Đề bài
Câu 1: Tác dụng của đánh bắt xa bờ về mặt kinh tế là
A. bảo vệ được vùng biển.
B. giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản.
C. bảo vệ được vùng thềm lục địa.
D. bảo vệ được vùng trời.
Câu 2: Trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành năm 2007, các vùng kinh tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trọng khu vực III (dịch vụ) từ cao xuống thấp lần lượt là:
A. Phía Nam, phía Bắc, miền Trung.
B. Phía Bắc, miền Trung, phía Nam.
C. Miền Trung, phía Bắc, phía Nam.
D. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.
Câu 3: Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế của các nhóm nước, năm 2010
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP của nhóm nước thu nhập thấp so với các nhóm khác?
A. Tỉ trọng ngành dịch vụ thấp hơn, tỉ trọng ngành công nghiệp cao hơn.
B. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp thấp hơn, tỉ trọng ngành dịch vụ cao hơn.
C. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp cao hơn, tỉ trọng ngành dịch vụ thấp hơn.
D. Tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ thấp hơn, tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp cao hơn.
Câu 4: Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản
A. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
B. biết khai thác tối đa nguồn tài nguyên biển.
C. thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
D. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
Câu 5: Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
B. Thường xuyên xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố.
C. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có.
D. Vị trí địa lí mang tính chiến lược.
Câu 6: Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ, không phải vì
A. tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
B. tạo thế mở cửa của nền kinh tế.
C. làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ.
D. làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
Câu 7: Cho bảng số liệu:
Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta giai đoạn 1995 - 2005, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột ghép
B. Kết hợp.
C. Miền.
D. Đường
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết ý nào sau đây thể hiện thứ tự các vườn quốc gia theo chiều Bắc - Nam?
A. Hoàng Liên, Vũ Quang, Bù Gia Mập, Kon Ka Kinh.
B. Tràm Chim, Chư Mom Ray, Bến En, Ba Bể.
C. Cát Tiên, Xuân Thủy, Bạch Mã, Núi Chúa.
D. Cát Bà, Pù Mát, Yok Đôn, Cát Tiên.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng nhất khi nói về giá trị sản xuất hàng tiêu dùng nước ta từ năm 2000 đến năm 2007?
A. Giá trị sản xuất da giày giảm; dệt - may, giấy - in - văn phòng phẩm tăng.
B. Giá trị sản xuất dệt may, da giày, giấy - in - văn phòng tăng giảm không ổn định.
C. Giá trị sản xuất dệt may giảm; da giày, giấy in, văn phòng phẩm tăng.
D. Giá trị sản xuất dệt may, da giày, giấy - in - văn phòng phẩm tăng liên tục .
Câu 10: Đặc điểm nổi bật của địa hình đất nước Hoa Kì là
A. độ cao không chênh lệch nhau giữa các khu vực.
B. độ cao giảm dần từ Tây sang Đông.
C. cao ở phía Tây và phía Đông, thấp ở vùng trung tâm.
D. độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam.
Câu 11: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với các hồ thủy điện ở Tây Nguyên?
A. Sử dụng cho mục đích du lịch.
B. Đem lại nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô.
C. Phát triển rừng.
D. Tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển.
Câu 12: Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2000 - 2014?
A. Sản lượng điện tăng liên tục; sản lượng than, dầu thô tăng nhưng có biến động.
B. Sản lượng điện, dầu thô tăng liên tục; sản lượng than giảm.
C. Sản lượng điện, than tăng nhanh; sản lượng dầu thô giảm.
D. Sản lượng than, dầu thô, điện tăng liên tục.
Câu 13: Đâu không phải là biểu hiện của sự già hóa dân số?
A. Tuổi thọ của dân số ngày càng tăng.
B. Tỉ lệ người từ 15-64 tuổi ngày càng giảm.
C. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp.
D. Tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.
Câu 14: Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm vì
A. gió di chuyển về phía đông.
B. gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn.
C. gió càng gần về phía nam.
D. gió thổi lệch về phía đông, qua biển.
Câu 15: Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do đâu?
A. Con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ.
B. Con người đã đưa một lượng lớn khí thải vào khí quyển.
C. Các thảm họa như núi lửa, cháy rừng…
D. Các sự cố đắm tàu, tràn dầu, vỡ ống dầu.
Câu 16: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở miền Nam nước ta vì
A. nhu cầu về điện không cao như miền Bắc.
B. xa nguồn nguyên liệu.
C. hiệu quả sản xuất không cao.
D. gây ô nhiễm môi trường.
Câu 17: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở vùng Đông Nam Bộ là gì?
A. Bảo vệ rừng.
B. Thủy lợi.
C. Giống cây trồng.
D. Lao động.
Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng lúa cao nhất?
A. Long An.
B. Sóc Trăng.
C. Đồng Tháp.
D. An Giang.
Câu 19: Cho diện tích của Trung Quốc là 9572,8 nghìn km2, dân số là 1303,7 triệu người (năm 2005). Hỏi mật độ dân số Trung Quốc năm 2005 là bao nhiêu?
A. 73,4 người/km2.
B. 13,6 người/km2.
C. 136 người/km2.
D. 734 người/km2.
Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản từ năm 2000 đến năm 2007?
A. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng hơn 2 lần.
B. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng hơn 3 lần.
C. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng hơn 4 lần.
D. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng hơn 5 lần.
Câu 21: Đất đai của các đồng bằng ở Đông Nam Á biển đảo rất màu mỡ chủ yếu do
A. phù sa của các con sông lớn bồi đắp.
B. đất đai còn hoang sơ do mới được sử dụng gần đây.
C. đất phù sa có thêm khoáng chất từ dung nham núi lửa.
D. có nhiều mùn bởi rừng nguyên sinh cung cấp.
Câu 22: Cho biểu đồ
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình xuất, nhập khẩu của Nhật Bản, giai đoạn 2000 – 2016?
A. Giá trị nhập khẩu giảm liên tục.
B. Giá trị nhập khẩu luôn cao hơn giá trị xuất khẩu.
C. Cán cân thương mại luôn dương.
D. Giá trị xuất khẩu tăng liên tục.
Câu 23: Liên Bang Nga có thế mạnh trồng cây công nghiệp nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là do nhân tố
tự nhiên nào sau đây?
A. Khí hậu.
B. Địa hình.
C. Đất trồng.
D. Sông ngòi.
Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ?
A. Đất xám trên phù sa cổ.
B. Đất phèn.
C. Đất feralit trên đá badan.
D. Đất phù sa sông.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân nông thôn và dân thành thị nước ta?
A. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn.
B. Dân nông thôn nhiều hơn dân thành thị.
C. Cả dân thành thị và dân nông thôn đều tăng.
D. Dân thành thị đông hơn dân nông thôn.
Câu 26: Do lãnh thổ nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên nước ta có sự phân hóa rõ rệt
A. giữa miền núi với đồng bằng.
B. giữa đất liền và biển.
C. giữa miền Bắc với miền Nam.
D. giữa đồi núi với ven biển.
Câu 27: Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế để
A. tăng thêm được một vụ lúa.
B. trồng được các loại rau ôn đới.
C. trồng được cây công nghiệp lâu năm.
D. nuôi được nhiều gia súc ưa lạnh.
Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy xác định vùng khí hậu nào dưới đây chịu tác động mạnh nhất của gió Tây khô nóng?
A. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.
B. Vùng khí hậu Tây Nguyên.
C. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
D. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
Câu 29: Là thành viên của ASEAN, Việt Nam có thách thức chủ yếu nào sau đây cần vượt qua?
A. Hợp tác về kinh tế, khoa học.
B. Cơ chế, chính sách chậm đổi mới.
C. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.
D. Chênh lệch về văn hoá, giáo dục.
Câu 30: Cho biểu đồ về than, dầu thô, điện của nước ta giai đoạn 1995 - 2014
Biểu đồ thể hiện điều nào dưới đây
A. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta, giai đoạn 1995 - 2014.
B. Sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta, giai đoạn 1995 - 2014.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta, giai đoạn 1995 - 2014.
D. Giá trị sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta, giai đoạn 1995 - 2014.
Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào sau đây có mật độ dân số phổ biến dưới 100 người/km2 ?
A. Đông Nam Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 32: Trung du và miền núi Bắc Bộ không thích hợp cho việc trồng cây hàng năm chủ yếu là do
A. địa hình dốc nên đất dễ bị thoái hóa, làm thủy lợi khó khăn.
B. khí hậu không phù hợp.
C. người dân có ít kinh nghiệm trong trồng cây hàng năm.
D. các cây hàng năm mang lại hiệu quả kinh tế thấp.
Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất thủy sản đạt tỉ lệ trên 50% trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản?
A. Bình Thuận.
B. Bình Định.
C. Bạc Liêu.
D. Quảng Ninh.
Câu 34: Đất ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ chủ yếu thuận lợi cho phát triển
A. cây lúa nước.
B. cây công nghiệp lâu năm.
C. cây công nghiệp hàng năm.
D. các loại cây rau đậu.
Câu 35: Khó khăn đe dọa lan tràn trên diện rộng đối với việc phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta là
A. giống cho năng suất cao còn ít.
B. dịch bệnh hại gia súc, gia cầm.
C. người dân còn ít kinh nghiệm về chăn nuôi.
D. nguồn thức ăn chưa được đảm bảo.
Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Nghi Sơn.
B. Hòn La.
C. Vũng Áng.
D. Vân Phong.
Câu 37: Để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải
A. có nước ngọt để thau chua, rửa mặn
B. tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
C. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
D. chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Câu 38: Quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển chủ yếu là do
A. quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh.
B. quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.
C. thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.
D. nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường.
Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết nhóm hàng xuất khẩu nào chiếm tỉ trọng giá trị cao nhất nước ta?
A. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
B. Thủy sản.
C. Nông, lâm sản.
D. Công nghiệp nặng và khoáng sản.
Câu 40: Nước có dân số đông nhất khu vực Đông Nam Á là
A. Việt Nam.
B. Thái Lan.
C. Phi-lip-pin.
D. In-đô-nê-xi-a.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | D | C | A | A |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | B | D | D | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
C | A | B | D | B |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | B | D | C | A |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
C | C | A | C | D |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
C | B | C | C | B |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
B | A | C | C | B |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
D | A | A | A | D |
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 12
CHƯƠNG 6. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Địa lí lớp 12
SBT tiếng Anh 12 mới tập 2
Tải 5 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) – Chương 6 – Hóa học 12