Đề bài
Câu 1. Sau đại thắng mùa xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì?
A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.
B. Ổn định tình hình chính trị - xã hội.
C. Thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.
D. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.
Câu 2. Cho các sự kiện sau:
1. Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội khóa VI.
2. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.
3. Đại hội Đảng đề ra đường lối đổi mới.
Hãy sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.
A. 1,2,3 B. 3,1,2
C. 1,3,2 D. 2,1,3
Câu 3. Đến ngày 20-9-1977, nước ta trở thành hội viên thứ mấy của Liên Hiệp Quốc?
A. 110. B. 150.
C. 149. D. 160.
Câu 4. Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại
A. Kì họp thứ sáu Quốc hội khóa I.
B. Kì họp thứ nhất quốc hội khóa VI.
C. Kì họp thứ hai Quốc hội hóa VI.
D. Kì họp thứ nhất quốc hội khóa I.
Câu 5. Kết quả Cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 – 4 – 1976) và kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI có ý nghĩa gì?
A. Lần thứ 2 cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước.
B. Kết quả thắng lợi của 30 năm chiến tranh giữ nước (1945 - 1975).
C. Ta đã hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
D. Ta đã thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
Câu 6. Cho các sự kiện sau:
1. Khởi nghĩa từng phần ở Bắc Ái.
2. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam thành lập.
3. Nhân dân huyện Mỏ Cày nổi dậy mở đầu phong trào Đồng khởi ở Bến Tre.
4. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15.
Hãy sắp xếp các sự kiện đó theo thứ tự thời gian.
A. 1,2,3,4 B. 1,4,2,3
C. 4,1,3,2 D. 4,2,3,1
Câu 7. Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ đã sử dụng lực lượng nào là chủ yếu?
A. Lực lượng quân đội Sài Gòn.
B. Lực lượng quân viễn chinh Mĩ.
C. Lực lượng quân Mĩ và chư hầu.
D. Tất cả các lực lượng trên.
Câu 8. Đường lối đổi mới của Đảng được hiểu như thế nào là đúng?
A. Đổi mới là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
B. Đổi mới không phải thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
C. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
D. B và C đúng.
Câu 9. Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra.
A. Đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Đường lối phát triển kinh tế.
C. Đường lối đổi mới.
D. Đường lối thống nhất đất nước.
Câu 10. Mục tiêu chung của cách mạng hai miền sau Hiệp định Giơnevơ là gì?
A. Kháng chiến chống Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
C. Kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, xây dựng CNXH ở miền Bắc.
D. Kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, thực hiện cách mạng ruộng đất ở miền Bắc.
Câu 11. Âm mưu cơ bản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là
A. Dùng người Việt đánh người Việt.
B. Đưa quân đội viễn chinh và chư hầu sang xâm lược Việt Nam.
C. Tiến hành dồn dân, lập ấp chiến lược.
D. Tăng cường lực lượng quân Ngụy.
Câu 12. Ngày 24-3-1975, địa phương nào hoàn toàn giải phóng?
A. Huế. B. Tây Nguyên.
C. Đà Nẵng. D. Sài Gòn.
Câu 13. Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc khi thực hiện nhiệm vụ 5 năm lần thứ nhất là
A. Xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
B. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
C. Ra sức phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống nhân dân...
D. Ưu tiên phát triển nông nghiệp, tập trung phát triển công nghiệp.
Câu 14. Thắng lợi của chiến dịch nào có ý nghĩa chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược?
A. Chiến thắng Tết Mậu Thân năm 1968.
B. Chiến thắng 1972.
C. Chiến dịch Tây Nguyên.
D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
Câu 15. Chương trình được coi là “xương sống” của chiến tranh đặc biệt là:
A. Viện trợ cho quân đội Sài Gòn.
B. Đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự.
C. Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
D. Tiến hành dồn dân lập ấp “chiến lược”.
Câu 16. Tại sao trong thực hiện đường lối đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng đổi mới kinh tế?
A. Kinh tế là nền tảng, là cơ sở tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia.
B. Tạo ra khả năng phát triển đất nước.
C. Vật chất quyết định mọi vấn đề khác.
D. Tạo ra bước đi vững chắc cho đất nước.
Câu 17. Ý nghĩa quan trọng nhất của những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời kì đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là
A. đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội
B. nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
C. Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển.
D. củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ chủ nghĩa xã hội.
Câu 18. Chiến lược chiến tranh nào của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện qua hai đời tổng thống Mĩ?
A. Chiến tranh đơn phương.
B. Chiến tranh cục bộ.
C. Chiến tranh đặc biệt.
D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Câu 19. Nội dung cơ bản của kế hoạch Xtalây - Taylo là gì?
A. Bình định toàn miền Nam.
B. Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
C. Bình định miền Nam trong vòng 2 năm.
D. Bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng hai năm.
Câu 20. Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “Chiến tranh cục bộ” là:
A. Lực lượng quân ngụy.
B. Lực lượng quân viễn chinh Mĩ.
C. Lực lượng quân chư hầu.
D. Tất cả các lực lượng trên.
Câu 21. Cuộc hành quân mang tên “Ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ diễn ra ở đâu?
A. Núi Thành. B. Chu Lai.
C. Vạn Tường. D. Ba Gia.
Câu 22. Quân dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của đế quốc Mĩ trong bao nhiêu ngày đêm và từ ngày nào đến ngày nào?
A. 10 ngày đêm từ 15 đến hết 25 tháng 10 năm 1970.
B. 11 ngày đêm từ 15 đến hết 26 tháng 11 năm 1971.
C. 12 ngày đêm từ 17 đến hết 29 tháng 10 năm 1972.
D. 12 ngày đêm từ 18 đến hết 29 tháng 12 năm 1972.
Câu 23. Bước vào mùa khô thứ 2 (đông xuân 1966-1967), Mỹ đã tiến hành
A. 450 cuộc hành quân chiến lược.
B. 895 cuộc hành quân chiến lược.
C. 890 cuộc hành quân chiến lược.
D. 980 cuộc hành quân chiến lược.
Câu 24. Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng VI?
A. Đổi mới về kinh tế.
B. Đổi mới về chính trị.
C. Đổi mới về văn hóa.
D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.
Câu 25. Đại hội Đảng VI đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng CSVN là đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng trọng tâm là?
A. Đổi mới về chính trị.
B. Đổi mới về kinh tế và chính trị.
C. Đổi mới về kinh tế.
D. Đổi mới về văn hóa.
Câu 26. Mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1986-1990) là gì?
A. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. Ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
C. Thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
D. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng để đưa nước ta thành một nước công nghiệp.
Câu 27. Hội nghị hiệp thương chính trị giữa đoàn đại biểu miền Bắc và đoàn đại biểu miền Nam về việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã được họp ở đâu?
A. Hà Nội B. Sài Gòn.
C. Huế D. Đà Nẵng.
Câu 28. Từ giữa 1965, Mĩ đưa ồ ạt lực lượng viễn chinh Mĩ và quân đội chư hầu vào miền Nam Việt Nam để thực hiện chiến lược nào?
A. Chiến tranh đặc biệt.
B. Chiến tranh cục bộ.
C. Việt Nam hóa chiến tranh.
D. Đông Dương hóa chiến tranh.
Câu 29. Cho các sự kiện sau:
1. Chiến thắng Vạn Tường.
2. Cuộc tổng tiến công và nội dậy tết Mậu Thân.
3. Chiến thắng Ấp Bắc.
4. Chiến thắng Bình Giã.
Hãy sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.
A. 1,2,3,4 B. 4,3,2,1
C. 3,4,1,2 D. 2.1.3.4
Câu 30. Đến cuối năm 1967, cương lĩnh của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được bao nhiêu nước lên tiếng ủng hộ.
A. 41 nước B. 42 nước
C. 44 nước D. 45 nước.
Câu 31. Đòn mở màn cuộc tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 được thực hiện vào thời điểm
A. Đêm giao thừa.
B. Sáng mồng 1 Tết.
C. Đêm mồng 1 rạng sáng mồng 2.
D. Sáng mồng 2 Tết.
Câu 32. “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”. Đó là nhận định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng vào thời điểm nào?
A. Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên.
B. Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
C. Khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn.
D. Sau chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 33. Ngày 27/1/1973 Hiệp định nào được kí kết?
A. Hiệp định Sơ bộ.
B. Hiệp định Giơ ne vơ.
C. Hiệp định Viêng Chăn.
D. Hiệp định Pari.
Câu 34. Trong thời kì 1954 – 1975, thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ ?
A. Phong trào “Đồng Khởi” 1959-1960.
B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
C. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
D. Cuộc tổng tiến công chiến và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 35. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam 9-1960 xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
A. Quyết định nhất.
B. Quyết định trực tiếp.
C. Căn cứ địa cách mạng.
D. Hậu phương kháng chiến.
Câu 36. Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?
A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
B. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không năm” 1972.
C. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973.
D. Cuộc Tổng tiến công và nội dậy xuân 1975.
Câu 37. Thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
C. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không năm” 1972.
D. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long cuối năm 1974 đầu năm.
Câu 38. Ngày 6/6/1969 ở miền Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử nào?
A. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập.
B. Quân dân miền Nam mở cuộc tiến công vào Sài Gòn.
C. Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập.
D. Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thành lập.
Câu 39. Năm 1972 quân ta mở cuộc tiến công chiến lược với hướng tấn công chủ yếu là
A. Quảng Trị. B. Sài Gòn.
C. Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 40. Chiến thắng nào khẳng định quân dân miền Nam có thể đánh bại quân chủ lực Mĩ trong “chiến tranh cục bộ”?
A. Chiến thắng Núi Thành.
B. Chiến thắng mùa khô 1966-1967.
C. Chiến thắng mùa khô 1963-1966.
D. Chiến thắng Vạn Tường.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | C | 11 | A | 21 | C | 31 | A |
2 | A | 12 | B | 22 | D | 32 | B |
3 | C | 13 | C | 23 | B | 33 | D |
4 | B | 14 | C | 24 | D | 34 | B |
5 | C | 15 | D | 25 | A | 35 | A |
6 | C | 16 | A | 26 | C | 36 | C |
7 | A | 17 | A | 27 | B | 37 | B |
8 | D | 18 | C | 28 | B | 38 | C |
9 | C | 19 | B | 29 | C | 39 | A |
10 | B | 20 | B | 30 | A | 40 | D |
Câu 1.
Phương pháp: Nhận xét tình hình nước ta sau năm 1975, đánh giá.
Cách giải:
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Thực tế đó trái với nguyên vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc – Nam là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho cả nước. Hơn nữa, thống nhất đất nước về mặt nhà nước sẽ tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước toàn diện.
=> Thống nhất đất nước về mặt nhà nước là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau năm 1975.
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.
Cách giải:
1. Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội khóa VI (25-4-1976).
2. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (20-9-1977).
3. Đại hội Đảng đề ra đường lối đổi mới (12-1986).
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 203.
Cách giải:
Ngày 20-9-1977, nước ta trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
Chọn: C
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 202.
Cách giải:
Tại kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã quyết định lấy tên nước ta là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2-7-1976).
Chọn: B
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 202.
Cách giải:
Cuộc tổng tổng cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (25-4-1976) và kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã đánh dấu hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Chọn: C
Câu 6.
Phương pháp: sắp xếp.
Cách giải:
4. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1-1959).
1. Khởi nghĩa từng phần ở Bắc Ái (2-1959).
3. Nhân dân huyện Mỏ Cày nổi dậy mở đầu phong trào đồng khởi ở Bến Tre (17-1-1960).
2. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam thành lập (20-12-1960).
Chọn: C
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 168.
Cách giải:
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ.
Chọn: A
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 209.
Cách giải:
Quan điểm đổi mới của Đảng là: Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
Chọn: D
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 209.
Cách giải:
Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới đất nước.
Chọn: C
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 165.
Cách giải:
Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng (9-1960) đã đề ra đường lối chung của cách mạng hai miền là: hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
Chọn: B
Câu 11.
Phương pháp: sgk trang 169.
Cách giải:
Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “Dùng người Việt đánh người Việt”.
Chọn: A
Câu 12.
Phương pháp: sgk trang 194.
Cách giải:
Ngày 24-2-1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân được hoàn toàn giải phóng.
Chọn: B
Câu 13.
Phương pháp: sgk trang 166.
Cách giải:
Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc khi thực hiện nhiệm vụ 5 năm lần thứ nhất là: Ra sức phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội.
Chọn: C
Câu 14.
Phương pháp: sgk trang 194.
Cách giải:
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
Chọn: C
Câu 15.
Phương pháp: sgk trang 169
Cách giải:
“Ấp chiến lược” (sau gọi là “Ấp tân sinh”) được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Chọn: D
Câu 16.
Phương pháp: sgk trang 209, suy luận.
Cách giải:
Đối với mỗi quốc gia, kinh tế luôn có vai trò quan trọng, là nền tảng để phát triển thực lực, là cơ sở để tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Chính vì thế, nếu kinh tế khủng hoảng cũng sẽ dẫn đến sự không ổn định về chính trị - xã hội.
=> Trong đường lối đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng đổi mới về kinh tế.
Chọn: A
Câu 17.
Phương pháp: sgk trang 211, suy luận.
Cách giải:
Trước năm 1986, Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, chủ nghĩa xã hội đứng trước nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên với những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời kì đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội
Chọn: A
Câu 18.
Phương pháp: sgk trang 171, suy luận.
Cách giải:
“Chiến tranh đặc biệt” tiến hành 1961 - 1965, ban đầu là Kennơdi thực hiện, đến năm 1963 ông bị ám sát thì Giônxơn đã lên thay và tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Chọn: C
Câu 19.
Phương pháp: sgk trang 169.
Cách giải:
Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây - Taylo với nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
Chọn: B
Câu 20.
Phương pháp: sgk trang 173.
Cách giải:
Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), quân viễn chinh Mĩ đóng vai trò chủ chốt và không ngừng tăng lên về số lượng, trang thiết bị nhằm tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo quân chủ lực của ta.
Chọn: B
Câu 21.
Phương pháp: Phân tích, liên hệ.
Cách giải:
Trận Vạn Tường - nằm trong chiến dịch Operation Starlite (Cuộc hành quân Ánh sáng sao) là chiến dịch “tìm” và “diệt” của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam vào năm 1965. Cuộc hành quân Ánh sáng sao bắt đầu ngày 17 tháng 8 năm 1965 và kết thúc ngày 24 tháng 8 năm 1965 với trận đánh chính diễn ra ngày 18 tháng 8 tại làng Vạn Tường nên được gọi là trận Vạn Tường.
=> Cuộc hành quân “ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ diễn ra ở Vạn Tường.
Chọn: C
Câu 22.
Phương pháp: sgk trang 184.
Cách giải:
Quân dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của đế quốc Mĩ trong 12 ngày đêm từ tối 18 đến hết 29-12-1972.
Chọn: D
Câu 23.
Phương pháp: sgk trang 175.
Cách giải:
Bước vào mùa khô thứ hai (1966 - 1967), với lực lượng được tăng cường lên hơn 98 vạn quân, Mĩ mở 895 cuộc hành quân.
Chọn: B
Câu 24.
Phương pháp: sgk trang 209.
Cách giải:
Quan điểm đổi mới của Đảng tại Đại hội Đảng VI là: đổi mới toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chín trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa.
Chọn: D
Câu 25.
Phương pháp: sgk trang 209.
Cách giải:
Quan điểm đổi mới của Đại hội Đảng VI là: đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
Chọn: A
Câu 26.
Phương pháp: sgk trang 210.
Cách giải:
Trong 5 năm 1986 - 1990, đảng chủ trương cần thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Chọn: C
Câu 27.
Phương pháp: sgk trang 201.
Cách giải:
Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn.
Chọn: B
Câu 28.
Phương pháp: sgk trang 173.
Cách giải:
Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), Mĩ đưa ồ ạt quân viễn chinh Mĩ và quân đội chư hầu vào miền Nam Việt Nam để nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực, hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta.
Chọn: B
Câu 29.
Phương pháp: sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.
Cách giải:
3. Chiến thắng Ấp Bắc (2-1-1963)
4. Chiến thắng Bình Giã (2-12-1964)
1. Chiến thắng Vạn Tường (18-8-1965)
2. Cuộc tổng tiến công và nội dậy tết Mậu Thân (1968)
Chọn: C
Câu 30.
Phương pháp: sgk trang 175.
Cách giải:
Đến cuối năm 1967, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam có cơ quan thường trực ở hầu hết các nước Xã hội chủ nghĩa và một số nước khác. Cương lĩnh của Mặt trận được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực lên tiếng ủng hộ.
Chọn: A
Câu 31.
Phương pháp: sgk trang 176.
Cách giải:
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân được mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược của quân chủ lực vào hầu khắp các đô thị ở miền Nam trong đêm 30 rạng sáng ngày 31-1-1968.
Chọn: A
Câu 32.
Phương pháp: sgk trang 195.
Cách giải:
Sau chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhận định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”.
Chọn: B
Câu 33.
Phương pháp: sgk trang 187.
Cách giải:
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được chính thức kí vào ngày 27-1-1973 tại Pari.
Chọn: D
Câu 34.
Phương pháp: sgk trang 177.
Cách giải:
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
Chọn: B
Câu 35.
Phương pháp: sgk trang 165.
Cách giải:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam 9-1960 đã xác định: cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
Chọn: A
Câu 36.
Phương pháp: sgk trang 190.
Cách giải:
Với Hiệp định Pari (1973), ta đã “đánh cho Mĩ cút”.
Chọn: C
Câu 37.
Phương pháp: sgk trang 183.
Cách giải:
Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”).
Chọn: B
Câu 38.
Phương pháp: sgk trang 181.
Cách giải:
Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập.
Chọn: C
Câu 39.
Phương pháp: sgk trang 183.
Cách giải:
Ngày 30-3-1972 quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam.
Chọn: A
Câu 40.
Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
- Chiến thắng Vạn Tường là thắng lợi quân sự quan trọng, mở đầu cho cuộc đấu tranh chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
- Chiếnthắng Vạn Tường chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại quân Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968).
Chọn: D
Đề kiểm tra học kì 1
Đề kiểm tra 15 phút
Chương 3. Dòng điện xoay chiều
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 – Hóa học 12
Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng