PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000

Đề kiểm tra học kì lịch sử 12- Đề số 7

Đề bài

Câu 1: Nguyên nhân quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. dựa vào điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi.

B. dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật.

C. tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

D. quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí.

Câu 2: Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari do Nguyễn Ái Quốc và một số người yêu nước thành lập (1921) có cơ quan ngôn luận là tờ báo

A. Thanh niên.

B. Người nhà quê.

C. An Nam trẻ.

D. Người cùng khổ.

Câu 3: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước dân chủ công khai từ năm 1919 đến năm 1926 là do?

A. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin chưa được truyền bá sâu rộng ở nước ta.

B. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với thời đại.

C. Thực dân Pháp đàn áp đẫm máu các phong trào yêu nước.

D. Giai cấp tư sản dân tộc yếu thế về kinh tế, bạc nhược về chính trị, tiểu tư sản không có hệ tư tưởng riêng, không có khả năng lãnh đạo phong trào cách mạng.

Câu 4: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924) có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Xác định một con đường cứu nước đúng đắn.

B. Trực tiếp chuẩn bị về mặt tổ chức.

C. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị.

D. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức.

Câu 5: Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào sau đây của Liên hợp quốc?

A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết dân tộc.

B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Câu 6: Cuộc cách mạng nào dưới đây trở thành cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ diễn ra từ những năm 70 của thế kỉ XX?

A. Cách mạng diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất.

B. Cách mạng diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực kĩ thuật.

C. Cách mạng diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực công nghệ.

D. Cách mạng diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực khoa học.         

Câu 7: Nhận xét nào dưới đây về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là phù hợp nhất?

A. Là một cương lĩnh kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.

B. Là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo.

C. Là một cương lĩnh giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.

D. Là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp đúng đắn sáng tạo.

Câu 8: Năm 1930, nền kinh tế Việt Nam có đặc điểm gì?

A. Phục hồi, phát triển.

B. Suy thoái, khủng hoảng.

C. Phát triển không ổn định.

D. Phát triển xen kẽ khủng hoảng.

Câu 9: Sự khác biệt cơ bản trong chính sách phát triển khoa học- kĩ thuật giữa Nhật Bản so với Mĩ trong những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là

A. đầu tư nghiên cứu khoa học.

B. mua bằng phát minh sáng chế.

C. Coi trọng giáo dục.      

D. coi trọng khoa học - kĩ thuật.

Câu 10: Phần lớn số học viên tham gia các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX thuộc giai cấp

A. nông dân.              B. công nhân.

C. tiểu tư sản.            D. tư sản.

Câu 11: Giai đoạn nào sau đây được gọi là "giai đoạn phát triển thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Từ năm 1960 đến năm 1969.

B. Từ năm 1952 đến năm 1973.

C. Từ năm 1960 đến năm 1973.

D. Từ năm 1952 đến năm 1960.

Câu 12: Đâu là đặc điểm của mối quan hệ giữa ASEAN và ba nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1975?

A. Giúp đỡ nhân dân ba nước Đông Dương kháng chiến chống Mĩ.

B. Chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại.

C. Đối đầu căng thẳng.

D. Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học.

Câu 13: Hội nghị nào của Đảng ta dưới đây đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương.

C. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 14: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do

A. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai nước.

B. các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (4-1949).

C. thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (3-1947).

D. Mĩ thực hiện "Kế hoạch Mácsan" giúp Tây Âu phục hồi kinh tế (6-1947).

Câu 15: Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?

A. Phát triển công nghiệp nặng cần nguồn vốn lớn, quay vòng vốn lâu, lợi nhuận thấp.

B. Muốn biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa do nền công nghiệp các nước tư bản sản xuất.

C. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp.

D. Hạn chế tình trạng công nhân đập phá máy móc.

Câu 16: Trong những năm 1919-1923, giai cấp tư sản Việt Nam có hoạt động nào dưới đây?

A. Thành lập một số nhà xuất bản tiến bộ.

B. Thành lập Đảng Thanh niên.

C. Đấu tranh chống độc quyền Cảng Sài Gòn.

D. Ra tờ báo Hữu thanh.

Câu 17: Trần Dân Tiên viết: “việc đó tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh của dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”. Sự kiện nào sau đây báo hiệu điều đó?

A. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925).

B. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).

C. Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926).

D. Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện – Quảng Châu (6/1924).

Câu 18: Trước sự ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt Cách mạng Đảng đã sớm gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một số còn lại đã tiến tới thành lập tổ chức

A. Đông Dương Cộng sản đảng.

B. An Nam Cộng sản đảng.

C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

D. Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội.

Câu 19: Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu và Nhật Bản từ năm 1945 đến 2000 là

A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. đặc biệt chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.

C. đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

D. mở rộng quan hệ đối ngoại.

Câu 20: Quốc gia nào có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ở Đông Nam Á trong những năm 70 của thế kỉ XX?

A. Xingapo.                      B. Malaixia.

C. Thái Lan.                      D. Philippin.

Câu 21: Biểu hiện nào chứng tỏ bộ mặt kinh tế - xã hội của các nước trong nhóm năm nước sáng lập ASEAN có sự biến đổi to lớn sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại?

A. Trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, có nền khoa học – công nghệ hiện đại.

B. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp.

C. Sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, phát triển một số ngành chế biến chế tạo.

D. Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh, vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội được chú trọng.

Câu 22: Nhật Bản trở thành siêu cường tài chính số một của thế giới từ khi nào?

A. Nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

B. Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.     

C. Giữa những năm 70 của thế kỉ XX.          

D. Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX.

Câu 23: Một số tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức như Chuông Rè, An Nam trẻ, Người nhà quê được viết bằng

A. Tiếng Pháp.

B. Tiếng Việt – chữ quốc ngữ.

C. Tiếng Việt – chữ Nho.

D. Tiếng Đức.

Câu 24: Tại sao trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai gọi là trật tự hai cực?

A. Vì đặc trưng lớn của trật tự này là thế giới chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.      

B. Vì tổ chức Liên Hợp quốc được lập ra như một công cụ để duy trì sự chi phối thế giới của hai siêu cường Xô – Mĩ.

C. Vì trật tự thế giới trước Chiến tranh thế giới thứ hai có đặc trưng lớn là sự thống trị của các cường quốc tư bản như Anh, Pháp, Mĩ…

D. Vì hai siêu cường Mĩ và Liên Xô chiếm đóng và xác lập phạm vi ảnh hưởng ở hầu hết các khu vực quan trọng trên thế giới.

Câu 25: Hai mươi năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới?

A. Pháp                  B. Nhật.

C. Anh                   D.

Câu 26: Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) xác định tính chất cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta là

A. Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng.

B. Cách mạng tư sản dân quyền.

C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. Cách mạng ruộng đất.

Câu 27: Đặc điểm nổi trội của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925 là?

A. Tồn tại song song hai khuynh hướng đấu tranh: tư sản và vô sản.

B. Cùng tồn tại các khuynh hướng đấu tranh: phong kiến, khuynh hướng tư sản thắng thế và khẳng định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam…

C. Khuynh hướng tư sản thắng thế và khẳng định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

D. Khuynh hướng vô sản thắng thế và khẳng định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Câu 28: Dưới đây có mấy phát biểu sai?

1. Hội nghị Ianta (2 – 1945) có sự tham dự của nguyên thủ 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.

2. Hội nghị Ianta (2 – 1945) thoả thuận quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Nam bán đảo Triều Tiên.

3.Trải qua nửa thế kỉ, Liên hợp quốc đã trở thành liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới.

4. Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc từ năm 2008 đến nay.

A. 2                     B. 1

C. 3                     D. 4

Câu 29: Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:

1. Cùng những người yêu nước thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.

2. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản.

3. Dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản.

4. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

A. 4, 2, 1, 3.                   B. 1, 3, 4, 2.

C. 2, 1, 3, 4.                   D. 4, 2, 3, 1.

Câu 30: Mĩ triển khai “Kế hoạch Mác san” nhằm mục đích gì?

A. Phục hồi nền kinh tế và quân sự cho các nước Tây Âu.

B. Phục hồi nền kinh tế Tây Âu và tăng cường ảnh hưởng đối với các nước này.

C. Biến châu Âu thành một trung tâm kinh tế, tài chính lớn.

D. Biến châu Âu thành một thị trường rộng lớn để tiêu thụ hàng hóa Mĩ.

Câu 31: Bài học chủ yếu nào có thể rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự chia rẽ của ba tổ chức cộng sản năm 1929?

A. Xây dựng khối liên minh công nông.

B. Xây dựng khối đoàn kết trong Đảng.

C. Thống nhất trong lực lượng lãnh đạo.

D. Thống nhất về tư tưởng chính trị.

Câu 32: Những quyết định của Hội nghị Ianta đã ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Hình thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới: Trật tự hai cực Ianta, chi phối mọi mối quan hệ quốc tế trên thế giới.

B. Thế giới đã phân chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đối lập về hệ tư tưởng, chế độ xã hội, kinh tế, chính sách đối ngoại.

C. Dẫn đến cuộc “Chiến tranh lạnh” sau Chiến tranh thế giới thứ hai giữa Mĩ và Liên Xô đến cuối những năm 80 thế kỉ XX.

D. Quan hệ quốc tế đều xoay quanh những vấn đề mà hội nghị Ianta quyết định.

Câu 33: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?

A. Công nghiệp chế biến.

B. Nông nghiệp đồn điền.

C. Nông nghiệp và thương nghiệp.

D. Giao thông vận tải.

Câu 34: Tổ chức cộng sản ra đời đầu tiên ở Việt Nam là:

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

B. Đảng Cộng sản Việt Nam

C. Đông Dương Cộng sản Đảng

D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn

Câu 35: Tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) đã diễn ra sự kiện nào?

A. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

B. Thành lập Đông Dương Cộng sản đảng

C. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời

D. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 36: Việt Nam Quốc dân Đảng chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực, chú trọng lấy lực lượng chủ lực là

A. công nhân và nông dân.

B. binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

C. toàn thể nhân dân Việt Nam.

D. giai cấp tư sản và một bộ phận tiểu tư sản.

Câu 37:  Đọc đoạn thơ sau và cho biết đoạn thơ gắn với sự kiện nào của Nguyễn Ái Quốc:

“Bác reo lên như nói cùng dân tộc”

“Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”

Hình của Đảng lồng trong hình của Nước

Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”

(Chế Lan Viên, Người đi tìm hình của nước)

A. Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc xai bản yêu sách của nhân dân An Nam (1919).

B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin (7/1920).

C. Nguyễn Ái Quốc tham gia bỏ phiếu sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920)

D. Nguyễn Ái Quốc thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một chính Đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).

Câu 38: Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế về nhiệm vụ cách mạng là do chưa

A. thấy được nhiệm vụ hàng đầu của nước thuộc địa là chống đế quốc và phong kiến.

B. nêu được mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.

C. nhận thức được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Đông Dương.

D. xác định được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.

Câu 39: Ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở

A. Số 312 Khâm Thiên, Hà Nội.

B. Số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội.

C. Số nhà 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội.

D. Số 28 Hoàng Diệu.

Câu 40:  Các chính sách văn hoá – giáo dục của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai làm cho văn hoá Việt Nam chuyển biến như thế nào?

A. Văn hoá Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hoá Pháp.

B. Văn hoá Việt Nam trở thành văn hoá nô dịch.

C. Văn hoá truyền thống, văn hoá mới tiến bộ và văn hoá nô dịch cùng tồn tại, đấu tranh.

D. Văn hoá Việt Nam còn nguyên các yếu tố truyền thống, bài xích văn hoá phương Tây.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

B

11

C

21

D

31

B

2

D

12

C

22

B

32

A

3

D

13

A

23

A

33

B

4

C

14

A

24

A

34

C

5

D

15

B

25

D

35

C

6

C

16

C

26

B

36

B

7

D

17

D

27

A

37

B

8

B

18

C

28

C

38

D

9

B

19

D

29

C

39

A

10

C

20

A

30

B

40

C

Câu 1.

Phương pháp: đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

- Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm tăng lên, hạ giá thành sản phẩm. 
- Điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất, nền kinh tế phát triển cân đối, tận dụng được nguồn lực của đất nước.

- Cải tiến kĩ thuật sẽ làm cho năng suất lao động được nâng cao, hạn chế sản xuất bằng tay chân.

=> Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là dựa vào những thành tựu khoa học – kĩ thuật, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động.

Chọn đáp án: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 82.

Cách giải:

Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Tuyidi, … lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Báo Người củng khổ do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút là cơ quan ngôn luận của Hội.

Chọn đáp án: D

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

* Nguyên nhân khách quan:

- Hệ tư tưởng dân chủ tư sản cho đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã không còn sức hấp dẫn như trước nhất là từ khi Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.

- Chủ nghĩa Mác – lê nin từ khi Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập, đặc biệt là hoạt động của phong trào “vô sản hóa” mới được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

- Pháp còn mạnh đủ sức đàn áp các phong trào, các tổ chức non kém như Việt Nam Quốc dân Đảng dựa trên hệ tư tưởng trên đã không còn phù hợp với tình hình mới sẽ nhanh chóng thất bại.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Giai cấp Tư sản Việt Nam nhỏ bé về kinh tế, bạo nhược về chính trị. Tiểu tư sản đời sống kinh tế bấp bênh dẫn đến dao động, chỉ hăng hái nhất thời.

- Chưa có sự doàn kết giữa các giai cấp, tầng lớp.

- Chưa có đường lối đấu tranh phù hợp với giai cấp tiên tiến lãnh đạo.

=> Nguyên nhân cơ bản chính là nguyên nhân chủ quan đưa đến sự thất bại của phong trào yêu nước dân chủ công khai từ năm 1919 đến năm 1926 là do giai cấp tư sản dân tộc yếu thế về kinh tế, bạc nhược về chính trị, tiểu tư sản không có hệ tư tưởng riêng.

Chọn đáp án: D

Câu 4.

Phương pháp: đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

* Hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 – 1924):

- Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành. Sau đó, Người ở lại Liên Xô một thời gian, vừa làm việc, vừa nghiên cứu học tập.

- Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa; về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa; về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.

=> Ý nghĩa:

Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về cách mạng giải phóng thuộc địa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận, truyền bá vào nước ta từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt trong thời gian Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Liên Xô (1923 – 1924) là một bước chuẩn bị quan trọng về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp sau.

Chọn đáp án: C

Câu 5.

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Những năm gần đầy, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế. Trong nguyên tắc của Liên hợp quốc, Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đê biển Đông do:

- Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời.

- Trong xu thế hòa hoãn, đối thoại, chung sống hòa bình giữa các nước, chiến tranh không phải là biện pháp giải quyết tình hình thỏa đáng.

- Biểu hiện là: lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra những bằng chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chọn đáp án: D

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 67, suy luận.

Cách giải:

Giai đoạn hai của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật (từ những năm 70 của thế kỉ XX) diễn ra chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học….

Chọn đáp án: C

Câu 7.

Phương pháp: phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Cương lĩnh chính trị chính trị là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp đúng đắn và sáng tạo:

Về cơ sở lí luận: Ngay từ đầu, Đảng ta đã nhận thức rõ con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là kết hợp và gương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây là điều hoàn toàn đúng đắn vì nó phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của lịch sử nước ta. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được sự vận dụng sáng tạo và hợp lí lí luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Cương lĩnh khẳng định, nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là chống đế quốc và chống phong kiến. Điều này cũng thể hiện tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh.      

- Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ trên, Cương lĩnh đã đề cao vấn đề dân tộc hơn vấn đề đấu tranh giai cấp và chống phong kiến là đúng đắn và sáng tạo. Vì: Xã hội Việt Nam lúc đó có hai mâu thuẫn như vừa nêu trên, nhưng mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp là mâu thuẫn bao trùm, chi phối việc giải quyết các mâu thuẫn khác, vấn đề giải phóng dân tộc là vấn đề bức xúc nhất.                

Về lực lượng cách mạng, ngoài công nhân và nông dân là hai lực lượng chính của cách mạng, Cương lĩnh chủ trương phải tranh thủ các lực lượng khác: tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ các loại. Điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tế của lịch sử Việt Nam. Đó cũng là vấn đề thể hiện sự ưu tiên hơn cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc của Cương lĩnh, điều hoàn toàn hợp lí và đúng đắn.                   

Cương lĩnh đã xác định đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng: Cách mạng muốn thắng lợi phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, một chính đảng của giai cấp công nhân.         

Cương lĩnh khẳng định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Đây cũng là một nội dung thể hiện tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh. Vì: giai cấp tư sản ở các nước, trong thực tế đã cấu kết với nhau để đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở chính quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Cho nên cách mạng ở các nước thuộc địa muốn thắng lợi thì nhân dân các nước thuộc địa phải đoàn kết với nhau và đoàn kết với giai cấp vô sản trên thế giới.        

=> Tóm lại, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn sâu sắc.

Chọn đáp án: D

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 90.

Cách giải:

Năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ nông nghiệp.

Chọn đáp án: B

Câu 9.

Phương pháp: so sánh.

Cách giải:

Về chính sách phát triển Khoa học – kĩ thuật của Mĩ và Nhật Bản trong những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX:

- Mĩ: tập trung cho nghiên cứu khoa học, đi đầu cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại với nhiều thành tựu về công cụ sản xuất mới, vaath liệu mới, năng lượng mới.

- Nhật Bản: cũng coi trọng khoa học – kĩ thuật và luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát mính sáng chế. Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá tới 6 tỉ USD. Đây không phải là chính sách cơ bản phát triển khoa học – kĩ thuật của Mĩ.

Chọn đáp án: B

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 83.

Cách giải:

Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Phần lớn học viên là thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước (thuộc giai cấp tiểu tư sản).

Chọn đáp án: C

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 54.

Cách giải:

Từ năm 1960 đến năm 1973 thường được gọi là giai đoạn phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản.

Chọn đáp án: C

Câu 12.

Phương pháp: nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Từ 1967 năm 1975, quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN đối đầu căng thẳng do Thái Lan và Philippin có gửi quân tham chiến tại chiến trường Đông Dương:

- Philippin đã từng gửi lính tới miền Nam Việt Nam tham chiến. Tổng cộng có khoảng 10.450 lính Philippines đã từng được gửi tới miền Nam Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ nhân đạo, biểu diễn nghệ thuật.

- Quân đội Thái Lan cũng đã từng gửi quân sang tham chiến tại chiến trường miền Nam Việt Nam trong những năm từ 1965 tới 1971. Thực tế, quân đội Thái Lan được cho là có nhiều hoạt động quân sự tại Lào hơn là tại miền Nam Việt Nam.

Chọn đáp án: C

Câu 13.

Phương pháp: sgk trang 94.

Cách giải:

Giữa lúc phong trào của quần chúng đang diễn ra quyết liệt, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam họp hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào tháng 10-1930. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Chọn đáp án: A

Câu 14.

Phương pháp: sgk trang 58, suy luận.

Cách giải:

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc:

Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

Mỹ:

Chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cách mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới. Lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và Đông Âu, sự thắng lợi của CHND Trung Quốc, CNXH đã trở thành hệ thống thế giới từ Động Âu sang Đông Á (sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai).

Chọn đáp án: A

Câu 15.

Phương pháp: sgk trang 78, suy luận.

Cách giải:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp chỉ chú trọng việc khai thác mỏ, trước hết là các mỏ than. Ngoài ra, các cơ sở khai thác thiếc, kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn, nhân công và đẩy mạnh tiến độ khai thác. Khai mỏ giúp cung cấp nguyên liệu cần thiết cho việc phát triển công nghiệp chính quốc chứ không phát triển tại thuộc địa. Mục đích của Pháp không muốn kinh tế Việt Nam phát triển, muốn kinh tế Đông Dương bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp và là thi trường độc chiếm của Pháp. Ngoài ra, thực dân Pháp không chú trọng phát triển công nghiệp nặng, vì nếu tập trung phát triển ngành này ở Việt Nam, kinh tế Việt Nam sẽ trở nên tư chủ và giảm dần sự phụ thuộc vào Pháp.

=> Pháp cần hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng ở Việt Nam để cột chặt nên kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế của Pháp, biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa do nền công nghiệp của các nước tư bản sản xuất.

Chọn đáp án: B

Cau 16.

Phương pháp: sgk trang 80, suy luận.

Cách giải:

Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp.

Các đáp án: A, B, D là hoạt động của giai cấp tiểu tư sản.

Chọn đáp án: C

Câu 17.

Phương pháp: sgk trang 80, suy luận.

Cách giải:

Ngày 19-6-1924, Pham Hồng Thái thực hiện việc mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méclanh ở Sa Diện (Quảng Châu). Việc không thành, Phạm Hồng Thái anh dũng hi sinh, song tiếng bom của người thanh niên yêu nước ấy đã nhóm tiếp ngọn lửa chiến đấu của nhân dân ta, nhất là trong giới thanh niên. Sự kiện đó như “chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”.

Chọn đáp án: D

Câu 18.

Phương pháp: sgk trang 85, 87, suy luận. 

Cách giải:

Trước sự ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt Cách mạng Đảng đã sớm gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một số còn lại đã tiến tới thành lập một chính đảng cách mạng theo tư tưởng Nguyễn Ái Quốc và học thuyết Mác Lê – nin. Đó chính là tổ chức Đông Dương Cộng sản liên đoàn (thành lập tháng 9-1929).

Chọn đáp án: C

Câu 19.

Phương pháp: so sánh, liên hệ.

Cách giải:

- Đáp án A, C: Nhật Bản liên minh chẽ với Mĩ được coi là chính sách xuyên suốt nhưng Tây Âu từ năm 1950 trở đi bên cạnh liên minh với Mĩ còn cố gắng đa phương hóa, đa dạng hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại. Trong đó, năm 1966, Pháp rút khỏi bộ chỉ huy NATO và yêu cầu rút tất cả các căn cứ quân sự và quân đội Mĩ ra khỏi nước Pháp. Từ năm 1973 trở đi, Pháp và Đức trở thành đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

- Đáp án B:

+ (Sgk trang 50): Các nước Tây Âu có mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước Châu Á, Châu Phi, Mĩ Latinh, …

+ (Sgk trang 57): Nhật Bản đặc biệt chú trọng phát triển mối quan hệ với các nước Đông Nam Á.

- Đáp án D: đây là chính sách đối ngoại chung của các nước Tây Âu và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Từ năm 1973 (sgk trang 56): Nhật Bản tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN sau đó mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước khác trên phạm vi toàn cầu.

+ Từ năm 1991: (sgk trang 50): các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ đối với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.

Chọn đáp án: D

Câu 20.

Phương pháp: sgk trang 29.

Cách giải:

Trong những năm 70 của thế kỉ XX, Xingapo chuyển mình mạnh nhất với tốc độ tăng trưởng 12% (1966 – 1973) và trở thành “con rồng” nổi trội nhất trong bốn “con rồng” kinh tế ở châu Á.

Chọn đáp án: A

Câu 21.

Phương pháp: sgk trang 29, suy luận.

Cách giải:

Sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại, bộ mặt kinh tế - xã hội của các nước sáng lập ASEAN có sự biến đổi to lớn. Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh, vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội được chú trọng.

Chọn đáp án: D

Câu 22.

Phương pháp: sgk trang 56.

Cách giải:

Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới với lượng dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức.

Chọn đáp án: B

Câu 23.

Phương pháp: sgk trang 80.

Cách giải:

Một số tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức như Chuông Rè, An Nam trẻ, Người nhà quê được viết bằng tiếng Pháp.

Chọn đáp án: A

Câu 24.

Phương pháp: sgk trang 71, suy luận.

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế mới được thiết lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.

Chọn đáp án: A

Câu 25.

Phương pháp: sgk trang 42.

Cách giải:

Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX có thêm Nhật Bản và Tây Âu.

Chọn đáp án: D

Câu 26.

Phương pháp: sgk trang 88, suy luận.

Cách giải:

Tính chất của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là cách mạng tư sản dân quyền, sau này được gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nghĩa là “phải giảnh cho được độc lập dân tộc, đánh đổ đế quốc xâm lược”. => Giải quyết mâu thuẫn dân tộc. Sau khi giành được độc lập dân tộc thì phải thực hiện ngay thổ địa cách mạng (nghĩa là cách mạng ruộng đất).

Còn để làm được cách mạng xã hội chủ nghĩa thì phải thực hiện cho được tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng.

=> Tính chất của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là cách mạng tư sản dân quyền.

Chọn đáp án: B

Câu 27.

Phương pháp: nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 có sư tồn tại song song hai khuynh hướng đấu tranh: tư sản và vô sản.

- Khuynh hướng tư sản: tiêu biểu là cuộc đấu tranh của tư sản dân tộc (sgk trang 80).

- Khuynh hướng vô sản: tiêu biểu là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân (sgk trang 80, 81)

Sai lầm và chú ý:

- Khuynh hướng vô sản hoàn toàn thắng thế khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (đầu năm 1930)

- Khuynh hướng tư sản thất bại khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại => Việt Nam Quốc dân đảng chấm dứt vai trò là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc.

Chọn đáp án: A

Câu 28.

Phương pháp: suy luận, nhận xét.

Cách giải:

2. Hội nghị Ianta (2 – 1945) thoả thuận quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Nam bán đảo Triều Tiên => Liên Xô chiếm đóng miền Bắc Triều Tiên.

3.Trải qua nửa thế kỉ, Liên hợp quốc đã trở thành liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới => Liên hợp quốc là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

4. Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc từ năm 2008 đến nay => Việt Nam là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008 – 2009.

Chọn đáp án: C

Câu 29.

Phương pháp: sắp xếp.

Cách giải:

2. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản (12-1920)

1. Cùng những người yêu nước thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921)

3. Dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản (1924).

4. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925)

Chọn đáp án: C (2,1,3,4).

Câu 30.

Phương pháp: sgk trang 59, suy luận.

Cách giải:

Thông qua “Kế hoạch Mácsan” (6-1947) với khoản viện trợ khoảng 17 tỉ USD đã giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Mặt khác, qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu (tăng cưởng ảnh hưởng đối với các nước này).

Chọn đáp án: B

Câu 31.

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Ba tổ chức cộng sản cùng chung lí tưởng cách mạng nhưng lại bị chia rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau trong quần chúng. Đó chính là mâu thuẫn trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và nội bộ Đảng Tân Việt.

=> Bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam là cần chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ, cần xây dựng sự thống nhất, đoàn kết Đảng cầm quyền thì mới có thể đưa ra được những chính sách thống nhất.

Chọn đáp án: B

Câu 32.

Phương pháp: sgk trang 6, suy luận.

Cách giải:

Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta. (sgk trang 71). Đặc trưng hai cực – hai phe là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX.

Chọn đáp án: A

Câu 33.

Phương pháp: sgk trang 76.

Cách giải:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), Pháp đầu từ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp, chủ yếu là cho các đồn điền cao su; diện tích trồng cao su được mở rộng, nhiều công ty cao su được thành lập.

Chọn đáp án: B

Câu 34.

Phương pháp: sgk trang 86, suy luận.

Cách giải:

Thời gian ra đời các tổ chức cộng sản:

Tháng 6-1929: Đông Dương Cộng sản Đảng.

Tháng 8-1929: An Nam Cộng sản Đảng.

Tháng 9-1929: Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Chọn đáp án: C

Sai lầm và chú ý:

Đảng Cộng sản Việt Nam không phải là tổ chức cộng sản.

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chỉ là một tổ chức lập ra để truyền bá lí luận giải phóng dân tộc, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đánh đổ đế quóc chủ nghĩa Pháp và tay sai tự cứu lấy mình.

Câu 35.

Phương pháp: sgk trang 86. 

Cách giải:

Cuối tháng 3 – 1929, một số hội viên tiến tiến của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Bắc Kì họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) đã lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên.

Chọn đáp án: C

Câu 36.

Phương pháp: sgk trang 85.

Cách giải:

Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành cách mạng bạo lực, chú trọng lấy lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp giác ngộ làm lực lượng chủ lực.

Chọn đáp án: B

Câu 37.

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” (nhà thơ Chế Lan Viên), đoạn thơ thể thiện niềm vui sướng của Bác khi đọc sơ thảo luận cương lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin (7/1920), tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản.

Chọn đáp án: B

Câu 38.

Phương pháp: sgk trang 95, suy luận.

Cách giải:

Luận cương chính trị (10/1930) chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa được ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất => Đưa ra nhiệm vụ cách mạng có hạn chế: xác định chống đế quốc trước, chống phong kiến sau.

Chọn đáp án: D

Câu 39.

Phương pháp: sgk trang 87.

Cách giải:

Ngày 17-6-1929., đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kì họp Đại hội tại nhà số 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội), quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng.

Chọn đáp án: A

Câu 40.

Phương pháp: sgk trang 77, suy luận.

Cách giải:

Các chính sách văn hóa – giáo dục của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai làm cho các yếu tố văn hóa truyển thống, văn hóa mới tiến bộ và văn hóa nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.

Chọn đáp án: C

Nguồn: Sưu tầm

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved