Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2
Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1: Nguyên nhân chính nào làm bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX?
A. Sự bóc lột của giai cấp tư sản.
B. Sự cai trị, bóc lột hà khắc của Chủ nghĩa thực dân.
C. Buôn bán nô lệ da đen
D. Sự bất bình đẳng trong xã hội
Câu 2: Điểm nổi bật trong chính sách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mĩ Latinh là
A. Thiết lập chế độ thống trị phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc
B. Thi hành chính sách thực dân mới, trao quyền cho người bản xứ
C. Lôi kéo lực lượng tay sai, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc
D. Thành lập các tổ chức chính trị, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc
Câu 3: Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ
B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới
C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
D. Chủ nghĩa đế quốc
Câu 4: Sự kiện nào được coi là duyên cớ trực tiếp dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?
A. Đức tấn công Ba Lan
B. Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi
C. Anh tuyên chiến với Đức
D. Thái tử Áo - Hung bị ám sát
Câu 5: Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng?
A. Sự hình thành liên minh chính trị đối đầu nhau
B. Sự hình thành các liên minh kinh tế đối đầu nhau
C. Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau
D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước
Câu 6: Đâu không phải sự biến đổi trong chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương khi nước Pháp tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
A. Củng cố hệ thống quan lại, tay sai ở Đông Dương
B. Thiết lập một nền cai trị cứng rắn
C. Mở rộng thương thuyết với chính phủ Trung Hoa
D. Trao lại quyền thống trị cho chính phủ Nam triều
Câu 7: Sự kiện nào đánh dấu kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bị phá sản?
A. Đức tấn công Bỉ, chặn con đường ra biển, không cho Anh sang tiếp viện
B. Pháp phản công giành thắng lợi trên sông Mácnơ, Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu
C. Thất bại của Đức trong trận Véc-ddooong
D. Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân từ mặt trận phía Tây về chống lại
Câu 8: Sự kiện nào xảy ra trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) có tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam?
A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga
B. Mĩ chính thức tham chiến
C. Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện
D. Nước Pháp tham chiến
Câu 9: Ý nào sau đâu không phải là một trong những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận đại?
A. Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
B. Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế
C. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân
D. Cuộc đấu tranh giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
Câu 10: Mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa thời kì cận đại là
A. Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc
B. Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
D. Mâu thuẫn giữa các chủ tư bản với nhau
Câu 11: Tiền đề kinh tế dẫn đến “sự thức tỉnh của châu Á” trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX?
A. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản dân tộc
B. Sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
C. Sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản
D. Sự phát triển của bộ phận sĩ phu tư sản hóa
Câu 12: Tác phẩm nào đã vạch ra đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga năm 1917?
A. Luận cương tháng Hai
B. Luận cương tháng Tư
C. Luận cương tháng Mười
D. Nhiệm vụ của giai cấp vô sản
Câu 13: Cuộc cách mạng nào được Lê-nin ví như “cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu”?
A. Cách mạng tư sản Hà Lan
B. Cách mạng tư sản Pháp
C. Cách mạng tư sản Anh
D. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức
Câu 14: Điểm nổi bật trong chính sách Chính sách kinh tế mới về nông nghiệp là
A. Tiếp tục chế độ trưng thu lương thực thừa
B. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thế lương thực
C. Thực hiện đồng thời chế độ trưng thu lương thực và thu thuế lương thực
D. Thu thuế lương thực bằng tiền
Câu 15: Từ việc quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy của tư sản trong chính sách cộng sản thời chiến, đến Chính sách kinh tế mới được thay đổi như thế nào?
A. Trả hết toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp cho giai cấp tư sản.
B. Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân)
C. Khuyến khích tư bản nước ngoài vào xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong nước.
D. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp do giai cấp vô sản quản lí.
Phần II: Tự luận (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Nêu tính chất, kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Câu 2. (3 điểm) Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga có ý nghĩa như thế nào đối với nước Nga và đối với thế giới?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. Phần trắc nghiệm
1.B | 2.A | 3.B | 4.D | 5.C |
6.D | 7.B | 8.A | 9.D | 10.B |
11.A | 12.B | 13.B | 14.B | 15.B |
16.A | 17.B | 18.A | 19.A | 20.B |
Câu 1:
Phương pháp: Dựa vào chính sách thống trị của thực dân phương Tây với nhân dân châu Phi để suy luận trả lời.
Cách giải:
Chế độ cai trị hà khắc và sự bóc lột vô cùng dã man của chủ nghĩa thực dân khiến mâu thuẫn giữa các dân tộc châu Phi với các nước thực dân phương Tây phát triển gay gắt, làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi
Chọn: B
Câu 2:
Phương pháp: Dựa vào phần chính sách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Mĩ Latinh để trả lời
Cách giải:
Từ thế kỉ XVI, XVII, đa số các nước Mĩ Latinh lần lượt biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chủ nghĩa thực dân thiết lập ở đây chế độ thống trị rất phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc. Mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Mĩ Latinh với thực dân phương Tây phát triển gay gắt đã thúc đẩy phong trào giải phóng ở đây diễn ra quyết liệt
Chọn: A
Câu 3:
Phương pháp: Vận dụng khái niệm chủ nghĩa thực dân kiểu mới để suy luận trả lời
Cách giải:
Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Đó là một hình thái không cai trị trực tiếp mà chỉ cai trị gián tiếp thông qua một chính quyền tay sai và tạo ra sự ràng buộc về kinh tế - quân sự.
Chọn: B
Câu 4:
Phương pháp: Dựa vào những sự kiện diễn ra trong quan hệ quốc tế năm 1914 để trả lời
Cách giải:
Ngày 28-6-1914, thái tử Áo- Hung bị một phần tử Xéc-bi (đồng minh của Anh) ám sát tại Bô-xni- a. Sự kiện này chính là duyên cớ trực tiếp châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Chọn: D
Câu 5:
Phương pháp: Dựa vào những sự kiện diễn ra ở châu Âu cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời
Cách giải:
Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau (Liên minh - Hiệp ước) ở châu Âu, ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị tiến hành chiến tranh thế giới là dấu hiệu chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng
Chọn: C
Câu 6:
Phương pháp: Phân tích, liên hệ những điểm bất lợi khi nước Pháp tham chiến để trả lời.
Cách giải:
Việc Pháp tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là điều bất lợi cho nước Pháp vì không thể sát sao trong vấn đề thuộc địa và nguy cơ phong trào cách mạng bùng nổ rất cao. Do đó, ngay khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp đã thiết lập một nền cai trị cứng rắn ở Đông Dương, nới rộng quyền hạn cho chính phủ Nam triều để củng cố chỗ dựa xã hội. Tuy nhiên toàn bộ quyền hành vẫn tập trung trong tay người Pháp. Về đối ngoại, Pháp mở các cuộc thương thuyết với chính phủ Trung Hoa để phối hợp đàn áp các tổ chức cách mạng Việt Nam hoạt động trên đất Trung Quốc
Chọn: D
Câu 7:
Phương pháp: Dựa vào diễn biến giai đoạn thứ nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916) để trả lời.
Cách giải:
Để đối phó với kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức, ở Mặt trận phía Đông, quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều bớt quân từ Mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga. Pari được cứu thoát. Lợi dụng thời cơ, đầu tháng 9-1914, quân Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ. Quân Anh cũng đổ bộ lên lục địa châu Âu. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức thất bại.
Chọn: B
Câu 8:
Phương pháp: Dựa vào diễn biến Chiến tranh thế giới thứ nhất và liên hệ tình hình Việt Nam giai đoạn này để trả lời.
Cách giải:
Sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nó mở ra một con đường cứu nước mới cho Việt Nam. Vì cách mạng tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản mà còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vì nó đã giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi ách thống trị của đế quốc Nga
Chọn: A
Câu 9:
Phương pháp: Dựa vào những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận đại để trả lời.
Cách giải:
Lịch sử thế giới cận đại được tính từ cuộc cách mạng Hà Lan (thế kỉ XVI) đến trước cuộc cách mạng tháng Mười Nga. Thời kì này gồm một số vấn đề cơ bản sau:
- Sự thắng lợi của các mạng tư sản; sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế
- Sự xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân
- Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa dẫn tới chiến tranh thế giới
Chọn: D
Câu 10:
Phương pháp: Dựa vào các mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản để suy luận trả lời.
Cách giải:
Hai giai cấp cơ bản trong lòng xã hội tư bản là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Hai giai cấp này luôn luôn có sự đối kháng với nhau. Vì vậy mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản
Chọn: B
Câu 11:
Phương pháp: Dựa vào hoàn cảnh lịch sử châu Á đầu thế kỉ XX để phân tích, nhận xét.
Cách giải:
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa của các nước thực dân, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập đã dẫn đến sự chuyển biến cơ cấu kinh tế ở các nước thuộc địa. Đây chính là tiền đề về kinh tế dẫn tới sự chuyển biến của xã hội, sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản => Sự “thức tỉnh của châu Á” trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX.
Chọn: A
Câu 12:
Phương pháp: Dựa vào sự chuẩn bị cho cách mạng tháng Mười của Đảng Bôn-sê-vích để trả lời
Cách giải:
Tháng 4-1917, Lê-nin trình bày trước Trung ương Đảng Bôn-sê-vích bản cáo “Nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện này” - Luận cương tháng Tư, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
Chọn: B
Câu 13:
Phương pháp: Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời
Cách giải:
Cách mạng tư sản Pháp là cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại, nó giống như “cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu” vì đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến Pháp thành lập nền cộng hòa, nền chuyên chính. Đánh bại Liên minh phong kiến châu Âu, bảo vệ nước Pháp cách mạng. Bước đầu giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ. Đặc biệt, với việc ban hành hiến pháp 1793 - Hiến pháp dân chủ nhất thời cận đạị, các quyền công dân với mọi người được thừa nhận…
Chọn: B
Câu 14:
Phương pháp: Dựa vào nội dung Chính sách kinh tế mới trong nông nghiệp để trả lời
Cách giải:
Điểm nổi bật trong chính sách về nông nghiệp của NEP là nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định trước mùa gieo hạt, nông dân có toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường
Chọn: B
Câu 15:
Phương pháp: Dựa vào nội dung chính sách kinh tế mới để trả lời.
Cách giải:
Trong nội dung của chính sách kinh tế mới về công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
Chọn: B
II. Phần tự luận
Câu 1:
Phương pháp: sgk trang 36, suy luận
Cách giải:
- Tính chất: Là cuộc chiến tranh: đế quốc, xâm lược, phi nghĩa
- Kết cục
+ Sự thất bại của khối liên minh
+ Gây nhiều tai họa cho nhân loại
+ Hòa ước Vec-xai được kí kết
+ Phong trào cách mạng thế giới phát triển: Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi, mở ra kỷ nguyên mới…
Câu 2:
Phương pháp: sgk trang 52.
Cách giải:
- Đối với nước Nga
+ Làm thay đổi tình hình đất nước và số phận hàng triệu người Nga…
+ Mở ra kỷ nguyên mới…
- Đối với thế giới
+ Làm thay đổi cục diện thế giới
+ Cổ vũ, để lại nhiều bài học kinh nghiệm….
+ Mở ra phương hướng phát triển mới của phong trào cách mạng thế giới…
Unit 9: Good citizens
Bài 11: Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ
Unit 15: Space Conquest - Cuộc chinh phục không gian
Chương 1. Sự điện li
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11