Đề thi
Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc văn bản sau:
SỰ TÍCH CÂY NGÔ
Năm ấy, trời hạn hán. Cây cối chết khô vì thiếu nước, bản làng xơ xác vì đói khát. Nhiều người phải bỏ bản ra đi tìm nơi ở mới. Ở nhà nọ chỉ có hai mẹ con. Người mẹ ốm đau liên miên và cậu con trai lên 7 tuổi. Cậu bé tên là Aưm, có nước da đen nhẫy và mái tóc vàng hoe. Tuy còn nhỏ nhưng Aưm đã trở thành chỗ dựa của mẹ. Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ. Nhưng trời ngày càng hạn hán hơn. Có những lần cậu đi cả ngày mà vẫn không tìm được thứ gì để ăn. Một hôm, vừa đói vừa mệt cậu thiếp đi bên bờ suối. Trong mơ, cậu nhìn thấy một con chim cắp quả gì to bằng bắp tay, phía trên có chùm râu vàng như mái tóc của cậu. Con chim đặt quả lạ vào tay Aưm rồi vỗ cánh bay đi. Tỉnh dậy Aưm thấy quả lạ vẫn ở trên tay. Ngạc nhiên, Aưm lần bóc các lớp vỏ thì thấy phía trong hiện ra những hạt màu vàng nhạt, xếp thành hàng đều tăm tắp. Aưm tỉa một hạt bỏ vào miệng nhai thử thì thấy có vị ngọt, bùi. Mừng quá, Aưm cầm quả lạ chạy một mạch về nhà.
Mẹ của cậu vẫn nằm thiêm thiếp trên giường. Thương mẹ mấy ngày nay đã đói lả, Aưm vội tỉa những hạt lạ đó mang giã và nấu lên mời mẹ ăn. Người mẹ dần dần tỉnh lại, âu yếm nhìn đứa con hiếu thảo. Còn lại ít hạt, Aưm đem gieo vào mảnh đất trước sân nhà. Hằng ngày, cậu ra sức chăm bón cho cây lạ. Nhiều hôm phải đi cả ngày mới tìm được nước uống nhưng Aưm vẫn dành một gáo nước để tưới cho cây. Được chăm sóc tốt nên cây lớn rất nhanh, vươn những lá dài xanh mướt. Chẳng bao lâu, cây đã trổ hoa, kết quả.
Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ. Aưm hái những quả lạ có râu vàng hoe như mái tóc của cậu biếu bà con để làm hạt giống. Quý tấm lòng thơm thảo của Aưm, dân bản lấy tên câu bé đặt tên cho cây có quả lạ đó là cây Aưm, hay còn gọi là cây ngô. Nhờ có cây ngô mà từ đó, những người dân Pako không còn lo thiếu đói nữa.
(Truyện cổ tích Việt Nam - Nguồn truyencotich.vn)
Câu 1 (0.5 điểm): Truyện Sự tích cây ngô thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết
D. Thần thoại
Câu 2 (0.5 điểm): Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai
D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3 (0.5 điểm): Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4 (0.5 điểm): Theo em, cây ngô biểu tượng cho điều gì của dân làng Pako?
A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo
B. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương
C. Biểu tượng cho sự sống ấm no của dân làng
D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp
Câu 5 (0.5 điểm): Vì sao em bé lại đem giống ngô cho mọi người?
A. Vì em nghĩ mọi người đều thương yêu em
B. Vì em bé muốn mẹ được khỏe mạnh
C. Vì em thích loại giống lạ mới thấy lần đầu
D. Vì em có lòng tốt muốn chia sẻ cho dân làng
Câu 6 (0.5 điểm): Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích cây ngô?
A. Ca ngợi ý nghĩa của loài cây
B. Ca ngợi lòng hiếu thảo
C. Ca ngợi tình cảm gia đình
D. Ca ngợi tình mẫu tử
Câu 7 (0.5 điểm): Trong câu văn “Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ.”,từ lũ lượt là từ gì?
A. Từ láy
B. Từ nhiều nghĩa
C. Từ ghép
D. Từ đồng âm
Câu 8 (0.5 điểm): “Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ.” Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào?
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ mục đích
C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ và cộng đồng?
Câu 2 (5 điểm): Viết đoạn văn cảm nhận về em bé trong bài thơ “Mây và sóng”. Từ đó, nêu những suy nghĩ về trách nhiệm của người con với gia đình
Đáp án
Phần I:
Câu 1:
Truyện Sự tích cây ngô thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 2:
Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu chuyện, chú ý lời kể
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 3:
Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai? A. Đúng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 4:
Theo em, cây ngô biểu tượng cho điều gì của dân làng Pako? A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 5:
Vì sao em bé lại đem giống ngô cho mọi người? A. Vì em nghĩ mọi người đều thương yêu em |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 6:
Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích cây ngô? A. Ca ngợi ý nghĩa của loài cây |
Phương pháp giải:
Từ nội dung rút ra chủ đề
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 7:
Trong câu văn “Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ”, từ lũ lượt là từ gì? A. Từ láy |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 8:
“Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ.” Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào? A. Trạng ngữ chỉ thời gian |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về trạng ngữ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Phần II:
Câu 1:
Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ và cộng đồng? |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu chuyện, từ nội dung rút ra suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân
Lời giải chi tiết:
Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải chăm sóc, hiếu thảo với cha mẹ cũng như biết san sẻ, quan tâm với cộng đồng
Câu 2:
Viết đoạn văn cảm nhận về em bé trong bài thơ “Mây và sóng”. Từ đó, nêu những suy nghĩ về trách nhiệm của người con với gia đình |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
Từ câu chuyện kể trong tác phẩm Mây và sóng đã cho người đọc những cảm nhận thiêng liêng về tình mẫu tử và trách nhiệm của người con đối với gia đình. Giống như bao đứa trẻ khác, cậu bé cũng hồn nhiên và ham vui với những trò chơi mới lạ. Em muốn được là đám mây rong chơi trên bầu trời rộng lớn, hay là con sóng nhỏ lăn xa ra mãi đại dương. Đó là những ước mơ về chinh phục thiên nhiên rất hồn nhiên và đáng yêu của trẻ thơ. Thế nhưng, trong những ước mơ đó em luôn hình dung về mẹ, mẹ đợi em ở nhà và muốn em ở bên mẹ. Vì thế, em đã trả lời “làm sao có thể rời mẹ và đi được”. Câu trả lời của em cho thấy trách nhiệm và tình yêu thương của em đối với mẹ của mình. Mẹ đã sinh con trong bao khó nhọc, đau đớn để rồi nuôi nấng ta qua những tháng ngày vất vả, gian nan. Hạnh phúc của em đơn giản là được bên mẹ và cùng đùa vui trong những trò chơi em tạo ra chứ không phải mây xa biển rộng. Từ câu chuyện của cậu bé đã nhắc nhở chúng ta về vai trò và trách nhiệm của người con trong gia đình. Bạn đã từng thấy ánh mắt mẹ ngóng trông mỗi khi mình đi học về muộn hay giọt nước mắt giấu vội khi mình ngang bướng cãi lời? Hãy yêu thương cha mẹ, hãy làm mẹ vui từ những hành động nhỏ hay lời nói quan tâm những lúc mẹ buồn. Hãy trân trọng khi còn có mẹ ở bên để quan tâm chăm sóc. Tình cảm gia đình là một dòng suối ấm áp, hiền hòa nuôi dưỡng tâm hồn ta, giúp ta có thể đứng vững trên đường đời đầy chông gai. Thế nên, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy sống thật có trách nhiệm và dành tình yêu thương chân thành cho gia đình, đó là nghĩa vụ và cũng là tấm lòng hiếu thảo đền đáp công ơn sinh thành của mẹ cha.
Đề kiểm tra giữa học kì 2
Unit 12. Robots
CHỦ ĐỀ 11. TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
GIẢI TOÁN 6 MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC XUẤT TẬP 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Starter Unit
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6