 = 1343\)
Tổng hai số là :
\(1343 × 2 = 2686\)
Số bé là :
\(2686 – 1516 = 1170.\)
Đáp số : \(1170\).
CHƯƠNG IV. PHÂN SỐ - CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ. GIỚI THIỆU HÌNH THOI
CHƯƠNG I. SỐ TỰ NHIÊN. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
Stop and check 3B
Unit 8: The time
Chủ đề: Quý trọng đồng tiền
SGK Toán Lớp 4
SGK Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
STK - Cùng em phát triển năng lực Toán 4
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 4
SGK Toán 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 4 - Cánh Diều
VBT Toán 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Toán 4 - Cánh Diều
VNEN Toán Lớp 4
Vở bài tập Toán Lớp 4
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 4
Cùng em học toán Lớp 4
Ôn tập hè Toán Lớp 4
Bài tập phát triển năng lực Toán Lớp 4