Đề số 1 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 2 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 3 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 4 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 5 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 6 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 7 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 8 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 9 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 10 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề bài
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)
2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)
3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)
4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)
5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)
6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)
7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)
8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
ĐIỂU NÊN LÀM NGAY
Trong một khoá học về tâm lí học, vị giáo sư ra đề bài như sau : "Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy".
Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thực hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó. Cuối cùng, thì cũng có một người đàn ông đã kể lại câu chuyện của mình :
"Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Tôi tránh gặp mặt ông ngoại trừ những trường hợp không đừng được khi phải họp gia đình. Nhưng ngay cả những lúc ấy, chúng tôi cũng hầu như không nói với nhau một lời nào. Vì vậy, tôi đã thuyết phục bản thân đến để xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông ấy.
Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt được. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. Tôi lo sợ rằng nếu mẹ mở cửa thì dự định của tôi sẽ không thành, tôi sẽ bày tỏ với mẹ thay vì với bố. Nhưng may quá, bố tôi đã ra mở cửa.
Tôi bước vào và nói : “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố”
Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt bố tôi. Gương mặt ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói : "Bố cũng yêu con, con trai ạ ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó."
Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ tôi không còn cơ hội nào nữa".
(Theo Đen-nít E. Man-nơ-rinh)
1. Vị giáo sư tâm lí học đã giao đề bài cho học viên như thế nào? (0.5 điểm)
A. Đến gặp một người mà mình quan tâm và nói rằng mình yêu họ. Đó phải là người mà trước đây hoặc đã lâu rồi bạn không nói những lời như vậy.
B. Đến gặp bố mẹ của mình và nói với bố mẹ rằng bạn yêu họ.
C. Hãy nói với vợ của bạn rằng bạn yêu và thương họ rất nhiều.
D. Hãy tìm một người lao công trong trường và hỏi về cuộc sống của họ.
2. Những người đàn ông cho rằng đề bài khó ở chỗ nào? (0.5 điểm)
A. Họ quá bận rộn với công việc và không có thời gian làm những việc này.
B. Thật khó lòng nói lời yêu thương với người đã lâu mình không nói.
C. Thật khó khăn để nói lời xin lỗi ai đó.
D. Thật hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với ai đó.
3. Người đàn ông trong câu chuyện đã phải vượt qua khó khăn gì để có thể nói lời xin lỗi và nói lời yêu thương với cha của mình? (0.5 điểm)
A. Vượt qua sự chênh lệch thời gian giữa hai quốc gia.
B. Vượt qua một quãng đường dài.
C. Vượt qua gia đình anh ta.
D. Vượt qua chính bản thân anh ta.
4. Người đàn ông đã bày tỏ như thế nào với bố của mình? (0.5 điểm)
A. Bố ơi, có thể bố sẽ ghét con, nhưng con luôn yêu bố.
B. Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố.
C. Bố ơi, xin bỗ hãy tha lỗi cho con, con yêu bố.
D. Con không làm mất thời gian của bố đâu, bố đừng giận con nữa nhé!
5. Thái độ của người bố thay đổi như thế nào khi nghe lời bày tỏ của người con? (0.5 điểm)
A. Ông bố vô cùng tức giận vì cho tới tận bây giờ cậu con trai mới chịu nhận ra lỗi lầm của mình.
B. Khóc vì xúc động rồi ôm chầm lấy con và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để nói với con điều đó.”
C. Khóc vì xúc động rồi ôm chầm lấy con và nói: “Bố cũng yêu con, con biết nhận ra lỗi của mình là tốt rồi.”
D. Bố khóc vì xúc động đến chẳng thể cất lời.
6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)
A. Hãy học cách quản lí thời gian thật tốt!
B. Phải xin lỗi bố mẹ ngay khi mình mắc lỗi.
C. Đừng nên trì hoãn nói lời xin lỗi và yêu thương với một ai đó.
D. Hãy luôn sống trong tình yêu thương.
7. Kể tên các từ láy có trong câu chuyện? (1 điểm)
8. Tìm các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người. (1 điểm)
9. Đặt một câu hỏi: (1 điểm)
a. Có từ nghi vấn cái gì?
b. Có từ nghi vấn làm gì?
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Ông Trạng thả diều
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
(theo TRINH ĐƯỜNG)
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.
Lời giải chi tiết
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) A. Đến gặp một người mà mình quan tâm và nói rằng mình yêu họ. Đó phải là người mà trước đây hoặc đã lâu rồi bạn không nói những lời như vậy.
2. (0.5 điểm) D. Thật hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với ai đó.
3. (0.5 điểm) D. Vượt qua chính bản thân anh ta.
4. (0.5 điểm) B. Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố.
5. (0.5 điểm) B. Khóc vì xúc động rồi ôm chầm lấy con và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để nói với con điều đó.”
6. (0.5 điểm) C. Đừng nên trì hoãn nói lời xin lỗi và yêu thương với một ai đó.
7. (1 điểm)
Các từ láy có trong câu chuyện đó là: Sâu sắc, nặng nề, khó khăn, đột ngột.
8. (1 điểm)
Các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người đó là: kiên nhẫn, kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm, quyết chí, …
9. (1 điểm)
a. Lan nhặt được cái gì thế?
b. Bố đóng tủ để làm gì đấy ạ?
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung: (4 điểm)
Xác định một số nội dung chính của bức thư:
- Cần thăm hỏi người thân những gì? -> Sức khỏe, công việc, …
- Cần kể cho người thân nghe những gì? -> Nói về ước mơ của mình, đó là gì? Vì sao lại có ước mơ đó? Làm gì để đạt được ước mơ đó? Có gặp khó khăn gì muốn chia sẻ không?.....
- Nên chúc người thân và hứa hẹn những điều gì? -> chúc sức khỏe,… sẽ học tập thật tốt, rèn luyện bản thân để đạt được ước mơ của mình
* Về hình thức: ( 2 điểm)
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài viết tham khảo:
Hải Phòng, ngày 6 tháng 7 năm 2018
Bố thân yêu của con!
Bây giờ có lẽ bố đã xuống máy bay và tới nơi rồi nhỉ? Chuyến bay dài có làm bố mệt mỏi lắm không ạ? Bố có ăn được không ạ? Nơi ở mới của bố điều kiện có tốt không ạ?
Buổi tối con cứ nghĩ mãi về cuộc nói chuyện của bố con mình hôm qua, vì con xúc động quá nên chẳng thể bình tĩnh nói cho bố hiểu hết những suy nghĩ trong lòng con. Con xin lỗi vì khi đó con đã nói những câu khiến bố buồn lòng, nay con viết thư này cho bố, trước hết là để xin lỗi bố sau cùng là muốn kể cho bố về ước mơ của con.
Con muốn trở thành ca sĩ bố ạ. Điều tuyệt vời này có lẽ con được thừa được một phần từ bố đấy bố ạ. Hồi bé con thường lắng nghe bố nghêu ngao hát bằng ánh mắt ngưỡng mộ, con cũng muốn mình có thể hát hay được như bố. Rồi chẳng biết từ lúc nào ước mơ ấy cứ lớn dần lên, từ chuyện bố con mình cũng nhau hát mỗi ngày cho tới chuyện con dần dần mạnh dạn tới những sân khấu lớn hơn để biểu diễn. Từ việc đứng hát trước lớp, đứng hát trước toàn trường cho tới những sân khấu lớn hơn của huyện, của tỉnh. Ban đầu con cũng rụt rè, tự ti nhưng giờ thì con đã tự tin thể hiện bản thân mình rồi bố ạ.
Con biết bố luôn luôn lo lắng cho con, nhưng mà bất kì nghề nghiệp nào không chỉ nghề ca sĩ cũng luôn có những cám dỗ của riêng nó. Bố ạ, bố hãy cứ tin ở con nhé, con sẽ cố gắng bằng chính khả năng và đam mê của mình.
Thư đã dài rồi, con xin phép được dừng bút đây ạ. Bố ở bên đó giữ gìn sức khỏe, công tác tốt và nhanh về với mẹ con con nhé.Con đã đăng ký học lớp piano của cô Thủy rồi bố ạ.Bố ơi, con hứa với bố song song với việc theo đuổi đam mê con vẫn sẽ học văn hóa thật tốt, mãi luôn là đứa con ngoan để bố mẹ tự hào về con. Bố hãy luôn tin ở con nhé.
Con yêu bố!
Con gái của bố
Khánh Linh
Phạm Khánh Linh
Unit 4: When's your birthday?
Unit 6: Describing people
Đề thi giữa kì 1
Chủ đề 1 : Bước đầu đến với máy tính
Chủ đề: Biết ơn người lao động
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4