Đề bài
Câu 1: Cho bảng số liệu:
Diện tích và độ che phủ rừng của nước ta qua các năm
A. Biểu đồ miền.
B. Biểu đồ nhóm cột.
C. Biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường).
D. Biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau.
Câu 2: Hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng
A. sản xuất. B. ven biển.
C. phòng hộ. D. đặc dụng.
Câu 3: Cho biểu đồ sau
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô và cơ cấu sản lượng một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 2000 -2014.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 2000 -2014
C. Sản lượng một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 2000 - 2014.
D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 2000 - 2014.
Câu 4: Ở nước ta, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là
A. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
B. rừng gió mùa thường xanh.
C. rừng thưa khô rụng lá.
D. rừng gió mùa nửa rụng lá.
Câu 5: Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam nước ta là do
A. miền Bắc nằm ở vĩ độ cao hơn.
B. miền Bắc có mưa phùn.
C. miền Bắc nằm gần biển.
D. miền Bắc nằm gần chí tuyến Bắc.
Câu 6: Thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc có đặc điểm nào dưới đây?
A. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa.
B. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa.
C. Có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.
D. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.
Câu 7: Nguyên nhân làm cho nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước ở nước ta, đặc biệt là hải sản bị suy giảm rõ rệt là
A. ô nhiễm môi trường nước và khai thác quá mức.
B. dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết biến đổi thất thường.
C. thời tiết biến đổi thất thường và sự khai thác quá mức.
D. khai thác quá mức và các dịch bệnh.
Câu 8: Đất feralit có màu đỏ vàng do
A. nhận được nhiều ánh sáng Mặt trời
B. lượng phù sa trong đất lớn.
C. hình thành trên đá mẹ có nhiều chất badơ
D. tích tụ nhiều ôxit sắt và ôxit nhôm.
Câu 9: Địa hình khu vực núi bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho
A. giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
B. hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
C. việc tập trung các thành phố, các trung tâm kinh tế.
D. phát triển giao thông vận tải đường sông.
Câu 10: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh thuộc Tây Nguyên không giáp với Lào hoặc Campuchia là
A. Kon Tum. B. Lâm Đồng.
C. Gia Lai. D. Đắk Lắk.
Câu 11: Các cao nguyên Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh thuộc loại
A. cao nguyên bào mòn.
B. cao nguyên đá.
C. cao nguyên đá vôi.
D. cao nguyên badan.
Câu 12: Khối khí nhiệt đới ẩm di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta vào đầu mùa hạ có nguồn gốc từ
A. khu khí áp cao Bắc Ấn Độ Dương.
B. khu áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam.
C. khu khí áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc.
D. khu khí áp cao Xibia.
Câu 13: So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có
A. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút hơn.
B. tính chất nhiệt đới giảm dần về phía Nam.
C. thành phần loài thực vật xích đạo là chủ yếu.
D. có đồng bằng rộng lớn hơn.
Câu 14: Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo chiều
A. Bắc – Nam, Đông Bắc – Tây Nam và theo độ cao.
B. Bắc – Nam, Đông – Tây và Đông Bắc – Tây Nam.
C. Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ cao.
D. Đông – Tây, Đông Bắc – Tây Nam và theo độ cao
Câu 15: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) đặc trưng cho vùng khí hậu
A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
B. cận xích đạo gió mùa.
C. cận nhiệt đới hải dương.
D. nhiệt đới lục địa khô.
Câu 16: Sạt lở bờ biển là hiện tượng đã và đang đe doạ nhiều đoạn bờ biển của nước ta, đặc biệt là dải bờ biển
thuộc vùng
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Bắc.
C. Trung Bộ. D. Nam Bộ.
Câu 17: Ý nào sau đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất mùa của khí hậu?
A. Chế độ nước theo mùa.
B. Dòng sông ở đồng bằng thường quanh co, uốn khúc.
C. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 18: Các thiên tai chủ yếu của khu vực đồng bằng nước ta là
A. động đất, sương muối, lốc.
B. xói mòn, trượt lở đất, mưa đá.
C. lũ nguồn, lũ quét, lũ ống.
D. bão, lũ, hạn hán.
Câu 19: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết đỉnh lũ trên hệ thống sông Hồng vào
A. tháng VI. B. tháng VII.
C. tháng VIII. D. tháng IX.
Câu 20: Trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
B. khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.
C. nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng đồng.
D. bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán diễn ra thường xuyên.
Câu 21: Cho bảng số liệu:
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của nước ta năm 2015 (Đơn vị: nghìn ha)
Loại đất | Diện tích |
Đất sản xuất nông nghiệp | 10.231,7 |
Đất lâm nghiệp | 15.845,2 |
Đất nuôi trồng thuỷ sản | 707,9 |
Đất làm muối | 17,9 |
Đất nông nghiệp khác | 20,2 |
Tổng | 26.822,9 |
A. Đất lâm nghiệp có diện tích lớn nhất.
B. Đất làm muối có diện tích nhỏ nhất
C. Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 38,1% tổng diện tích đất nông nghiệp.
D. Đất nuôi trồng thuỷ sản nhiều hơn đất sản xuất nông nghiệp.
Câu 22: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết vùng tập trung diện tích đất mặn có quy mô lớn nhất ở nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Bắc
D. Duyên hải miền Trung.
Câu 23: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở
A. vùng cao nguyên Lâm Viên.
B. vùng núi Phong Nha – Kẻ Bàng.
C. vùng núi Hoàng Liên Sơn.
D. vùng núi Ngọc Linh.
Câu 24: Đâu là biểu hiện chứng tỏ địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của con người:
A. địa hình núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích.
B. địa hình cổ được Tân kiến tạo làm trẻ lại và có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.
C. quá trình xâm thực mạnh diễn ra ở vùng đồi núi, bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng.
D. xây dựng hệ thống kênh thuỷ lợi, đê điều chống lũ ở đồng bằng, làm ruộng bậc thang, đào hầm, xẻ núi làm đường giao thông ở miền núi.
Câu 25: Ở vùng đồi núi nước ta, sự phân hoá thiên nhiên theo Đông – Tây chủ yếu là do
A. tác động mạnh mẽ của con người.
B. độ cao phân thành các bậc địa hình khác nhau.
C. độ dốc của địa hình theo hướng tây bắc – đông nam.
D. tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.
Câu 26: Hai vấn đề lớn nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là
A. suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm tài nguyên đất.
B. suy giảm đa dạng sinh vật và suy giảm tài nguyên nước
C. suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học.
D. mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
Câu 27: Nhìn chung trên toàn quốc, mùa bão nằm trong khoảng thời gian
A. từ tháng III đến tháng X.
B. từ tháng VI đến tháng XI.
C. từ tháng V đến tháng XII.
D. từ tháng VI đến tháng XII.
Câu 28: Việc nào sau đây chưa cần phải làm khi có bão?
A. Tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn.
B. Tu bổ hệ thống đường sá, cầu cống giao thông.
C. Củng cố công trình đê ở các vùng ven biển.
D. Khẩn trương sơ tán dân nếu bão mạnh.
Câu 29: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là
A. đất phèn, đất mặn.
B. đất phù sa sông.
C. đất xám.
D. đất cát ven biển.
Câu 30: Nguyên nhân khiến diện tích rừng ngập mặn của nước ta bị thu hẹp trong những năm gần đây là do
A. chặt phá rừng để xây dựng các khu du lịch ven biển.
B. chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá và cháy rừng.
C. đồng bào dân tộc thiểu số đốt rừng làm nương rẫy.
D. dầu loang trên mặt biển gây ô nhiễm môi trường.
Câu 31: Cho bảng số liệu
SẢN LƯỢNG LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: nghìn tấn)
Thể hiện quy mô về sản lượng lúa của nước ta năm 2005 và năm 2014, nếu đặt bán kính biểu đồ tròn năm 2005 là 1 đơn vị, thì bán kính biểu đồ tròn năm 2014 là bao nhiêu đơn vị bán kính?
A. 3,21. B. 1,12.
C. 1,84. D. 2,12.
Câu 32: Sở dĩ nước ta có gió Tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm là do
A. sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương.
B. lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ.
C. lãnh thổ nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
D. tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn ở phía Đông.
Câu 33: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư… là
A. lãnh hải.
B. vùng đặc quyền kinh tế.
C. tiếp giáp lãnh hải.
D. nội thuỷ.
Câu 34: Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường là do
A. chế độ mưa thất thường.
B. độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh.
C. sông có đoạn chảy ở miền núi, có đoạn chảy ở đồng bằng.
D. lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp.
Câu 35: Ở phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào), nơi xuất hiện loại rừng thưa nhiệt đới khô nhiều nhất là
A. Đông Nam Bộ.
B. ven biển miền Trung.
C. Tây Nguyên.
D. cực Nam Trung Bộ.
Câu 36: Cho biểu đồ:
Qui mô và cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành của ngành nông nghiệp nước ta năm 2000 và 2014
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Tỉ trọng giá trị sản xuất của dịch vụ nông nghiệp ổn định.
B. Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi cao nhất và có xu hướng tăng lên.
C. Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng 5,9% trong giai đoạn 2000 -2014.
D. Trong tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nhỏ và có xu hướng tăng lên.
Câu 37: Một trong những biện pháp để bảo vệ đất nông nghiệp ở đồng bằng nước ta là
A. thực hiện kỹ thuật canh tác trên đất dốc.
B. chống suy thoái và ô nhiễm đất.
C. áp dụng các biện pháp nông – lâm kết hợp.
D. ngăn chặn nạn du canh, du cư.
Câu 38: Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là
A. thấp dần từ đông bắc xuống đông nam.
B. thấp dần từ tây bắc xuống tây nam.
C. thấp dần từ đông bắc xuống tây nam.
D. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
Câu 39: Căn cứ vào bản đồ lượng mưa ở Át lát Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta là
A. ven biển cực Nam Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Bắc.
D. ven biển Bắc Bộ.
Câu 40: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ mặc dù tổng diện tích rừng của nước ta đang tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn bị suy thoái
A. 70% diện tích rừng hiện tại là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
B. diện tích rừng hiện nay so với năm 1943 vẫn còn thấp hơn.
C. phần lớn rừng hiện tại là rừng trồng chưa được khai thác.
D. trong cơ cấu diện tích rừng hiện tại, tỉ lệ diện tích rừng trồng lớn hơn diện tích rừng tự nhiên.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Tổng hợp kiến thức.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | D | D | A | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | A | D | A | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
D | A | A | C | B |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | A | D | C | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
D | B | C | D | D |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
D | B | B | B | B |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
B | C | C | A | C |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
C | B | D | A | A |
Chương 9. Quần xã sinh vật
Chương 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Đề kiểm tra 15 phút
Chương 6. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước