Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1: Dầu mỏ, khí tự nhiên của khu vực Tây Nam Á tập trung nhiều nhất ở vùng:
A. Bán đảo Tiểu Á
B. Đồng bằng Lưỡng Hà
C. Vịnh Pec-xích
D. Sơn nguyên Iran
Câu 2: Sáu nước thành viên ban đầu của EU là:
A. Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua
B. Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua
C. Pháp, Bồ Đào Nha, Hi Lạp, Hà Lan, Luc-xăm-bua
D. Thụy Sĩ, Đức, Ý, Bỉ, Phần Lan, Thụy Điển, Anh.
Câu 3: Bốn công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
A. công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu.
B. công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin, công nghệ nano, công nghệ lọc hóa dầu.
C. công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ nano, công nghệ in.
D. công nghệ in, công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng.
Câu 4: Khí hậu của Trung Á khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới thì có thể phát triển loại cây trồng thích hợp nào?
A. Lúa gạo B. Lúa mì
C. Bông D. Cao lương.
Câu 5: Dân cư Hoa Kì đang có xu hướng di chuyển từ:
A. các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Tây.
B. các bang ven Thái Bình Dương đến các bang vùng Đông Bắc.
C. các bang vùng phía Tây sang các bang vùng phía Đông.
D. các bang vùng Đông Bắc sang các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương.
Câu 6: Vấn đề mang tính cấp bách nhất ở các nước đang phát triển hiện nay ?
A. Già hóa dân số.
B. Xung đột tôn giáo.
C. Ô nhiễm môi trường.
D. Bùng nổ dân số.
Câu 7: Cơ quan đầu não nào của EU giữ vai trò tham vấn, ban hành các quyết định và điều lệ?
A. Tòa án châu Âu.
B. Nghị viện châu Âu.
C. Cơ quan kiểm toán.
D. Hội đồng bộ trưởng EU.
Câu 8: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển?
A. Sự thống trị nhiều thế kỉ của chủ nghĩa thực dân.
B. Sự yếu kém trong quản lí đất nước.
C. Nghèo tài nguyên khoáng sản.
D. Xung đột sắc tộc.
Câu 9: Khó khăn lớn nhất mà các nước Mĩlatinh đang gặp phải là ?
A. Nợ nước ngoài nhiều .
B. Hoa Kì cắt giảm đầu tư vào Mĩ Latinh.
C. Thiếu lao động trình độ chuyên môn cao.
D. Tình hình chính trị không ổn định.
Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không thuộc toàn cầu hóa
A. Trị giá xuất khẩu tăng rất nhanh.
B. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
C. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng.
D. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
Câu 11: Khi hội nhập quốc tế và khu vực, Việt Nam tranh thủ được những nguồn lực bên ngoài nào sau đây?
A. Thị trường, nguồn lao động và các nguồn nội lực.
B. Vốn, nguồn lao động và đường lối, chính sách.
C. Công nghệ, thị trường và đường lối, chính sách.
D. Vốn, công nghệ, thị trường.
Câu 12: “Ước tính trong 5 đến 6 năm trở lại đây, ở Cà Mau mỗi năm nước biển lấn sâu vào trong đất liền 100m. Biển đã lấn vào sát cột mốc mũi Cà Mau” (Nguồn: VTV 24). Hãy cho biết, hiện tượng xảy ra ở Cà Mau trong đoạn trích trên là hệ quả của vấn đề nào sau đây?
A. Suy giảm đa dạng sinh học.
B. Ô nhiễm môi trường nước biển, đại dương.
C. Biến đổi khí hậu toàn cầu.
D. Suy giảm tầng ô dôn.
Câu 13: Ngành công nghiệp nào chiếm 84,2% giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kì năm 2004?
A. Công nghiệp chế biến.
B. Công nghiệp điện lực.
C. Công nghiệp khai khoáng.
D. Công nghiệp dệt- may.
Câu 14: Cảnh quan chính ở châu Phi là
A. Thảo nguyên và thảo nguyên rừng.
B. Hoang mạc, bán hoang mạc và xa-van.
C. Rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm.
D. Rừng nhiệt đới khô.
Câu 15: Sự phân chia thế giới thành các nhóm nước phát triển và đang phát triển nói lên tình trạng chủ yếu nào sau đây?
A. Sự khác nhau về chế độ chính trị giữa các nhóm nước.
B. Hậu quả kéo dài của chiến tranh lạnh.
C. Thế giới có nhiều quốc gia, dân tộc và tôn giáo.
D. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nhóm nước.
Câu 16: Ý nào sau đây không thuộc giải pháp cải cách kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia Mĩ Latinh?
A. Phát triển giáo dục.
B. Khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu.
C. Thực hiện công nghiệp hóa đất nước.
D. Quốc hữu một số ngành kinh tế.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
a) Trình bày nội dung bốn mặt tự do lưu thông trong thị trường chung châu Âu.
b) Phân tích các lợi ích của việc sử dụng đồng tiền chung Euro (ơ-rô) đối với việc phát triển EU.
Câu 2 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
Quy mô dân số Hoa Kì, giai đoạn 1900 – 2014
- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình phát triển của dân số Hoa Kì, giai đoạn 1900 - 2014.
- Nhận xét và giải thích nguyên nhân.
- Nêu ý nghĩa của sự gia tăng dân số Hoa Kì trong giai đoạn trên.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Tổng hợp kiến thức.
- Phân tích và vận dụng.
- Vẽ và nhận xét biểu đồ.
Lời giải chi tiết
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
C | A | A | C | D | A |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
B | C | D | A | D | C |
13 | 14 | 15 | 16 | ||
A | B | D | B |
II. Phần tự luận
Câu 1.
a) Trình bày nội dung bốn mặt tự do lưu thông trong thị trường chung châu Âu:
- Tự do di chuyển: Bao gồm tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc.
Ví dụ: Người Pháp có thể đi lại, làm việc tự do ở mọi nơi trên nước Ý như người Ý
- Tự do lưu thông dịch vụ: Tự do đối với các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, kiểm toán, ngân hàng, du lịch...
Ví dụ các công ti du lịch của Ý có thể đảm nhận hợp đồng du lịch bên trong nước Pháp mà không phải xin giấy phép của chính quyền Pháp
- Tự do lưu thông hàng hóa: Các sản phẩm sản xuất ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng
- Tự do lưu thông tiền vốn: Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán bị bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối.
Ví dụ: Một người Đức có thể dễ dàng mở tài khoản tại các ngân hàng các nước khác trong khối EU.
b) Các lợi ích của việc sử dụng đồng tiền chung Euro (ơ-rô) đối với việc phát triển EU.
- Nâng cao sức cạnh tranh của EU.
- Thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
- Tạo thuận lợi khi chuyển giao vốn trong EU.
- Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
Câu 2
a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình phát triển của dân số Hoa Kì, giai đoạn 1900 - 2014.
Dựa vào bảng số liệu Quy mô dân số Hoa Kì, giai đoạn 1900 – 2014 và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô (số lượng) dân số là biểu đồ cột
Biểu đồ tình hình phát triển của dân số Hoa Kì, giai đoạn 1900- 2014.
Đơn vị: triệu người
Chú ý: Biểu đồ phải có tên, đơn vị, số liệu các cột, khoảng cách năm hợp lí, chú giải
b. Nhận xét
- Dân số Hoa Kì có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 1900- 2014; tăng từ 76 triệu người năm 1900 lên 318,8 triệu người năm 2014; tăng 242,9 triệu người, tăng 4,2 lần
- Giải thích: Nguyên nhân khiến dân số Hoa Kì có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 1900- 2014 chủ yếu là do nhập cư, các luồng nhập cư từ châu Âu, Mĩ Latinh, Châu Á, Ca-na-đa và châu Phi vẫn không ngừng diễn ra; làm dân cư Hoa Kì có xu hướng tăng, nguồn lao động cũng liên tục được bổ sung
c. Ý nghĩa của sự gia tăng dân số Hoa Kì trong giai đoạn trên
- Dân cư Hoa Kì tăng liên tục, bổ sung nguồn lao động cho các ngành sản xuất phát triển
- Người nhập cư đã đem lại cho Hoa Kì nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động lớn mà ít phải mất chi phí đầu tư ban đầu
- Dân cư đông và tăng nhanh cũng làm mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, thúc đẩy sản xuất phát triển
Phần hai. Địa lí khu vực và quốc gia
Review Unit 6
Unit 6: Competitions - Những cuộc thi
Bài 10. Kĩ thuật sử dụng lựu đạn
Chương 5: Dẫn xuất halogen - Ancohol - Phenol
SGK Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Địa lí 11
SGK Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Cánh Diều
SGK Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 11
SBT Địa lí Lớp 11
Tập bản đồ Địa lí Lớp 11