Đề bài
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Nêu kết luận về bản chất của dòng điện trong kim loại và chất điện phân.
b. Kim loại và chất điện phân, chất nào dẫn điện tốt hơn? Vì sao?
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Định nghĩa và viết công thức tính điện dung của tụ điện?
b. Có thể dùng tụ điện để làm nguồn điện được hay không? Vì sao?
c. Áp dụng: Trên tụ điện có ghi 20mF- 450V. Nếu nối hai bản tụ điện với hiệu điện thế 100V thì điện tích của tụ là bao nhiêu? Tính điện tích tối đa mà tụ điện tích được?
Câu 3: (5,0 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ.
Bộ nguồn gồm 3 nguồn điện giống nhau mắc nối tiếp,
Mạch ngoài có: R1= 3W, R2 = 4W, R3 = 2Wmỗi nguồn có ξ = 1,6V và r= 0,4W.
Ampe kế có điện trở không đáng kể, vôn kế có điện trở rất lớn
a. Tính suất điện động, điện trở trong của bộ nguồn và điện trở tương đương của mạch ngoài?
b. Tính số chỉ ampe kế, vôn kế?
c. Tính công suất của bộ nguồn, công suất tiêu thụ ở mạch ngoài, hiệu suất của bộ nguồn?
d. Nếu thay R1 bằng một chiếc đèn có ghi (6V - 12W). Hãy cho biết độ sáng của đèn? Tính điện năng tiêu thụ của đèn trong thời gian 2 phút?
Lời giải chi tiết
Câu 1 (2,0 điểm)
a.
- Nêu đúng bản chất dòng điện trong kim loại
- Nêu đúng bản chất dòng điện trong chất điện phân
b.
- Chất điện phân thường dẫn điện kém hơn kim loại.
- Tại vì:
+ Mật độ các electron trong chất điện phân nhỏ hơn mật độ các electron trong kim loại.
+ Khối lượng và kích thước của các ion trong chất điện phân lớn hơn các electron, nên tốc độ di chuyển có hướng của chúng nhỏ hơn của electron.
+ Môi trường dung dịch điện phân mất trật tự, nên cản trở mạnh chuyển động có hướng của các ion.
Câu 2 (3,0 điểm)
a.
- Định nghĩa được điện dung của tụ
- Viết đúng biểu thức và giải thích các đại lượng
b.
- Tụ điện không dùng làm nguồn điện
- Vì: Tụ điện phóng điện không ổn định và trong khoảng thời gian rất ngắn
c.
- Q = CU = 2.10-3 (C)
- Qmax = CUmax = 9.10-3 (C)
Câu 3 (5,0 điểm)
a.
ξb = 3ξ = 4,8(V)
rb = 3r = 1,2(Ω)
R23 = R2 + R3 = 6(Ω)
R1 = 3(Ω)
RN = 2(Ω)
b.
I = \(\dfrac{{{\xi _b}}}{{{R_N} + {r_b}}}\) = 1,5(A)
UN = IRN = 3(V)
c.
Png = ξbI = 7,2W
P = UNI = 4,5(V)
H = \(\dfrac{{{R_N}}}{{{R_N} + {r_b}}}\) = 62,5%
d.
Rđ = = 3(Ω) = R1
\( \Rightarrow \) UN = 3V
Uđ = UN = 3(V) < Uđm nên đèn sáng yếu
Iđ = =\(\dfrac{{U_{dm}^2}}{{{P_{dm}}}}\) = 1(A)
Ađèn = UđIđt = 360(J)
Chủ đề 3: Phối hợp kĩ thuật đánh cầu thấp tay
Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất
Chủ đề 4. Tổ chức cuộc sống gia đình và tài chính cá nhân
Chủ đề 6: Hợp chất carbonyl - Carboxylic acid
Review 1 (Units 1-3)
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11